Thời báo nổi tiếng nước Anh đăng trải nghiệm xuyên Việt đầy ấn tượng
Mới đây, cây bút Anna Murphy của tạp chí Anh danh tiếng The Times đã đăng tải bài viết về những ấn tượng của cô trong hành trình trở lại Việt Nam sau đại dịch.
VietNamNet lược dịch lại nội dung bài viết “Return to Vietnam: from south to north on an immersive tour” (tạm dịch: Quay trở lại Việt Nam: từ Nam ra Bắc, một hành trình ấn tượng) của tác giả Anna Murphy.
Việc băng qua đường ở Sài Gòn thôi cũng đủ khiến tôi băn khoăn. Nhưng rồi tôi được một người dân địa phương hướng dẫn đi xe máy ga ở mảnh đất nhộn nhịp này. Anh ấy bảo tôi chỉ cần giữ đều tốc độ và luôn nhìn về phía trước. Tuy rất sợ nhưng cuối cùng tôi cũng làm được.
Thậm chí, giờ đây tôi còn chuẩn bị tham gia vào tour của Vespa Adventures, một công ty cung cấp các chuyến tham quan bằng xe tay ga tại các trung tâm nổi tiếng khắp Việt Nam, trên chiếc Vespa cổ của mình. Liệu may mắn của tôi có còn tiếp diễn?
Tác giả đã tham gia tour khám phá thành phố cùng Vespa Adventures. Ảnh: Ruthdelacruz
Chắc chắn là có căng thẳng, nhưng trong số rất nhiều chuyến thăm của tôi đến các thành phố khác của châu Á, thì đây là lần tôi cảm thấy được sự gần gũi và thân thiện nhất. Tôi đã khám phá thành phố này theo cách mà trước đây tôi chưa từng làm. Đó là vi vu trên một chiếc xe máy.
Tôi cảm thấy như mình là một phần của đoàn tham quan trong những chiếc áo màu cam nổi bật. Dừng trước đèn giao thông, chúng tôi có cơ hội đến gần hơn với cuộc sống của những người dân mồ hôi đổ đầm đìa, chân đi dép xỏ ngón và đôi khi phía sau đèo thêm hai, ba đứa trẻ hoặc hàng chục con gà. Trong khoảnh khắc, bạn thấy mình như đang sống cuộc sống của họ hơn là cảm giác của một vị khách du lịch phương xa. Họ cất tiếng chào và nhanh chóng biến mất chỉ trong tích tắc.
Sự gần gũi của người dân nơi đây còn có thể tìm thấy trong những con hẻm dài ngoằng phủ khắp thành phố. Dù chật chội nhưng nơi đây vẫn tràn đầy nhựa sống. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp cảnh người dân ngồi chật kín trên những chiếc ghế nhựa để ăn phở vào tất cả các buổi trong ngày. Dù hướng dẫn viên trong đoàn nói với chúng tôi rằng ngày nay hầu hết người Việt Nam không theo một tôn giáo nào. Nhưng tôi không nghĩ vậy mà cho rằng “phở” giống như một thứ tôn giáo phổ biến ở mảnh đất hình chữ S này.
Khung cảnh hoang sơ của các làng bản Sapa gây ấn tượng mạnh với du khách nước ngoài. Ảnh: The Times
Dù đang sống ở thế kỷ 21 nhưng một trong những điều thú vị khi tới Việt Nam là du khách sẽ có cơ hội được “du hành thời gian” để trở lại quá khứ. Đoàn chúng tôi tiếp tục đến thung lũng Sapa, gần biên giới phía Bắc với Trung Quốc. Sapa là nơi du khách có thể ghé thăm những làng bản trường tồn với thời gian giữa cánh đồng lúa bạt ngàn.
Ở đây, nhiều phụ nữ lớn tuổi mặc trang phục thêu và mũ truyền thống của dân tộc họ, có thể là màu đỏ cho người Dao đỏ bản địa hoặc màu chàm đặc trưng của người H’mong đen. Hướng dẫn viên của chúng tôi những ngày này là một người H’mong tên là So. So giải thích: “Tên dân tộc tôi bắt nguồn từ những vết chàm trên da. Ngày nay, chúng tôi chỉ mặc trang phục của họ vào những dịp đặc biệt trong năm mà thôi”.
Video đang HOT
Ninh Bình là điểm đến đẹp của Việt Nam nhưng chưa được nhiều du khách nước ngoài biết tới. Ảnh: The Times
Ghé thăm Ninh Bình, vùng đất được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn” của Việt Nam, chúng tôi có cơ hội được chèo thuyền trên sông Ngô Đồng và chứng kiến một trong những cảnh quan thiên nhiên ấn tượng bậc nhất. Dòng sông như điểm nhấn giữa những cánh đồng lúa xanh rực rỡ, xa xa là núi non trùng điệp tạo nên một bức tranh phong cảnh hữu tình.
Bốn chị em U60 lái xe xuyên Việt: Hành trình trong mơ và những con số 'khó tin'
Bốn người phụ nữ U60, U50 đã cùng nhau thực hiện chuyến đi xuyên Việt thử thách bản thân mình với những con số vô cùng ấn tượng.
