Thời bết bát, đại gia hơn nhau tài khất nợ
Món nợ khổng lồ hàng ngàn tỷ, thậm chí chục ngàn tỷ nhưng trong khó khăn nhiều đại gia vẫn có những bước đi khôn khéo để thoát nợ nần, khởi đầu một giai đoạn tái cơ cấu làm năn mới.
Đủ cách xoay nợ
Đang nợ ngập đầu, dòng tiền eo hẹp nhưng Công ty Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) hôm 29/10 bất ngờ công bố thoát khỏi gánh nợ đến hạn cả nghìn tỷ đồng nhờ việc cơ cấu lại các khoản trái phiếu và các khoản tín dụng.
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Đình chỉ hoạt động công ty Hào Dương 10 lần gây ô… Sóc Trăng: Giá tôm tăng mạnh, nông dân thu lợi cao Ngân hàng Credit Suisse sẽ rơi vào tay người… Mỗi ngày họp Quốc hội chi phí 1 tỉ đồng
Đại gia đang bị khủng hoảng BĐS vùi dập cho biết khoản trái phiếu 350 tỷ đồng tại VIB đến hạn vào 2012 và 2013 được gia hạn đến 2014 và 2016. Các khoản nợ trái phiếu và tín dụng hàng trăm tỷ đồng tại: Tài chính Điện lực, Chứng khoán Bảo Việt, Ngân hàng BIDV… đều được gia hạn, giãn nợ từ 1 đến 5 năm. Tổng cộng NBB cơ cấu được 1.000 tỷ đồng tiền nợ và trái phiếu, chiếm khoảng 80% khoản vay của đơn vị này.
Cách đây vài tháng, trong bối cảnh tồn kho BĐS vẫn ngút trời, DN đang lún sâu vào một loạt các dự án BĐS với tổng đầu tư lên tới cả tỷ USD NBB đã phát hành gần 18 triệu cổ phần cho cổ đông thu về 180 tỷ đồng để trả nợ cũ. Ngoài ra, DN tìm được nguồn tiền trả nợ qua việc bán cổ phần ở công ty con Khoáng sản Quảng nơi mà NBB góp vốn gần 96 tỷ đồng, tương đương 90% cổ phần.
Chưa biết, thời gian tới, NBB sẽ giải quyết như nào với hàng loạt các dự án BĐS đang hoàn thành và các dự án đang trong giai đoạn đền bù, đầu tư xây dựng… trong bối cảnh thị trường còn khó khăn nhưng nhưng việc giải quyết được vấn đề nợ trong bối cảnh hiện tại đã là một thành công.
Trong tuần qua, nhiều cổ đông của Vinaconex (VCG) có lẽ cũng đã rất vui mừng khi ông lớn ngành xây dựng này thoái vốn thành công tại Xi măng Cẩm Phả. Vinaconex không công bố chi tiết về vụ việc và chỉ công bố bản hợp đồng tái cấu trúc với Viettel nhưng một số nguồn thông tin cho biết, VCG chuyển nhượng 70% (trong số gần 100%) vốn DN xi măng này cho Tập đoàn Viettel kém theo bán nợ.
Với kết quả này, nhiều NĐT đã nghĩ tới việc VCG sẽ thoát cảnh trả nợ thay cho Xi măng Cẩm Phả. Trước đó, kể từ khi đi vào hoạt động năm 2008, VCG đã phải trả nợ thay cho DN gần 2.400 tỷ đồng và điều này đã đẩy VCG vào tình cảnh khó khăn tài chính.
Trong khi đó, Xi măng Cẩm Phả đăng ký bán vốn ngoài ngành, thoái 5,5 triệu cổ phiếu (tương đương 50% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Vận tải Vinaconex – VCV) cũng là để nhẹ nợ nhằm tài cơ cấu.
