Thời báo Hoàn cầu bị tố “mua bán lòng yêu nước”
Tờ Thời báo Hoàn cầu bị phê phán thổi bùng chủ nghĩa dân tộc
Theo mạng tin Sankei (Nhật Bản) ngày 6/9, tờ Thanh niên Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, hôm 5/9 đã đăng bài bình luận có tựa đề “Truyền thông đừng đem lòng yêu nước ra để mua bán,” trong đó phê phán một bộ phận truyền thông nước này thổi bùng chủ nghĩa dân tộc.
Động thái trên của tờ Thanh niên Trung Quốc là để phản bác những bình luận của Thời báo hoàn cầu về quan vệ Mỹ-Trung.
Việc một tờ báo Trung Quốc chỉ ra vấn đề trong cách đưa tin của một cơ quan truyền thông khác là việc hiếm có ở nước này, cho thấy Bắc Kinh đang lo ngại trước những thái độ cứng rắn đối với Mỹ và Nhật Bản gắn liền với những bất ổn trong xã hội.
Bình luận về bài đăng trên tờ “Thời báo Hoàn cầu” hôm 4/9 với tựa đề “Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là người khoét sâu mối hoài nghi Mỹ-Trung,” tờ Thanh niên Trung Quốc đưa ra lập luận: “Nói rằng người Trung Quốc không thích bà ấy (Hillary) cũng được nhưng liệu có nên vội vã kết luận lãnh đạo Mỹ-Trung không tin tưởng nhau hay không?”.
Video đang HOT
Liên quan đến việc Chính phủ Nhật Bản đạt được đồng thuận với chủ sở hữu người Nhật mua lại các đảo thuộc quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), mạng xã hội Weibo của Trung Quốc ngày 5/9 lên tiếng phản đối và yêu cầu Bắc Kinh “tuyên chiến với Nhật Bản.”
Một số cư dân mạng còn đề xuất “biến Điếu Ngư (Senkaku) thành mục tiêu cho tập trận bắn đạt thật” trong khi có ý kiến khác lại cho rằng “sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, bộ máy lãnh đạo Tập Cận Bình cần đáp trả cứng rắn đối với Nhật Bản”.
Theo Dantri
Hàn Quốc không chịu, Nhật Bản vẫn đưa tranh chấp đảo ra tòa
Trước thái độ cứng rắn của Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn nỗ lực đưa vụ tranh chấp này ra tòa án quốc tế theo tinh thần thỏa thuận chung bình thường hoá quan hệ Nhật - Hàn vào năm 1965. Thỏa thuận này nói rằng hai nước nên giải quyết tranh chấp thông qua tòa án nếu các kênh ngoại giao thất bại.
Ngày 21/8 Seoul đã bác bỏ đề xuất chính thức của Tokyo việc đưa tranh chấp chủ quyền đảo Dokdo/Takeshima trên biển Nhật Bản ra tòa án quốc tế.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-hwan cho rằng không có tranh chấp lãnh thổ vì Dokdo đã thuộc chủ quyền của nước này.
Ohtsuki Kotaro, một cố vấn tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul, đã giao cho Bộ Ngoại giao Hàn Quốc một tài liệu ngoại giao chi tiết để đề nghị đưa trường hợp Dokdo/Takeshima ra Tòa án Công lý Quốc tế. Nội các Nhật Bản đã thông qua quyết định tại một cuộc họp trước đó trong ngày. Song Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã gạt đề nghị này sang một bên."Nhật Bản nói về việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế nhưng quan điểm của chúng ta là không có tranh chấp lãnh thổ vì Dokdo đã thuộc chủ quyền của Hàn Quốc" - Ngoại trưởng Kim Sung-hwan phát biểu trước các Nghị sĩ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young nhắc lại rằng nhóm đảo là lãnh thổ của nước này theo lịch sử, địa lý và quy định của pháp luật quốc tế. "Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Nhật Bản rút lại tuyên bố không có căn cứ đó"- ông phát biểu tại một cuộc họp báo.
Đại sứ Masatoshi Muto đã trở lại Hàn Quốc sau một tuần bị triệu hồi về nước.
Trước thái độ cứng rắn của Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn nỗ lực đưa vụ tranh chấp này ra tòa án quốc tế theo tinh thần thỏa thuận chung bình thường hoá quan hệ Nhật - Hàn vào năm 1965. Thỏa thuận này nói rằng hai nước nên giải quyết tranh chấp thông qua tòa án nếu các kênh ngoại giao thất bại.Trong một diễn biến khác, Nhật Bản đã đưa Đại sứ trở lại Hàn Quốc sau hơn một tuần triệu hồi tạm thời để phản đối chuyến thăm đảo Dokdo/Takeshima của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak.
Tokyo ngày 22/8 cũng cho hay vẫn đang xem xét về việc Thủ tướng Yoshihiko Noda sẽ hội kiến với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bên lề của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ được tổ chức trong thời gian sắp tới.
Thủ tướng Nhật Bản thông thường sẽ có các cuộc hội kiến trực tiếp với các đối tác chủ chốt trong khu vực tại hội nghị APEC được tổ chức tại Vladivostok, Nga vào tháng tới.
Theo GDVN
Xung đột Syria đã lan sang nước láng giềng Cuộc đụng độ giữa người Hồi giáo Sunni và Alawites xảy ra ở Lebanon đã bị kích động bởi căng thẳng từ cuộc chiến tranh ở Syria và tiếp tục kéo dài sang đêm thứ hai, khiến 7 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Theo các nguồn tin an ninh và y tế, 7 người đã thiệt mạng ở thành...