Những con số ấn tượng
35 ngày, 31 tỉnh thành, tự lái xe 6750 km, tiêu thụ hơn 1200 lít xăng qua bốn lần tăng giá, hơn 150 bộ trang phục, áo dài, áo cờ đỏ sao vàng, check-in hơn 180 điểm.
Đó là những con số ấn tượng về chuyến đi xuyên Việt của nhóm bạn U60 ở Hà Nội. Bốn người phụ nữ, người lớn tuổi nhất sinh năm 1962 còn "em út" sinh năm 1971. Có những người là cô giáo - học trò, có người là bạn đồng niên, bạn cùng trường... Niềm đam mê du lịch đã trở thành sợi dây kết nối họ với nhau.
Xuyên Việt ở độ tuổi quá nửa đời người, bỏ ngoài tai những ngần ngại và lơi can ngăn của mọi người vì lo lắng đến an toàn, sức khỏe, bốn thành viên trong nhóm vẫn quyết tâm thực hiện chuyến đi đã được ấp ủ từ khi còn trẻ. Một chuyến đi của tự do, của niềm vui. Một chuyến đi thử thách chính bản thân mình.
'4 chị em trên một chiếc ô tô'
Khởi hành trên chiếc xe 7 chỗ tự lái từ Hà Nội, cả nhóm đi theo cung đường từ Hà Nội đến Cà Mau theo đường Hồ Chí Minh, rồi lại từ Cà Mau trở về Hà Nội theo cung đường biển và quốc lộ 1A. Lịch trình đi của từng ngày được lên cụ thể, cẩn thận như đi đến điểm nào và sẽ nghỉ chân tại điểm nào, được cân đối hợp lý giữa thời gian di chuyển, thời gian thăm quan check-in và nghỉ ngơi. Tuy nhiên cả nhóm cũng xác định trong quá trình đi sẽ phải rất linh hoạt, tùy cơ ứng biến khi có vấn đề phát sinh.
Chiếc xe 7 chỗ được chọn làm phương tiện di chuyển của nhóm
Trong nhóm có ba thành viên có thể lái xe, dự định ban đầu là cả ba sẽ thay nhau lái. Thế nhưng thực tế chị Quỳnh Loan (sinh năm 1971) - người đã có kinh nghiệm cầm lái hơn 120.000km, là người đã lái toàn bộ chuyến đi bởi chị yêu thích cảm giác được ngắm nhìn cảnh sắc bên ngoài hiện ra trước kính lái trên mỗi cung đường, thích được thử thách bản lĩnh trên những đoạn đường khó. Trước chuyến đi, chị Loan đã phải mang xe đi bảo dưỡng, "lê la" khắp các gara để hỏi han kinh nghiệm cũng như mua những dụng cụ cần thiết để có thể xử lý khi xe gặp sự cố.
Trong 35 ngày vi vu dọc đất nước, chị Quỳnh Loan cũng gặp khá nhiều những tình huống thử thách. Có những cung đường xấu khó đi, có những khi phái lái hàng trăm cây số mới tìm được chỗ đổ xăng, có khi phải băng qua những cơn mưa rừng Trường Sơn xối xả mịt mù, có lúc bị va quệt vỡ gương xe, phải di chuyển với chiếc gương được vá víu lại bằng băng dính... Rất may với sự hỗ trợ của các thành viên, chị Loan và cả nhóm đã cùng bình tĩnh xử lý, vượt qua thử thách.
Check-in hơn 180 điểm, thăm các khu di tích lịch sử và nghĩa trang liệt sỹ
Trong suốt chuyến đi, mỗi thành viên trong nhóm đều được phân công nhiệm vụ rất rõ ràng. Nếu chị Quỳnh Loan phụ trách lái xe, check đường thì chị Bùi Cẩm Giang (sinh năm 1971) là người lo các công tác hậu cần ăn nghỉ, chị My Dung (sinh năm 1964) là "giám đốc hình ảnh" chụp những bức ảnh check-in tuyệt đẹp cho mọi người, chị cả Tuyết Nga (sinh năm 1962) lại người chị lớn luôn điềm tĩnh, động viên và là "điểm tựa tinh thần" cho các thành viên.
Là người chịu trách nhiệm lo cho việc ăn nghỉ của cả đoàn, thông thường, vào buổi tối hôm trước, chị Cẩm Giang sẽ chủ trì việc lên danh sách những điểm đến của ngày hôm sau và thảo luận cùng cả nhóm. Chị tìm trước trên google map và các trang đặt phòng nơi sẽ nghỉ tối.
Do thuê phòng chủ yếu chỉ để tắm giặt và ngủ, nên nơi ngủ của nhóm cũng rất đa dạng, từ resort tới khách sạn, nhà nghỉ và cả homestay. Việc ăn uống cũng rất linh động, từ nhà hàng cho tới quán ven đường để có thể thưởng thức được những món ăn đặc sản của mỗi vùng miền. Nhóm cũng xác định, xuyên Việt là sẽ "sướng cùng sướng, khổ cùng khổ" nên không thành viên nào than thở khi lịch trình bị nhỡ, phải ăn nghỉ ở những nơi thiếu thốn điều kiện.