Cái khó ló cái khôn
Video đang HOT
Hiện tượng DN ngập lụt trong nợ nần trở nên rất phổ biến trong vài năm gần đây khi mà nền kinh tế suy yếu, thị trường BĐS đóng băng không bán được hàng, ngân hàng siết chặt tín dụng, tăng cường thu nợ, giảm cho vay. Từ những DN nhỏ cho tới hàng loạt các DN lớn ở hầu hết các lĩnh vực rơi vào tình trạng khốn khó với khối nợ ngàn tỷ đè vai.
Khó khăn là vậy, nhưng không ít đại gia đã có những cách thoát hiểm khá ngoạn mục, ít nhất là tới thời điểm này.
Nỗ lực đàm phán với các ngân hàng, các trái chủ của Năm Bảy Bảy đã thành công cùng với việc bán bớt cổ phần sẽ giúp DN cò thếm tiền để sống chờ thời.
Với Vinaconex, hàng loạt vụ thoái vốn tại XMC, VCS, Park City… đã đem lại một sự cân bằng mới cho DN này. Quyết định tìm đến ông trùm tiền mặt Viettel để chuyển “cục nợ” Xi măng Cẩm Phả cũng là một lựa chọn hợp lý trong bối cảnh nhà nhà thiếu tiền như hiện nay
Trước đó, giới đầu tư đã chứng kiến hai cú chuyển hướng ngoạn mục của ông bầu Đoàn Nguyên Đức là: rút khỏi BĐS trong nước, chuyển sang tập trung vào cao su và dự án địa ốc ở một thị trường đầy tiềm năng Myanmar và bán hàng loạt các dự án thủy điện để thu hồi vốn đầu tư, giảm áp lực nợ hơn chục nghìn tỷ của DN của mình.
Hai lần tái cấu trúc mạnh mẽ của ông bầu đội bóng Hoàng Anh Gia Lai có lẽ là câu trả lời cho sự lo ngại của cổ đông HAG về khoản nợ hàng chục nghìn tỷ của DN. Quyết định rút sớm khỏi BĐS trong nước đã giúp HAG bán xỉ thành công rất nhiều sản phẩm BĐS, thu về một nguồn tiền không nhỏ cho hàng loạt các dự án khủng đang triển khai của tập đoàn. Quyết định bán thủy điện không mang về nhiều lợi nhuận nhưng cũng được sự ủng hộ của đa số các cổ đông.
Trước đó, cộng đồng các NĐT hẳn vẫn còn nhớ nỗ lực thoát nợ và cứu DN có thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thủy sản – Bianfishco của chồng đại gia Diệu Hiền. Mô hình tự thỏa thuận giữa cổ đông với các chủ nợ để tái cơ cấu mà không cần phải qua tòa án hoặc sự can dự của bên thứ ba là kinh nghiệm mà chồng bà Diệu Hiền muốn nhân rộng, áp dụng ở một số DN thủy sản khó khăn khác.
Gần đây, ông Đặng Thành Tâm – người giàu nhất TTCK năm 2007, chia sẻ, các DN của ông đã trả được phân nửa trong tổng nợ hàng nghìn tỷ. Các DN cũng như bản thân ông Tâm đã thoái vốn, bán rất nhiều thứ để làm được điều này. Phần còn lại cũng là nhờ ngân hàng hợp tác tạo điều kiện để trả nợ.
Có thể thấy, với mỗi người mỗi khác. Các DN cũng vậy, mỗi đơn vị có một cách xử lý nợ nần khác nhau. Khá nhiều cách thức để giải quyết tình trạng nợ, từ giãn, hoãn nợ… cho tới thoái vốn, bán tài sản. Tuy nhiên, điểm mấu chốt có lẽ ở chỗ DN phải làm ra tiền, có doanh thu và lợi nhuận để bù đắp các khoản lỗ, nợ trước đó. Việc rút vốn vòng quanh, chuyển nợ từ chỗ này sao chỗ khác nếu không làm thay đổi được bản chất của sự việc thì nợ vẫn neo ở đó.
Theo Huấn Tú
VEF
Đại gia bán cả "niềm tự hào" để trả nợ
Những khó khăn trong kinh doanh, thiếu hụt về dòng tiền, gánh nặng nợ nần đã khiến nhiều đại gia phải bán đi những dự án, những thương hiệu, DN "con cưng" của mình nhằm tái cấu trúc mà trước hết là cắt bớt nợ cho nhẹ thân.
