Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất khó chữa với mọi người, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Với những hiểu biết về bệnh bạn có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Triệu chứng cơ bản sau:
Cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu, bồn chồn chân tay.
Cơn đau thắt lưng hoặc cổ âm ỉ, kéo dài với tần suất tăng dần.
Cơn đau dữ dội, buốt nhói hơn khi làm việc, cúi người, bê vác đồ, với tay lên cao hoặc cười, ho, hắt hơi lớn… giảm đi khi nghỉ ngơi.
Đau lan xuống cánh tay, vai (thoát vị đĩa đệm cổ) hoặc lan xuống bắt đùi, chân (thoát vị đĩa đệm lưng).
Video đang HOT
Vận động hạn chế, cơ yếu đi, lực yếu trong mọi hoạt động.
Vậy bệnh có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm chẳng phải căn bệnh nguy hiểm đến mức cướp đi tính mạng của con người, cũng chẳng được liệt vào danh sách báo động như AIDS, ung thư. Thế nhưng chỉ những người đã và đang sống chung với nó mới thấm được hết sự khốn khổ mà thoát vị đĩa đệm mang lại. Không ồn ào, không dữ dội, bệnh khiến cuộc sống con người đảo lộn, từ khỏe mạnh đến hạn chế vận động, từ vui vẻ đến cau có… Thậm chí những hoạt động đơn giản nhất như cử động chân tay, cần nắm vật… cũng trở nên vô cùng khó khăn.
Có những bệnh nhân do điều trị sai cách hoặc không kịp thời, đĩa đệm chèn vào dây thần kinh lâu ngày dẫn tới teo chân, đi lại sinh hoạt khó khăn thậm chí mất khả năng lao động. Nguy hiểm hơn, khi đĩa đệm chèn vào tủy cổ sống, bệnh nhân sẽ bị đại tiểu tiện không kiểm soát, thậm chí tàn phế suốt đời. Sống một cuộc sống toàn đau đớn và vô dụng như vậy còn đáng sợ hơn cả cái chết.
Theo www.phunutoday.vn
Tê tay cũng là dấu hiệu của một căn bệnh hiểm nghèo: 6 loại bệnh dẫn đến triệu chứng tê tay, không bao giờ được xem thường!
Trong cuộc sống thường ngày nếu như xuất hiện triệu chứng tê tay thì có khả năng đây là dấu hiệu báo trước của một số loại bệnh, ví dụ như: tắc mạch máu hoặc là thoát vị đĩa đệm thắt lưng, trúng gió,...
Dưới đây là một số loại bệnh có liên quan đến tê tay và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
1. Mạch máu không thông
Có rất nhiều người duy trì cơ thể ở một tư thế cố định trong một khoảng thời gian dài, ép lên các mạch máu trong cơ thể khiến cho việc tuần hoàn máu gặp trở ngại, từ đó gây nên hiện tượng tê tay. Chứng bệnh này thực chất không hề nghiêm trọng, bạn chỉ cần tiến hành vận động một cách nhanh chóng là có thể làm thuyên giảm triệu chứng này do đó mọi người không cần phải lo lắng.
2. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Theo sự tăng lên của tuổi tác, chức năng của một số cơ quan trong cơ thể sẽ bị thoái hóa. Nếu như cột sống cũng rơi vào tình trạng này thì sẽ khiến cơ thể xuất hiện các hiện tượng như đột nhiên tăng sản các khớp hoặc là béo phì. Một khi những sự tăng sản này gây sức ép lên các gốc thần kinh ở cổ, dấu hiệu đau cột sống sẽ ngày càng rõ rệt hơn, đồng thời có thể kèm theo hiện tượng tê ngón tay, đau sưng phần thắt lưng, hai tay đau châm chích,...
3. Trúng gió
Những người bị trúng gió thường xuất hiện các triệu chứng tê tay, run tay, đặc biệt là khi phát tác thì loại triệu chứng này càng rõ rệt hơn.
Ngoài ra, những người bị trúng gió sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, chân tay tê mỏi. Nghiêm trọng hơn, nếu như trúng gió đi kèm theo các thay đổi thất thường của lượng đường trong máu hoặc là huyết áp thì cần phải ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra để nắm được tình trạng sức khỏe của mình.
4. Tắc mạch máu
Nếu như cơ thể bạn xuất hiện tình trạng tắc mạch máu thì sẽ dễ dẫn đến sự tuần hoàn của hệ thống máu trở nên bất thường, khiến cho phần tay của bạn không được cung cấp đủ máu, gây nên chứng tê tay. Đặc biệt là vào mùa đông lạnh giá, tốc dộ di chuyển của máu càng chậm hơn nên triệu chứng tê tay sẽ càng rõ rệt hơn.
5. Hội chứng mãn kinh
Khi nữ giới bước vào giai đoạn mãn kinh thì thường sẽ xuất hiện triệu chứng tê tay. Nguyên nhân chủ yếu là do tuổi càng cao thì các chức năng trong cơ thể cũng theo đó mà thoái hóa, có những bộ phận xuất hiện tình trạng vận động bất tiện càng rõ rệt hơn. Đối mặt với chứng bệnh này, bạn có thể đến bệnh viện để tiến hành các kiểm tra về xương, từ đó nhận biết được xương của bạn có hiện tượng xốp không.
6. Tê tay có thể là tín hiệu thông báo bạn đã bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Những người bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường sẽ xuất hiện các biểu hiện như mất sức ở tay, chân tay tê mỏi, đau xương, chóng mặt buồn nôn,...Có những lúc sẽ có hiện tượng thị giác mơ hồ, cử động gặp trở ngại,...
Khi đối mặt với các triệu chứng trên, các bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra xem đốt sống cổ của mình có dấu hiệu bất thường không, sau đó mới sử dụng đến các biện pháp chữa trị hợp lý. Thông thường, bạn có thể thông qua các loại thuốc đông, tây y kết hợp, thúc đẩy việc nạp máu của các gốc thần kinh và các tổ chức xung quanh , làm giảm cơn đau cột sống.
Trên đây các loại bệnh có liên quan đến chứng tê tay, hi vọng trong cuộc sống hàng ngày mọi người chú ý hơn về các dấu hiệu trên. Một khi phát hiện tay mình bị tê thì có thể ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra, xem là mình mắc loại bệnh nào trong các loại bệnh trên, sau đó mới tiến hành điều trị.
Theo phunugiadinh/vivovn
Yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh chứng đau nhức toàn thân Đau nhức toàn thân là hiện tượng hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua, nó được thấy ở nhiều độ tuổi và nhiều đối tượng khác nhau, nhưng thường gặp nhất ở nữ giới ngoài 35 tuổi. Cảm giác toàn thân ê ẩm, mệt mỏi khiến bạn chỉ muốn nghỉ ngơi chứ không còn tâm trí muốn làm gì...