Thoát tội vì tham gia sản xuất thuốc trừ sâu số lượng ít
Lợi tham gia sản xuất 100 chai thuốc trừ sâu giả được xác định là số lượng nhỏ nên thoát tội. Các bị cáo, ngoài tham gia 100 chai trên còn sản xuất thêm 3.400 chai khác nữa nên đều bị tù.
Ngày 29-6, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm, chấp nhận kháng cáo của bị cáo Huỳnh Minh Sang, bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Án treo của ba bị cáo còn lại, tuyên phạt Võ Thanh Liêm hai năm sáu tháng tù, Phan Thanh Sơn và Trần Thanh Giang mỗi bị cáo hai năm tù, Huỳnh Minh Sang một năm sáu tháng tù cùng về tội sản xuất hàng giả (là thuốc bảo vệ thực vật).
Các bị cáo Sơn, Sang, Liêm, Giang tại phiên tòa phúc thẩm ngày 29-6.
Khoảng tháng 6-2014, Giác mượn nhà của Võ Văn Lợi (thuộc quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) để sản xuất hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật (gọi tắt là thuốc). Giác thuê Lợi phụ vệ sinh chai nhựa để Giác đựng thuốc giả. Trong thời gian mượn nhà của Lợi, Giác sản xuất được 100 chai thuốc trừ sâu giả hiệu A. Khi thành phẩm, Giác thuê Sang vận chuyển xuống Cần Thơ gửi sang Campuchia để bán cho một người tên Ly (không rõ lai lịch) nhưng Ly trả lại do thuốc bị hư. Sau đó, giữa Lợi và Giác xảy ra mâu thuẫn nên Giác không sản xuất thuốc giả tại nhà Lợi nữa.
Cuối tháng 10-2014, Giác thuê phòng trọ của NPĐK (cũng thuộc địa bàn quận Thốt Nốt) để tổ chức sản xuất thuốc giả. Giác trực tiếp mua máy đóng nút chai, tem nhãn, nguyên liệu pha chế phục vụ việc pha chế bảy loại thuốc giả của công ty S.
Tháng 11-2014, Giác thuê Liêm cùng pha chế thuốc trừ sâu giả tại nhà trọ của K. đến ngày 19-1-2015 được hơn 3.400 chai các loại. Sau khi pha chế, Giác và Liêm đổ thuốc vào các vỏ chai thuốc thật đã qua sử dụng do Sơn mua về, đóng nút, dán tem cho thành phẩm. Sau đó, Giác thuê Sang chở những chai thuốc giả này đến Cần Thơ và Tri Tôn (An Giang) để chuyển sang Campuchia bán cho Ly.
Ngoài ra, Giác còn thuê Giang làm tài xế cho mình đi giao dịch, nhận tiền bán thuốc giả từ Ly, quản lý các phòng trọ Giác thuê để sản xuất thuốc giả.
Khoảng 9g ngày 19-1-2015, công an quận Thốt Nốt bắt quả tang Liêm đang sản xuất thuốc giả, Giang đang vận chuyển máy đóng nút, vỏ chai, nhãn giả đi tìm nơi tiêu hủy cùng tang vật tại nhà trọ của Khang.
K. không biết Giác thuê nhà trọ để sản xuất hàng giả nên không bị xử lý hình sự. Lợi tham gia sản xuất nhưng chưa đủ định lượng để xử lý hình sự.
Video đang HOT
Xử sơ thẩm hồi tháng 1, TAND quận Thốt Nốt, tuyên phạt Giác năm năm tù, Liêm hai năm sáu tháng tù, Sang, Sơn và Giang mỗi bị cáo hai năm tù. Ngoài ra, tòa còn phạt bổ sung đối với Giác năm triệu đồng, tịch thu sung công số tiền thu lợi bất chính của các bị cáo gần 250 triệu đồng, trong đó, riêng bị cáo Giác là hơn 230 triệu đồng. Riêng đối với Lợi, dù không bị xử lý hình sự nhưng vẫn phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính một triệu đồng.
Sau đó, bốn bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và án treo, riêng bị cáo Giác không kháng cáo.
NHẪN NAM
Theo PLO
Người 23 năm mang thân phận bị can: Lộ bức thư từ trại giam (3)
Lật lại hồ sơ để thấy hết tính chất nghiêm trọng của vụ án Lê Văn Chuẩn, người 23 năm mang thân phận bị can. Tuy nhiên, đến nay đã 25 năm trôi qua nhưng ông vẫn miệt mài đi đòi công lý.
