Thời báo Hoàn Cầu: Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ kích động TQ
Hệ thống phòng thủ tên lửa di động của Mỹ đang “kích động” Bắc Kinh hành động, tăng cường phát triển tên lửa mang tính tấn công.
Tên lửa tầm trung DF-21 của Trung Quốc, sử dụng nhiên liệu rắn, có tầm phóng trên 2000 km, có tính năng cơ động đường bộ.
Tờ tạp chí “Wired” vừa có bài viết cho rằng, Trung Quốc hiện có gần 200 đầu đạn hạt nhân và 2000 quả tên lửa hành trình và đạn đạo, nhưng cùng với sự phát triển của hệ thống phòng thủ tên lửa của quân Mỹ, khả năng răn đe/đe doạ của tên lửa Trung Quốc có thể bị suy yếu. Để đáp trả, Trung Quốc có thể sẽ lựa chọn phát triển hệ thống tên lửa nhiều hơn, mạnh hơn.
Bài báo cho rằng, từ lâu, Trung Quốc đã gửi gắm an toàn của hơn 1 tỷ người (dân số Trung Quốc) vào hệ thống tên lửa của nước này. Chính vì vậy, Mỹ có kế hoạch thúc đẩy triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa di động làm cho Bắc Kinh cảm thấy rất lo ngại.
Cấp cao quân sự Trung Quốc cho rằng, họ cần nâng cấp dự trữ nhiều loại tên lửa, nếu không sẽ có nguy cơ mất đi khả năng đề phòng Hải quân và Không quân Mỹ.
Ngày 18/7, Thiếu tướng Chu Thành Hổ, Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho biết, do hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ “có thể sẽ làm suy yếu khả năng đe doạ hạt nhân của Trung Quốc”, vì vậy, Quân đội Trung Quốc cần tiến hành hiện đại hoá đối với kho vũ khí hạt nhân.
Ông cho rằng, hệ thống đánh chặn của Mỹ đã “phá hoại sự ổn định chiến lược”. Điều này muốn chỉ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo dự định xây dựng của Mỹ, đến năm 2020 hệ thống này có triển vọng bảo vệ châu Âu tránh khỏi sự tấn công của tên lửa tầm ngắn, tầm trung và cuối cùng là tên lửa xuyên lục địa.
Điều đáng chú ý là, mặc dù hệ thống phòng thủ tên lửa này có ý bảo vệ châu Âu tránh bị Iran tấn công, nhưng hệ thống đánh chặn này vừa lấy đất liền vừa lấy tàu chiến làm nền tảng – điều này có nghĩa là hệ thống này có thể tiến hành di chuyển sau khi kết thúc nhiệm vụ.
Chẳng hạn, nếu CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa, Mỹ lập tức có thể điều tàu chiến bắn rơi những tên lửa này. Chu Thành Hổ cho rằng, tàu chiến cùng loại có thể sẽ được dùng để đối phó với Trung Quốc.
Tên lửa Standard Missile 3 ( SM-3) của Mỹ.
Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào tên lửa đã vượt qua sự tưởng tượng của dư luận. Mặc dù Trung Quốc đang thông qua tăng ngân sách quốc phòng, cải tạo một chiếc tàu sân bay cũ thời kỳ Liên Xô và chế tạo tàu ngầm hạt nhân và tàu khu trục kiểu mới, để hiện đại hoá quân đội của họ, nhưng thời gian tới an ninh của nước này sẽ tuỳ thuộc vào dự trữ tên lửa lượng lớn của họ.
Video đang HOT
Theo hãng Reuters, Mỹ cho rằng, Trung Quốc sở hữu 130-195 quả tên lửa hạt nhân. Ngoài ra, để lấp khoảng trống về sức mạnh quân sự thông thường của họ, Trung Quốc đã tăng dự trữ tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phi hạt nhân lên tới gần 2.000 quả.
Trung Quốc có thể sẽ phóng khoảng 1.000 quả tên lửa, làm vũ khí tấn công ban đầu, tấn công các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Nhưng, sự phụ thuộc quá mức vào tên lửa đã để lại cho Trung một điểm yếu rất rõ. Hơn nữa, điều này còn làm cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có cơ hội đưa vào sử dụng.
Hiện nay, bộ phận chính của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu và Trung Đông đều đang ở giai đoạn đầu triển khai. Trong đó gồm có một trạm radar ở Thổ Nhĩ Kỳ và tàu khu trục Monterey triển khai ở Địa Trung Hải (trang bị tên lửa đánh chặn SM-3).
Tên lửa phòng không SM-3 của Mỹ.