Rất nhiều trong số đó là những thương hiệu, DN, dự án từng làm nên tên tuổi và là niềm tự hào của DN, doanh nhân.
Bán hết những gì có thể bán
CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (UDC) vừa có chủ trương chuyển nhượng toàn bộ dự án trọng điểm Chung cư Bàu Sen, tại thành phố Vũng Tàu. Trong trường hợp không chuyển nhượng được, UDC sẽ điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển từ nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh UDC tiếp tục gặp khá nhiều khó khăn. Trong quý II/2013, UDC lỗ 622 triệu đồng và nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên, từ mức 878 tỷ đồng cuối quý I lên 925 tỷ đồng vào cuối quý II, so với vốn chủ sở hữu 368 tỷ đồng của doanh nghiệp.
Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) đã quyết định bán các dự án thủy điện ở Việt Nam; rút chân khỏi BĐS trong nước; thu hẹp hoạt động khoảng sản và gỗ đá - hàng loạt những ngành từng là trọng tâm chiến lược phát triển của tập đoàn.
Splendora dự án tâm huyết, niềm tự hào của Vinaconex cũng được rao bán.
Nghị quyết HĐQT HAG hôm 19/8 cho thấy, dự kiến sau tái cấu trúc, số nợ của tập đoàn sẽ giảm mạnh. Cụ thể, việc tách các công ty con ngành BĐS giúp công ty giảm 1.882 tỷ đồng nợ vay; trong khi đó tách ngành gỗ ra khỏi tập đoàn sẽ giúp giảm nợ vay 374 tỷ đồng.
HAG cũng đã bán xong 6 dự án thủy điện tại Việt. Việc bán 4 dự án thủy điện đã vận hành (Bá Thước 2, Đắk Srông 2, Đắk Srông 2A và Đắk Srông 3B) và 2 dự án đang xây dựng (Bá Thước 1 và Đắk Srông 3A) đã giúp HAG giảm nợ vay 1.876 tỷ đồng và mang lại khoản doanh thu 2.099 tỷ đồng.
Trong tuần vừa qua, Bầu Thụy (ông Nguyễn Đức Thụy) đã chính thức rút khỏi bóng đá và vẫn đang trong kế hoạch bán toàn bộ cổ phần nắm giữ tại CTCK Xuân Thành. Bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển) cũng rút vào yên lặng tái cấu trúc ngân hàng SHB-Habubank, không còn mặn mà với chứng khoán.
Trước đó, nhiều doanh nhân có tiếng tăm như ông Đặng Văn Thành (và con trai) đã phải rút lui khỏi ngành nghề xây lên tên tuổi của họ là ngân hàng. Hai cha con doanh nhân này đã buộc phải bán gần 80 triệu cổ phiếu Sacombank để cấn trừ nợ 1.600 tỷ đồng. Giao dịch giải chấp nói trên đã chấm dứt tên tuổi của ông Đặng Văn Thành trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK và danh sách những ông trùm ngân hàng.
Gia đình và các công ty liên quan tới ông Đặng Thành Tâm cũng đã bán phần lớn cổ phần Navibank và WesternBank, đánh dấu sự rút lui của đại gia này khỏi lĩnh vực ngân hàng, bất chấp các giao dịch bán mang lại những khoản lỗ không nhỏ.
Trong gần 2 năm qua, Vinaconex (VCG) cũng đã tiến hành thoái vốn và lên kế hoạch thoái vốn ở một loạt các dự án BĐS trọng điểm của doanh nghiệp này như Splendora, ParkCity, xi măng Cẩm Phả... Dự kiến trong năm 2013, VCG sẽ thoái vốn thành công tại 10-15 doanh nghiệp nhằm tạo dòng tiền đủ lớn làm thay đổi bức tranh tài chính của công ty.
