Thời báo Hoàn cầu lại giở thói ngang ngược
Vị trí tàu Bình Minh 02 bị phá cáp theo thông tin của Tập đoàn dầu khí VN (PVN) và phần cáp bị đứt (ảnh nhỏ) – Đồ họa: Hồng Sơn
Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày hôm 11.12, đã đăng tải bài bình luận ngang ngược vu cáo Việt Nam “ăn cắp” dầu khí của Trung Quốc đồng thời cổ vũ cho các hành động gây hấn và phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông.
Trong bài bình luận có tựa “Việt Nam xem nhẹ ý chí bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”, tờ báo thường xuyên thể hiện giọng điệu hiếu chiến nhắc lại vụ tàu cá Trung Quốc phá cáp tàu Bình Minh 02 và kêu gọi Trung Quốc tiếp tục sử dụng những hành động có “cường độ nhẹ” để quấy phá hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam ở biển Đông, đồng thời tung hỏa mù về cách phản ứng của Trung Quốc.
Ấn phẩm phụ của tờ Nhân dân Nhật báo bộc lộ rõ thái độ hung hăng qua đoạn: “Chúng tôi không biết liệu tàu Trung Quốc có cố ý cắt cáp thăm dò gắn phía sau tàu Việt Nam hay không. Nhưng ngay cả khi họ cố ý, thì người dân Trung Quốc vẫn ủng hộ cách hành xử này”.
Tờ báo này còn rêu rao rằng Việt Nam là nước bạo dạn nhất trong việc khai thác dầu ở biển Đông so với các nước khác và vu cáo Việt Nam “ăn cắp” dầu khí của Trung Quốc thông qua sự hợp tác với các công ty dầu khí từ “một nước thứ ba”.
Video đang HOT
Thời báo Hoàn cầu khẳng định Trung Quốc hiện cương quyết bảo vệ chủ quyền hơn bao giờ hết và dọa dẫm Việt Nam và Philippines đừng trông đợi Trung Quốc thoái lui dưới “cái gọi là áp lực quốc tế”.
Bài bình luận cũng mạo danh toàn thể nhân dân Trung Quốc với đoạn: “Họ phải hiểu dư luận quần chúng Trung Quốc là trên hết. Bảo vệ chủ quyền Trung Quốc là ý chí chung của 1,3 tỉ công dân Trung Quốc”.
Tàu Bình Minh 02 của Việt Nam vốn bị hai tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp vào hôm 30.11, khi đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam (tại tọa độ 17026,2′ vĩ tuyến Bắc, 1080 02′ kinh tuyến Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) khoảng 43 hải lý).
Vụ gây đứt cáp tàu Bình Minh 02, cũng như các động thái đưa ra “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, xuât bản bản đô cái gọi là “thành phố Tam Sa” của phía Trung Quốc đã bị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối vào hôm 4.12.2012.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10.2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình biển Đông thêm phức tạp”.
Ông Lương Thanh Nghị cho biết, ngày 3.12.2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm kiên quyết phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự.
Theo TNO
Trung Quốc xây dựng trái phép trạm giám sát khí quyển trên Hoàng Sa
Mạng Xinhua ngày hôm qua đưa tin Trung Quốc đã chính thức khởi công xây dựng cái gọi là "Trạm giám sát tổng hợp khí quyển quốc gia Tây Sa" trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tin cũng cho biết việc xây dựng "Trạm giám sát tổng hợp khí quyển quốc gia Tây Sa" nhằm mục đích triển khai công tác bảo vệ môi trường ở Biển Đông.
"Trạm giám sát tổng hợp khí quyển quốc gia Tây Sa đã được khởi công xây dựng nhằm tăng cường hợp tác giữa quân đội và địa phương bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và quyền lợi ở Biển Đông đồng thời cung cấp các dịch vụ công cộng về giám sát môi trường phục vụ công tác bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia", hãng Xinhua ghi rõ.
Tây Sa trên thực tế là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép.
Cũng theo Xinhua, việc xây dựng trạm giám sát khí quyển ở Hoàng Sa giúp hỗ trợ bảo vệ môi trường ở Biển Đông và cung cấp các dữ liệu thực tiễn cho Trạm khí quyển quốc gia. Trung Quốc đặt mục tiêu nâng Trạm khí quyển quốc gia phát triển thành Trạm giám sát tổng hợp đa chức năng, có năng lực giám sát tổng hợp về khí quyển, hải dương, sinh thái, cảm biến từ xa và nước trên bề mặt Trái Đất.
Việc khởi công xây dựng cái gọi là "Trạm giám sát khí quyển quốc gia Tây Sa" được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang ngang nhiên đẩy mạnh các hành vi sai trái nhằm độc chiếm Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế và các quy định liên quan trong khu vực. Trước đó, nước này đã cho in đường lưỡi bò ôm chọn Biển Đông trên mẫu hộ chiếu mới và phát hành "bản đồ hành chính Tam Sa" bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Nhiều nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế đã kịch liệt lên án các hành động đơn phương nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Dantri
Cảnh sát biển: "Vệ sĩ" của ngư dân Đại tá Nguyễn Quang Đạm, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết ngoài việc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trên biển, lực lượng này còn bảo đảm môi trường an toàn cho ngư dân. Thưa ông, Cục Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ chính là gì? Đại tá Nguyễn Quang Đạm: Bảo đảm an...