Khởi tố một đằng, đình chỉ một nẻo
Thông tin từ những chứng cứ hồ sơ mà Người Đưa Tin thu thập được, trong đó có công văn số 53/VKS-SKT của Viện KSND huyện Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) năm 2006, nhìn nhận quá trình tiến hành tố tụng của Công an và Viện KSND huyện này cho thấy đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Theo đó, ông Lê Văn Chuẩn (SN 1955, trú tại 693 Khu vực Thới Bình, phường Thới Thuận, Thốt Nốt) - nguyên Phó Chủ tịch xã Thạnh Lộc (huyện Thốt Nốt) bị khởi tố điều tra về hành vi "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN" nhưng sau đó lại đình chỉ điều tra "Tham ô tài sản XHCN" là do Công an huyện Thốt Nốt "ghi nhầm".
Trích đoạn công văn số 53 của Viện KSND huyện Thốt Nốt thừa nhận cán bộ điều tra, lãnh đạo Công an, Viện KSND huyện Thốt Nốt thiếu sót và kiểm điểm rút kinh nghiệm.Ảnh Thanh Lâm.
Ngày 14/6, trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Chuẩn cho biết: "Lúc cơ quan công an đọc lệnh bắt giam, tôi có ghi vào biên bản là không đồng ý với tội danh bị áp đặt thì làm sao không có sự lưu ý về thủ tục tội danh khởi tố mà cho đó là sự nhầm lẫn (?!). Mặt khác, tài sản (lúa mất phẩm cần giải phóng kho - PV), thủ kho Công ty lương thực huyện cho tôi mượn, không có lần nào thủ kho xảy ra tranh chấp với tôi do mượn mà việc này ở quan hệ dân sự. Bắt giam tôi để điều tra cũng không cho thủ kho đối chất để đối chiếu công nợ".
Ông Chuẩn đã mang thân phận của một bị can đến 23 năm. Ảnh Thanh Lâm.
"Vì lẽ đó, tài sản nêu trên mà cơ quan thuế đề nghị xử lý như theo nội dung công văn số 53 về việc "Trả lời đơn yêu cầu bồi thường oan sai của ông Lê Văn Chuẩn" viện dẫn để đối phó là hết sức sai trái. Quá bức xúc nên khi ra tù, tôi trực tiếp gặp bà Hồng (lúc bấy giờ là Trưởng bộ phận thuế của huyện Thốt Nốt) xin cho xem văn bản nào của bộ phận Thuế đề nghị Công an huyện Thốt Nốt xử lý nhưng không được đáp ứng, khiến tôi nghi ngờ đây là sự bịa đặt dẫn đến oan sai", ông Chuẩn hoài nghi.
Phóng đại sự việc?
Theo nội dung công văn số 53 thể hiện, tuy Viện KSND huyện Thốt Nốt thừa nhận có vi phạm tố tụng nghiêm trọng, nhưng cũng ngụy biện cho rằng, lúa này của Cục dự trữ Quốc gia để nâng tầm nghiêm trọng của bản chất vụ việc. Thực tế, nguồn lúa nói trên là từ các nguồn ô hợp chức năng kinh doanh của Công ty lương thực huyện như trao đổi vật tư phân bón, mua lúa dư trong dân, thu nợ cũ, thuế nông nghiệp,.... chứ kho không phải của Cục dự trữ Quốc gia. Bởi Cục dự trữ Quốc gia không nằm trên địa bàn một xã vùng sâu bao giờ.
Ban Nội chính Trung ương ra phiếu chuyển số 1377-PC/BNCTW chuyển đến UBKT Trung ương để xem xét xử lý theo pháp luật. Ảnh Thanh Lâm.
Bước xúc, ông Chuẩn liên tiếp tục gửi đơn đến Ban Nội chính và Ban Tổ chức Trung ương nhờ can thiệp. Ngay sau khi tiếp nhận đơn của ông Chuẩn, Ban Tổ chức Trung ương có phiếu chuyển số 1916-PC/BTCTW ngày 25/6/2015 đến Ủy ban kiểm tra (UBKT) Trung ương giải quyết theo thẩm quyền. Đồng thời, ngày 30/10/2015, Ban Nội chính Trung ương cũng ra phiếu chuyển số 1377-PC/BNCTW đến cũng chuyển đến UBKT Trung ương để xem xét xử lý.
