Thoát nỗi ám ảnh
Cho dù tình trạng thất nghiệp và nỗi lo “cơm áo gạo tiền” vẫn đè nặng lên hàng trăm triệu người trên thế giới song đầu tư vào con người luôn là giải pháp hữu hiệu để thoát khỏi nỗi ám ảnh này.
Tỷ lệ thất nghiệp không cao song việc làm và thu nhập
của người dân các nước đang phát triển rất bấp bênh
Trong báo cáo về tình hình lao động năm 2013 công bố ngày 27-5, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra đánh giá tổng quát thực trạng lực lượng lao động các nước đang phát triển. Theo đó, các quyền của người lao động và điều kiện làm việc được cải thiện và ngày càng nhiều lao động trẻ có trình độ di cư đến các nước đang phát triển tìm kiếm cơ hội việc làm… song thất nghiệp vẫn là một mối đe dọa lớn tại các quốc gia đang phát triển mà phần lớn trong số đó là nước nghèo.
Báo cáo của ILO cho biết, khủng hoảng kinh tế thế giới đã đẩy thêm 30,6 triệu người gia nhập đội quân thất nghiệp, nâng tổng số người thất nghiệp toàn cầu lên tới 199,8 triệu tính tới hết năm 2013 và dự đoán sẽ tăng lên 213 triệu vào năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình trên thế giới hiện ở mức 6% và dự kiến sẽ duy trì con số này đến năm 2017.
Video đang HOT
Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ thất nghiệp thế giới ở mức cao và còn tiếp tục gia tăng là do tỷ lệ thất nghiệp quá cao tại các nước phát triển nhất thế giới, đặc biệt là ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Đầu tháng 5 này, Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố số liệu cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone dù đã giảm song còn ở mức rất cao là 11,8%.
Trong khi đó, tuy tỷ lệ thất nghiệp không cao như các nước phát triển nhưng hiện có tới khoảng 1,5 tỷ lao động, chiếm hơn một nửa lực lượng lao động tại những quốc gia đang phát triển, vẫn trong tình trạng bấp bênh về việc làm và không được bảo đảm các quyền lợi xã hội và 839 triệu trong số này, chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động, vẫn thu nhập dưới 2 USD/ngày. Dù sao, theo ILO, tỷ lệ này đã giảm mạnh so với mức hơn 1/2 tổng số lao động những năm 2000.
Báo cáo của ILO đánh giá cao việc các quốc gia đang phát triển đã giải quyết tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, bất bình đẳng xã hội và cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn các quốc gia phát triển, nhất là từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007. Ông Moazam Mahmood, tác giả chính của bản báo cáo ILO, nhấn mạnh: “Nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở Mỹ Latin và châu Á đang nỗ lực để giải quyết sự bất bình đẳng và nâng cao chất lượng công việc cũng như an sinh xã hội”.
Một trong những điểm sáng của tình hình lao động các quốc gia đang phát triển được ILO dẫn ra là trong giai đoạn 1980-2011, thu nhập bình quân đầu người tại các nước đang phát triển như Việt Nam, Senegal và Tunisia tăng trung bình 3,3%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng tương ứng 1,8% ở các nước phát triển. Hiện nay, cứ 10 lao động ở các nước đang phát triển thì có 4 người thuộc tầng lớp “trung lưu mới” với thu nhập trên 4USD/ngày, tăng đáng kể so với tỉ lệ 2/10 của 2 thập kỷ trước.
Báo cáo của ILO kết luận rằng các quốc gia chú trọng đầu tư vào con người và tạo ra việc làm chất lượng đã ra khỏi những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt hơn so với những nước không làm việc này. Giám đốc ILO Guy Ryder nêu rõ: “Việc đầu tư tốt cho con người là yếu tố xuyên suốt để tăng trưởng”.
Theo ANTD
Động lực mong manh
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi mong manh, G-20 cho rằng thúc đẩy tăng trưởng cũng như tạo ra thêm nhiều việc làm sẽ là động lực chính giúp thoát khỏi khó khăn.
Các Bộ trưởng Tài chính G-20 quan ngại về triển vọng kinh tế của các thành viên
Thông cáo chung đưa ra sau phiên họp trong 2 ngày 19 và 20-7 tại Thủ đô Matxcơva của Nga, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) cho rằng, thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm phải là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Đây vừa là động lực hiệu quả hơn cả trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi "mong manh và không đồng đều".
Rất dễ hiểu vì sao mà các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc G-20, trong cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh nhóm này diễn ra tại thành phố St. Petersburg của Nga vào đầu tháng 9 tới, lại nhấn mạnh tới sự cần thiết phải thúc đẩy tăng trưởng và việc làm. Bởi những con số thống kê mới đây cho thấy cả các nước công nghiệp phát triển và quốc gia mới nổi trong G-20 đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong 2 chỉ số quan trọng bậc nhất của nền kinh tế này.
Chỉ 10 ngày trước cuộc họp của lãnh đạo ngành tài chính và ngân hàng G-20 tại Matxcơva, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 10-7 lại một lần nữa hạ mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2013. Hai nguyên nhân chính khiến IMF lần thứ 3 phải hạ mức dự báo là do tình trạng suy thoái kéo dài tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và tốc độ phát triển chậm hơn của các nền kinh tế mới nổi, nhất là Trung Quốc.
IMF đã hạ tỷ lệ tăng GDP của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc năm 2013 xuống lần lượt 1,7% và 7,8%, trong khi GDP của Eurozone, do bị sa lầy vào cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái, là - 0,6%, gấp đôi mức dự báo hồi tháng 4-2013. Cùng với Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, tốc độ tăng GDP của các nền kinh tế lớn mới nổi lên khác như Brazil và Nam Phi cũng đều sụt giảm khá mạnh so với dự báo trước đó.
Song hành với tốc độ tăng trưởng thấp là nỗi lo lắng sâu sắc khi tỷ lệ thất nghiệp của nhiều nước G-20 vẫn giữ ở mức cao kỷ lục. Ngay trước lúc các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc G-20 nhóm họp tại Matxcơva, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã lên tiếng thúc giục nhóm này phải tập trung giải quyết tình trạng thất nghiệp bởi đã 5 trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức đặc biệt cao tại các nước G-20.
Theo báo cáo mới nhất của ILO và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng tại phần lớn các quốc gia nhóm G-20, trong đó Eurozone lên tới trên 12%, Mỹ gần 8%... Tỷ lệ thất nghiệp đặc biệt cao trong giới trẻ các nước G-20, mà có nước lên tới tỷ lệ khó tin là trên 50% số thanh niên, và việc tham gia của họ vào thị trường lao động cũng giảm, gây lo ngại cho triển vọng kinh tế toàn cầu.
Giải quyết thách thức lớn đang phải đối mặt, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc G-20 sau 2 ngày nhóm họp tại nước Nga đã cam kết cùng nỗ lực nhằm thúc đẩy các chương trình thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Theo ANTD
Thế giới kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động Người lao động trên toàn thế giới cùng nhau kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động mùng 1/5 bằng các cuộc diễu hành, mít-tinh. Hàng nghìn công nhân cùng các nhà hoạt động của Philippines hôm nay đã đổ ra đường để kỉ niệm ngày quốc tế Lao động. Nhóm người diễu hành qua cổng Dinh thự Tổng thống tại thủ đô Manila,...