Thoát vị đĩa đệm: Khi nào cần phẫu thuật?
Hầu hết những người bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải mổ. Ngoài uống thuốc, bệnh nhân có thể được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau để giảm đau. Cần phải chú ý các biểu hiện của bệnh để thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nặng nề, dẫn tới phải phẫu thuật.
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa)
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi vòng xơ bao ngoài của đĩa đệm (nằm giữa các đốt xương sống) bị rách, khiến nhân nhầy thoát ra ngoài. Đĩa đệm bị thoát vị có thể chèn ép lên các dây thần kinh gần đó, gây tê bì, đau đớn hoặc yếu tay/chân.
Hầu hết tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng lưng dưới, nhưng cũng có trường hợp xảy ra ở vùng cổ. Các triệu chứng thường gặp nhất gồm:
Đau tay hoặc chân: Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng thường gây cảm giác đau dữ dội ở mông, bắp đùi, bắp chân, có thể lan tới một phần bàn chân. Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ sẽ gây đau vùng vai và cánh tay. Cơn đau sẽ nhói lên ở vùng cánh tay hoặc chân khi bạn ho, hắt hơi hoặc di chuyển cột sống ở một số tư thế nhất định. Tê hoặc đau nhức ở những vùng cơ thể có liên quan tới những dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Yếu cơ: Các cơ có dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ bị yếu đi, khiến bạn dễ bị vấp ngã, ảnh hưởng tới khả năng nâng đỡ hoặc cầm nắm đồ vật.
Video đang HOT
Cũng có những trường hợp, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mà không hề hay biết, bởi bệnh không gây ra bất cứ triệu chứng gì.
Nếu cơn đau ở vùng cổ hoặc vùng lưng lan tới cánh tay hoặc chân, hoặc nếu xuất hiện triệu chứng đi kèm như tê bì, đau nhức, yếu cơ, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định cụ thể tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Việc tập luyện và sử dụng thuốc theo liệu trình sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tình trạng đau vẫn không giảm, bạn có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu để hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh.
Trong một số ít trường hợp, khi tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (nằm ngay bên dưới thắt lưng), bệnh nhân cần phải được mổ ngay để ngăn ngừa bệnh nặng thêm, gây yếu tay/chân hoặc liệt.
Cần tới bệnh viện ngay nếu thấy các biểu hiện: Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn: Đau, tê bì hoặc yếu cơ tới mức gây cản trở sinh hoạt hàng ngày; Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang: Người bị hội chứng đuôi ngựa có thể gặp tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu, ngay cả khi bàng quang căng đầy; Hội chứng mất cảm giác yên ngựa: Tình trạng mất cảm giác tiến triển, ảnh hưởng tới những khu vực có thể chạm vào vùng “yên ngựa” trên cơ thể – bắp đùi bên trong, phía sau chân và vùng quanh trực tràng.
Một số phương pháp trị liệu thay thế uống thuốc hoặc trị liệu kết hợp dùng thuốc có thể giúp giảm đau thường xuyên ở lưng dưới. Ví dụ: Vật lý trị liệu phục hồi chức năng; Châm cứu có tác dụng làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt; Mátxa: Giảm đau trong ngắn hạn cho những người bị đau lưng dưới kinh niên; Yoga có thể cải thiện chức năng, làm giảm đau lưng kinh niên.
BSCKII Hà Tường (Bệnh viện Phòng không không quân)
Luyện tâm năng dưỡng sinh phục hồi thoát vị đĩa đệm
Theo ông Hiền, nhờ chăm chỉ luyện tâm năng dưỡng sinh mỗi ngày mà ông đã khỏi thoát vị đĩa đệm, sức khỏe tốt hơn, ăn ngon, ngủ ngon hơn.
Ông Hiền đang ngồi luyện tâm năng dưỡng sinh, phục hồi sức khỏe.
Ông Nguyễn Khắc Hiền (SN 1959, ở số nhà 25, ngõ 34 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, ông bị thoát vị đĩa đệm từ hơn chục năm trước. Mỗi khi thời tiết thay đổi, ông luôn phải chịu những cơn đau dọc từ thắt lưng xuống mông và chân khiến ông rất khó chịu.