Hơn nữa, NATO còn có kế hoạch đến năm 2015 khởi động một trạm đánh chặn tên lửa ở Romania, đồng thời gấp rút đến năm 2018 triển khai nhiều hệ thống đánh chặn hơn ở Ba Lan. Điều càng làm cho Trung Quốc cảm thấy căng thẳng là, ở Alaska và California của Mỹ đều đã xây dựng trạm tên lửa SM-3.
Ngoài ra, những hoạt động của Lầu Năm Góc trên phương diện bắn rơi tên lửa đạn đạo cũng ngày càng tốt. Song, mọi người không thể bảo đảm hệ thống chưa được thử nghiệm này sẽ có vai trò trong chiến đấu.
Tuy nhiên, cuối tháng trước, Tướng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert nói với các phóng viên rằng, nếu xuất hiện bất cứ sự nghi ngờ nào có liên quan đến vai trò của Mỹ ở Thái Bình Dương trong mấy năm tới, Hải quân Mỹ sẽ làm nổi bật “khả năng không đối không, tấn công điện tử, tác chiến điện tử, chống tàu ngầm và đánh bại tên lửa đạn đạo chống hạm, tên lửa hành trình chống hạm”.
Điều này đã tạo ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với Trung Quốc. Để đáp trả việc Trung Quốc đầu tư phát triển nhiều tên lửa đạn đạo, Mỹ đã nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa của họ. Đối phó với vấn đề này, Trung Quốc lựa chọn sản xuất nhiều tên lửa hơn, hy vọng vượt qua được hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Trung Quốc không chỉ đang sản xuất nhiều tên lửa hơn, mà còn đang chế tạo tên lửa mạnh hơn, chẳng hạn DF-21D. Tên lửa này hứa hẹn có khả năng tiêu diệt tàu sân bay. Trong khi đây chính là kết quả của logic phụ thuộc vào tên lửa quá mức.
Điều đáng chú ý là, điều này đối với Mỹ cũng là một sự mỉa mai. Khái niệm mới sử dụng của Hải quân và Không quân nước này có thể ngăn chặn bất cứ tàu thuyền, tàu ngầm, máy bay phản lực và máy bay ném bom nào của đối thủ đến gần duyên hải và không phận của Mỹ. Trong khi đó, để làm được điều này, hầu hết các đối thủ của Mỹ đều sẽ lựa chọn sử dụng tên lửa trước tiên.
Nếu Trung Quốc coi hành động cải thiện hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là một sự kích động và cho rằng cần tiến hành vòng phát triển mới đối với tên lửa của họ, điều này chắc chắn sẽ làm cho công việc của Hải quân và Không quân Mỹ càng trở nên phức tạp hơn. Hơn nữa, điều này có lẽ không chỉ có Trung Quốc là nghĩ như vậy.
Tên lửa phòng không SM-3 phóng từ tàu Aegis của Mỹ.
Một lữ đoàn tên lửa của Pháo binh 2, Quân đội Trung Quốc cơ động trên cao nguyên.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3, Quân đội Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo DF-31A Trung Quốc.
Tên lửa hạt nhân DF-31A của Quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc tăng cường khả năng chống tàu sân bay.
Báo Hàn Quốc miêu tả Trung Quốc tấn công tàu sân bay Mỹ.
Tên lửa đạn đạo DF-21 phiên bản cải tiến của Trung Quốc.
Tên lửa DF-21 trên quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc.
Theo GDVN
Israel triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa gần Ai Cập
Quân đội Israel ngày 12/7 tuyên bố, nước này đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) sát thành phố cảng Eilat ở Biển Đỏ, gần biên giới Ai Cập.
Theo thông báo, một khẩu đội pháo của hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt đã được triển khai gần thành phố Eilat, một phần trong chương trình triển khai hoạt động thông thường. Theo chương trình này, các khẩu đội pháo được luân chuyển định kỳ đến các địa điểm khác nhau trên cả nước.
Một tên lửa của israel được phóng từ hệ thống tên lửa "Iron Dome" (Vòm sắt).
Đây là lần đầu tiên hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt được triển khai gần khu nghỉ mát ở phía nam của Israel. Việc triển khai diễn ra giữa bối cảnh căng thẳng leo thang tại khu vực. Hôm 17/6, 2 quả tên lửa từ bán đảo Sinai của Ai Cập bắn sang đã phát nổ ở miền nam của Israel.
Hệ thống Vòm Sắt do Israel chế tạo, có thể đánh chặn được các tên lửa trong phạm vi từ 4km - 70 km cũng như đạn pháo trên không trung./.
Theo VOV
Tên lửa phòng thủ của Mỹ ở châu Á có thể đánh chặn tên lửa DF-31A TQ Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á thực chất là nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa của Trung Quốc. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lực Pháo binh 2 Trung Quốc. Tuần san "Kanwa Defense Review" Canada số tháng 7 cho rằng, Mỹ triển khai hệ thống phòng...