Trước đó, đại gia thủy sản Diệu Hiền cũng đã chấp nhận gán nợ toàn bộ cổ phần nắm giữ trong công ty con ruột Thủy sản Bình An (Bianfishco). Nhiều doanh nghiệp như Quốc Cường Gia Lai (QCG) và Đức Long Gia Lai (DLG) thoái vốn ở công ty con; Gemadept rút khỏi BĐS; Sudico, PET, KDH... thoái vốn ở nhiều dự án.
Thoát nợ để thoát chết?
Giải thích về quyết định tháo chạy khỏi BĐS trong nước, trong báo cáo hôm 19/8, HAG cho rằng, thị trường Việt Nam còn tiếp tục khó khăn trong một thời gian khá dài. Trong khi, HAGL lại có cơ hội khai thác thị trườngMyanmar vì tiềm năng tốt và lượng cung đang thiếu hụt lớn so với nhu cầu.
Tuy nhiên, trên thực tế, HAG không chỉ tính nước rút khỏi BĐS mà còn rút cả khỏi thủy điện, một ngành vốn được đánh giá có tiềm năng khá cao và rất nhiều doanh nghiệp gần đây đang lao vào lĩnh vực này. HAG thậm chí còn lên kế hoạch co gọn lại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khoáng sản và gỗ, đá.
HAG đang đầu tư rất mạnh cho nông nghiệp, trong đó có cao su, mía đường và BĐS ở nước ngoài. Số tiền đổ ra để trông và duy trì hàng vạn hecta cao su, mía ở cả Lào, Campuchia, Việt Nam và dự án BĐS khủng ở trung tâm Myanmar chắc chắn là rất lớn, trong khi nguồn thu của HAG lại đang rất hạn hẹp, chưa tới kỳ thu...
Tài sản của HAG có thể rất nhiều. Theo báo cáo cuối quý II/2013, tài sản lên tới gần 33.000 tỷ đồng, nhưng vấn đề nằm ở chỗ các tài sản này đều đang trong quá trình đầu tư. Doanh thu và lợi nhuận đang rất thấp (doanh thu quý I có 801 tỷ, quý II hơn 1.200 tỷ đồng), trong khi tổng nợ theo báo cáo tài chính quý II/2013 lên tới gần 19.400 tỷ đồng (so với vốn chủ sở hữu 12.660 tỷ đồng) và nợ vay là gần 14.600 tỷ đồng.
Giả sử kế hoạch tách công ty con BĐS và tách ngành gỗ, đá ra khỏi tập đoàn thành công, số nợ vay sẽ giảm xuống còn 12.339 tỷ đồng, vừa đủ thấp hơn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này.
Trong trường hợp Thủy sản Bình An, đại gia Diệu Hiền bán Bianfishco là điều khó tránh khỏi bởi những khoản nợ quá lớn, vượt qua khả năng chi trả và doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, bị người nông dân giăng biển đòi nợ tận nhà.
Những khoản nợ lớn cùng với một số vấn đề trong quá trình phát triển cũng là nguyên nhân buộc các đại gia như Đặng Thành Tâm, Đặng Văn Thành rút khỏi ngân hàng; QCG, UDC, DLG, VCG... rút gọn hoạt động trong lĩnh vực BĐS; nhiều CTCK rút môi giới, bỏ tự doanh, chấm dứt tư cách thành viên và giải thể.
Việc nhiều doanh nghiệp đang đầu hàng, thoái vốn toàn bộ, hoặc co gọn hoạt động tại các lĩnh vực thế mạnh của mình đang dấy lên sự lo lắng trong giới đầu tư. Tuy nhiên, với người trong cuộc, điều quan trọng nhất lúc này phải thoát được nợ để sống sót.
Theo Dantri
"Lạm phát" thủy điện, vì sao? Sau những trao đổi trên công luận cũng như ở nghị trường Quốc hội về hiện tượng "lạm phát" thủy điện, 424 dự án thủy điện bị loại bỏ khỏi quy hoạch, 136 dự án tạm dừng, 158 dự án tiếp tục được đánh giá rà soát và 172 vị trí tiềm năng không được xem xét đưa vào quy hoạch. Việc cắt...