Ban đầu, cơn đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1 - 2 tuần, sau đó lại khỏi. Nhưng dần dần, đau trở lên thường xuyên, âm ỉ và kéo dài đến hàng tháng, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của ông Hiền.
"Càng già thì tần suất xuất hiện cơn đau càng nhiều hơn. Hôm nào mà cúi nhiều hoặc mang vác nặng là đau đến hàng tháng liền không đỡ, thường xuyên bị mất ngủ", ông Hiền nói.
Ông Hiền quyết định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm và phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến trong cùng một năm. Sau khi mổ xong cơn đau có thuyên giảm nhưng sức khỏe chưa được hồi phục hoàn toàn.
"Cơn đau sau mổ cộng với ngày nào cũng phải uống thuốc làm cơ thể suy nhược nên tôi cũng cảm thấy khó chịu trong người. Lúc đó cân nặng tụt xuống còn có 45 - 46kg, cơ thể rất yếu ớt và chỉ làm được những công việc nhẹ nhàng", ông Hiền nói.
Cuối năm 2018, ông Hiền được một người bạn giới thiệu phương pháp ngồi thiền thu năng lượng phục hồi sức khỏe.
"Sau 2 - 3 tháng, tập phương pháp này, tôi thấy sức khỏe cải thiện lên rõ rệt, tăng sức đề kháng, không còn ốm yếu, xanh xao và đau lưng. Trước tôi rất hay bị ốm vặt, đau họng, ho nhưng từ khi tập phương pháp này gần như là không bị nữa, ăn ngon ngủ ngon hơn hẳn", ông Hiền nói.
Ông Hiền cho biết, khi mình ngồi thu năng lượng mình phải tĩnh tâm vô thức hoàn toàn, mồ hôi toát ra thì lúc đó mới có hiệu quả. Nếu ngồi không có mồ hôi toát ra, không có năng lượng truyền vào thì là tập chưa đúng phương pháp và sẽ không đạt được hiệu quả. Dù rất bận rộn nhưng mỗi ngày ông Hiền đều bỏ ra từ 60 -120 phút để tập luyện
"Cách đây mấy tháng, tôi bê chậu cây cảnh từ dưới tầng 1 lên tầng 4, khiến cột sống đau lại. Bình thường nếu như trước đây khi chưa tập phương pháp này thì tôi phải đau ít nhất nửa tháng và phải tiêm mới khỏi. Lần này, tôi ngồi tập 2 lần liền trong một hôm thế là khỏi luôn, không thấy đau nữa, cơ thể rất là thoải mái", ông Hiền cho biết thêm.
TS.BS Đào Bội Hoàn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học môn TNDS cho biết, các môn dưỡng sinh nói chung và TNDS PHSK nói riêng không phải là một phương pháp chữa bệnh, các môn sinh của trường phái này cũng không được phép chữa bệnh cho người khác. Nhưng bằng việc học một phương pháp tập luyện đúng, các môn sinh tự tập luyện, tự điều chỉnh sự mất cân bằng trong cơ thể để nâng cao sức khoẻ về thể chất và tinh thần, từ đó có thể giảm thậm chí khỏi một số bệnh.
Thực tế, TNDS PHSK là một phương pháp khoa học, không có gì khó hiểu, bí hiểm. Bởi cốt lõi của phương pháp là "tĩnh tâm vô thức và luyện thân bất động". Hai yếu tố này đã được sử dụng cả ngàn năm nay trong nhiều môn phái tập luyện - Thiền.
Nguyễn Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Điều trị thoát vị đĩa đệm: Top 6 địa chỉ uy tín tại Hà Nội Cột sống lưng và thắt lưng được xem là trụ cột quan trọng của cơ thể con người, liên kết với nhiều dây thần kinh quan trọng, giúp cơ thể hoạt động ổn định và vận động nhịp nhàng. Tuy nhiên, đây là bộ phận rất dễ bị chấn thương do các tác động trong quá trình làm việc và sinh hoạt hàng...