Thổi bay cơn đau răng ê buốt
Nếu răng bạn thuộc loại nhạy cảm bẩm sinh, hay do ăn quá nhiều đồ lạnh, bạn nên áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng nhé.
1. Sử dụng loại kem đánh răng chuyên dụng
Trên thị trường có nhiều loại kem đánh răng chuyện dụng, dành riêng cho răng nhạy cảm và thường xuyên bị ê buốt. Bạn có thể thay đổi loại kem đang dùng bằng những loại kem đánh răng này, bởi trong nó có chứa thành phần làm giảm độ nhạy cảm đường truyền cảm giác từ bề mặt răng đến các dây thần kinh. Theo đó, bạn sẽ không còn cảm giác ê buốt, khó chịu.
2. Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm
Không giống như loại bàn chải răng cứng thông thường, bàn chải răng lông mềm vừa có tác dụng làm sạch răng hiệu quả lại không làm tổn thương đến men răng và nướu.
Ngoài ra, với lớp lông mềm mại, răng bạn cũng không còn cảm giác ê buốt mạnh đến mức sợ hãi mỗi lần đánh răng nữa.
3. Hạn chế thực phẩm chứa axit
Các loại trái cây có vị chua như chanh, quýt, cam…cũng như các đồ uống có ga đều chứa thành phần axit. Chất này không những gây mòn men răng mà còn tạo cảm giác đau buốt dữ dội hơn. Khi bị ê buốt răng, tốt nhất bạn nên tránh xa những thực phẩm này.
Video đang HOT
4. Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Không ít bạn ngại hoặc lười vệ sinh răng miệng vì sợ cảm giác ê buốt vì răng quá nhạy cảm. Điều này càng khiến tình trạng đau buốt răng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày là cách làm đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc phòng tránh tình trạng răng sâu, viêm nướu và bệnh nha chu. Những loại bệnh này cũng là một trong những tác nhân làm tăng cảm giác ê buốt của răng.
Theo ione
Cách vệ sinh răng miệng khi mang hàm giả
Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Có rất nhiều điều cần biết về chăm sóc hàm giả để bảo vệ hàm giả lâu hơn và không ảnh hưởng ngược lại đến răng miệng của bạn.
Hiện nay, số lượng người mang hàm giả không ít. Những lý do như chấn thương, tuổi tác... khiến hàm răng bị tổn hại toàn phần hoặc bán phần, khi ấy, hàm giả sẽ giúp bệnh nhân có được khả năng nhai thức ăn cũng như thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc đeo hàm giả có những quy tắc chăm sóc nhất định.
Hàm giả mang lại nụ cười và chức năng nhai cho bệnh nhân.
Bệnh nhân mang hàm giả phải đối mặt với những nguy cơ nào?
Mảnh vụn thức ăn cùng vi khuẩn sẽ gây nha chu, sâu răng cho các răng thật còn lại.
Chất màu có trong thực phẩm nhuộm lên hàm giả gây mất thẩm mỹ
Vi khuẩn, nấm mốc tích tụ bên dưới hàm giả gây viêm loét, nấm miệng.
Các bước chăm sóc răng miệng khi mang hàm giả tháo lắp?
Làm sạch hàm giả:
- Chải rửa ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm, xà bông và nước muối nhất là sau khi ăn. (không dùng kem đánh răng vì dễ bào mòn hàm giả)
- Một lần/ngày ngâm hàm trong nước giấm 50%, nước muối hoặc dùng gel Aloe Vera thoa lên hàm giả 1-2 lần/ngày để ngăn sự phát triển của vi nấm.
- Đối với bàn chải dùng cho vệ sinh hàm giả: một lần/tuần ngâm bàn chải trong dung dịch nước clorox với tỉ lệ 1:1
Chải sạch hàm giả thường xuyên và đúng cách.
Làm sạch nướu:
- Cùng với chải hàm, hãy chải nướu ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn. Nếu bạn còn vài răng tự nhiên, hãy nhớ chải những răng này bằng kem đánh răng.
- Không đeo hàm giả vào buổi tối. Massage nướu buổi tối để tuần hoàn vùng nướu tốt, tránh được tiêu xương, tiêu niêm mạc.
- Súc miệng với nước súc miệng (tháo hàm giả trước khi súc miệng).
Lưu ý:
- Nước sôi sẽ làm cong hàm. Các hóa chất ăn mòn hoặc tẩy rửa quá mạnh sẽ làm trầy mất màu hàm. Thao tác quá mạnh tay sẽ làm vỡ hàm giả.
- Có thể tháo hàm cả ngày nếu dặt trong nước giữ ẩm.
- Có thể sử dụng gel làm ẩm bôi lên nướu để giữ ẩm.
Hãy luôn giữ hàm răng giả sạch sẽ.
Không còn răng tự nhiên không có nghĩa là hết vệ sinh răng miệng, hãy thực hiện việc chăm sóc răng miệng đúng cách và thường xuyên.
Theo Zing
Cách chăm sóc trụ răng nhân tạo Implant (trụ răng nhân tạo) ngày nay được sử dụng nhiều với với các bệnh nhân bị mất răng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nếu không biết cách bảo quản đúng thì có thể dẫn đến hỏng sớm, cần phải thay thế do mô xương và niêm mạc xung quanh Implant đều có khả năng bị bệnh. Sơ đồ Implant: 1....