Lộ bức thư tay của lãnh đạo huyện
Cầm bức thư viết tay của một vị lãnh đạo huyện Thốt Nốt đã bạc màu theo thời gian, ông Chuẩn nhớ lại: "Do không đủ cơ sở kết tội, bắt tôi không rõ lý do, gán tội danh khi không có bằng chứng nên ngày 21/2/1992, ông Nguyễn Thanh Nhã (lúc bấy giờ là Trưởng Công an huyện Thốt Nốt) mang lá thư của ông Nguyễn Hùng Dũng (nguyên Thường vụ Huyện ủy Thốt Nốt) vào tận trại giam trao tay tôi với mục đích kêu gọi nhận tội để ra trại làm ăn".
Nguyên văn bức thư của vị Thường vụ Huyện ủy Thốt Nốt gửi cho ông Chuẩn có đoạn: "Nói tóm lại, cháu có 2 vấn đề lớn cháu suy nghĩ. Một là vấn đề nợ của Nhà nước và các đơn vị tất cả bao nhiêu lúa hoặc tiền. Khoản nào cháu nhất trí trả, còn cái nào cháu yêu cầu,... Hiện nay, những khoản nào có giấy tờ pháp lý mà chưa được giải quyết. Còn chưa có pháp lý mà cháu yêu cầu làm sáng tỏ để cơ quan pháp luật người ta làm việc dễ dàng,...v...v.... cách trả nợ của cháu và thời gian cho nó dứt để rồi lo làm ăn.
Thư của ông Nguyễn Hùng Dũng (nguyên Thường vụ Huyện ủy Thốt Nốt) viết tay vào ngày 21/2/1992 gửi đến trại giam cho ông Chuẩn. Ảnh Thanh Lâm.
Hai là, còn những hành động và thái độ của cháu thiếu sót, sai lầm cần suy nghĩ khi ra gặp anh, chị, em ấy mà chịu lỗi để người ta tha thứ đoàn kết lại như sưa (như xưa - PV). Riêng cháu, chú cũng sẽ gặp một số anh, em chú năng nĩ (năn nỉ) giúp cho cháu. Chú mong cháu sớm ăn năng (ăn năn) sửa bản thân mọi việc nóng nãi (nóng nảy) không có lợi,....".
"Biết rõ mục đích bức thư của ông Dũng gửi vào trại giam cho tôi là để kêu gọi nhận tội nên tôi nhất quyết không đồng ý. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau đó, đích thân ông Dũng lại đến tận trại giam thăm tôi, nhưng cũng chỉ để đề cập đến nội dung trong bức thư mà ông đã gửi. Ngay lập tức, tôi đưa ra hàng loạt chứng minh rằng mình không có tội, sau đó ông Dũng mới ra về", ông Chuẩn cho biết thêm.
Được biết, hiện UBKT Trung ương là địa chỉ mà ông Chuẩn từng giờ từng phút chờ phán quyết, để được giải oan, xóa nỗi cực nhục suốt hơn 20 năm mang trên mình thân phận một bị can và đời sau các con ông còn mang theo hệ lụy rằng ông có một lý lịch tư pháp là người tù khi chưa được tòa phán quyết.
Cần khiếu nại đến VKSND Tối cao và Bộ Công an Theo một luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, ông Lê Văn Chuẩn bị đình chỉ điều tra là căn cứ vào lý do: Chuyển biến tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Lý do đình chỉ này thì ông Chuẩn không bị oan, nghĩa là ông Chuẩn trước đây có phạm tội nhưng nay hành vi phạm tôi không còn nguy hiểm nữa nên không truy tố ông Chuẩn. Tuy nhiên, thực tế là lý do này không đúng, bởi ông Chuẩn không thực hiện hành vi phạm tôi, và đúng ra lý do đình chỉ phải là đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can phạm tội. Với ly do này, Cơ quan điều tra trước đây đã khởi tố, bắt giam ông là sai, ông Chuẩn bị oan. Cũng theo vị luật sư này, vấn đề chính nằm ở đây, là cách để các cơ quan Nhà nước tìm ra lý do đình chỉ để vụ ông Chuẩn không phải là án oan, dù bản chất thật của nó là án oan. Ông Chuẩn cần thực hiện khiếu nại đến Viện KSND Tối cao và Bộ Công an,... để yêu cầu xem xét lại vụ đình chỉ án của ông.
(Còn tiếp)
Thanh Lâm
Theo_Người Đưa Tin
Cần chế tài mạnh, xử lý nghiêm Tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang diễn biến phức tạp, gia tăng. Vấn nạn này không chỉ đe dọa sự phát triển minh bạch của thị trường mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, đe dọa sức khỏe người dân. Điều đáng nói là dù các lực lượng chức...