Cùng nhau check-in hơn 180 điểm, với hơn 140 bộ trang phục bao gồm cả áo dài, áo cờ đỏ sao vàng
Trong 35 ngày, cả nhóm đã check-in hơn 180 điểm gồm những khu du lịch nổi tiếng, bãi biển, các điểm cực... Điều đặc biệt là cả nhóm còn dành thời gian đi tới rất nhiều những khu di tích lịch sử và nghĩa trang liệt sỹ. Bởi các thành viên trong nhóm tâm niệm, ngày hôm nay có thể thực hiện chuyến đi xuyên dọc đất nước này, là nhờ ơn những người đã nằm xuống, những người đã đánh đổi cả tuổi xuân xanh để giữ lấy từng mái nhà, từng vùng đất cho thế hệ sau.
Check-in những điểm di tích lịch sử
Đi đâu không quan trọng, quan trọng là đi với ai
Trong chuyến đi, dù có những địa điểm nhiều thành viên đã đi tới 2,3 lần, nhưng khi đến lại mọi người vẫn cảm thấy hào hứng thích thú và check-in nhiệt tình. Không chỉ vì phong cảnh đẹp mà còn bởi "đi đâu không quan trọng, quan trọng là đi với ai". " Dù đã đi du lịch rất nhiều nhưng chúng mình vẫn luôn phải "trầm trồ" với vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước. Và lại càng tuyệt hơn khi được đi cùng những người bạn vô cùng thân thiết, "hợp cạ" như thế này. Suốt cả chuyến đi cả nhóm không hề có bất cứ cuộc tranh cãi, hiểu lầm nào, chỉ toàn là cười vui thôi.", chị Dung My hào hứng chia sẻ với VietNamNet.
Chuyến đi lúc nào cũng đầy ắp những nụ cười
Chinh phục Mũi Đôi cực Đông là kỷ niệm đáng nhớ nhất với cả nhóm. Chọn phương án dễ dàng hơn là thuê cano đi bằng đường biển thay vì trekking từ đầu đến cuối bằng đường bộ, nhưng cả nhóm vẫn phải vượt qua 2,5km đi bộ trên cát lún dưới nắng cháy, leo dây lên mỏm đá 6m.
Có những lúc mọi người đã muốn bỏ cuộc vì sợ sức khỏe không cho phép, nhưng rồi lại động viên nhau cố gắng thêm một chút nữa, đừng từ bỏ. Tới được Mũi Đôi, cả nhóm vỡ òa trong niềm tự hào vì bản thân đã vượt qua được một thử thách lớn.
Cả nhóm chinh phục Mũi Đôi sau chặng đường vất vả
Kết thúc chuyến xuyên Việt 35 ngày, những người phụ nữ chạm ngưỡng 50, 60 tuổi khi được hỏi đi một chuyến dài như vậy có mệt không? Tất cả đều lắc đầu cười. "Mỗi ngày thức dậy, bọn mình đều cảm thấy hào hứng, vui tươi và hạnh phúc. Mỗi ngày đều là một ngày vui, tràn đầy năng lượng và cảm hứng. Cuối mỗi ngày chúng mình đều nói với nhau: ngày hôm nay của chúng ta thật tuyệt vời. Và ngày mai sẽ còn là ngày tuyệt vời hơn thế.", cả nhóm chia sẻ.
Với cả bốn thành viên, đi xuyên Việt không phải là để lấy thành tích, không phải để chứng tỏ hay khoe bất cứ điều gì. Đơn giản với các chị, chuyến đi ấy là chuyến đi mơ ước, là giấc mơ mà bản thân từng không nghĩ mình có thể làm được. Điều giá trị nhất mà mỗi người nhận được sau chuyến đi, ngoài một trái tim đầy ắp niềm vui và kỷ niệm khó quên, thì còn là cảm giác mãn nguyện. Mãn nguyện vì đã dám đón nhận thử thách, mãn nguyện vì đã dám sống cho những điều mà mình từng ấp ủ, ước mơ.
Chuyến xuyên Việt hoàn thành tốt đẹp cũng là động lực để cả nhóm lên kế hoạch cùng nhau tiếp tục vi vu những vùng đất khác. Dự kiến đến cuối năm, nhóm sẽ thực hiện chuyến đi ba tuần khám phá các tỉnh miền núi phía Bắc.
Ảnh: NVCC
Đến Đà Nẵng trong một ngày lộng gió 1. Vậy là một lần nữa tôi đã quay trờ lại Đà Nẵng. Vừa xuống sân bay, tôi đã gọi ngay taxi để đi đến điểm hẹn trên đường Võ Nguyên Giáp. Xe đi bon bon cho đến khi anh tài xế hỏi có muốn mở hết cửa ra không. Gió ngọt và biển mặn... Mở cửa ra để đón gió trời Đà...