“Thoát” mà vẫn… tục
Bộ ảnh nude “Thoát” của nhà phong thủy Huệ Phong trưng bày tại Thoát art, (Bà Rịa-Vũng Tàu) mấy ngày vừa qua đã nhận sự quan tâm đặc biệt của những người yêu nghệ thuật, bởi những rình rang xung quanh bộ ảnh này mà đầu tiên phải kể đến là việc cấp phép, kiểm duyệt kế đến là tính sắc dục của bộ ảnh quá… phô.
Người mẫu Thái Nhã Vân phải trải qua nhiều bước như học pháp,
ngồi thiền để thấm nhuần tư tưởng của bộ ảnh
Ma mị
“Thoát” gồm 12 bức ảnh nude liền mạch, dùng các phương tiện kỹ thuật và kết hợp các bộ môn nghệ thuật khác nhau như mỹ thuật, nhiếp ảnh, trình diễn, điện ảnh… nhằm giải quyết vấn đề “Sắc dục”. Mỗi bức ảnh đi kèm với một bài thuyết trình của nhà phong thủy Huệ Phong tại Thoat art, không gian thiền của cá nhân ông tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Qua bộ ảnh này, tác giả muốn mỗi khi con người nhìn thấy các bức ảnh sẽ có được cảm giác an lành, hạnh phúc khi họ biết sử dụng đúng giá trị của sắc dục, làm chủ được mình. Ý tưởng của bộ ảnh không có gì để chê trách nhưng cũng giống như bộ ảnh nude “Vì môi trường” của người mẫu Ngọc Quyên đã từng gây xôn xao dư luận thời gian trước đây, “Thoát” đã lặp lại sai lầm. Trái ngược với mong muốn đem lại cho con người cảm giác hạnh phúc, an lành khi thưởng thức tác phẩm ảnh nude, “Thoát” làm người xem thấy gai người, chợn rợn trước tấm thân kiều diễm của người mẫu Thái Nhã Vân uốn éo bên người tu hành đang thiền định. Thậm chí có người xem ảnh xong còn có cảm giác ám ảnh bởi ma nữ, quỷ sa tăng đang lẩn khuất bên cạnh nhà sư. Sắc dục đã được thể hiện nhưng quá lộ liễu khiến cho từ một ý tưởng tốt, bộ ảnh lại mang một cảm quan xấu và chệch hướng.
Video đang HOT
Công đoạn chuẩn bị của bộ ảnh mới thực sự đáng nể về mức độ chỉn chu và mang màu sắc tâm linh con người. Cả người mẫu và diễn viên chính của bộ ảnh-nhà phong thủy Huệ Phong đều phải trải qua việc nghe giảng về pháp, về thiền, chay tịnh để thấm nhuần tư tưởng về sắc dục trước khi bắt tay vào chụp ảnh. Ông Huệ Phong cho biết “Nếu không thận trọng với bộ ảnh này, cả êkíp sẽ dính nghiệp”. Thế nhưng, với nghệ thuật, công đoạn hậu kỳ không quá quan trọng đối với công chúng. Khán giả chỉ quan tâm “món ăn” tác giả bày ra có ngon hay không. NSNA Thái Phiên, người nổi tiếng trong làng nhiếp ảnh Việt Nam về chụp ảnh khỏa thân đã nhận xét bộ ảnh “Thoát”: “Muốn thể hiện sắc dục như nhà phong thủy Huệ Phong có nhiều tay máy diễn đạt rõ ràng và cao tay hơn. Nhìn toàn bộ 12 bức ảnh chưa thấy sướng, thăng hoa mà trần trần tục tục”.
Nhiều tay máy sẽ thể hiện ý tưởng sắc dục rõ ràng và cao tay hơn êkíp của
nhà phong thủy Huệ Phong
Chụp xong thì bày thôi!
Có lẽ do bộ ảnh thể hiện quá trần tục nên “Thoát” từng bị đề nghị hoãn trưng bày. Nhưng sau đó, “Thoát” đã xuất hiện tại không gian thiền (Thoát art) của nhà phong thủy Huệ Phong mà không qua bất cứ sự kiểm duyệt nào của Sở VH-TT&DL tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ông Trịnh Đình Thân, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã hoàn toàn bất ngờ trước thông tin “Thoát” đã được trưng bày và cho biết không nắm được sự việc do đang bận đi công tác. Còn nhà phong thủy Huệ Phong lại rất vô tư cho biết: “Bộ ảnh này tôi chưa xin phép ai cả. Tôi chụp xong thì tôi bày tại không gian nhà tôi để tiện cho việc thuyết trình và mọi người đến đây ngồi thiền thưởng thức cùng cho vui”. Ông Huệ Phong không hề tỏ ra ngại ngùng hay sợ sệt “Thoát” đã được ra mắt công chúng cho dù trước đó, bộ ảnh này từng bị tuýt còi.
Chưa kể đến, bộ ảnh còn mắc một lỗi về trang phục gây nên sự hiểu nhầm đáng tiếc cho người xem. Rất nhiều công chúng đã lầm tưởng nhà phong thủy Huệ Phong trong bộ trang phục màu nâu, đầu cạo trọc đang đóng vai một nhà sư. Nhưng tác giả đã đính chính điều này. Ông không có ý diễn tả trạng thái của nhà tu hành trước cám dỗ của yêu nữ mà bộ trang phục trong ảnh là trang phục ông thường mặc mỗi khi ngồi thiền. Hơn nữa, nhà phong thủy Huệ Phong cũng tiết lộ, tướng mạo của ông trong thực tế đã từng bị nhầm với một nhà sư. Xem ra, tác giả của bộ ảnh khá “hồn nhiên” trong cả nghệ thuật và thực tế. Ông cứ mắc lỗi rồi lại làm như mình không hề gây ra điều gì.
Theo ANTD
Bảo tồn nên hài hòa với phát triển
Cùng với Đàn Nam Giao, Đàn Xã Tắc là một trong 2 đàn tế quan trọng trong thời kỳ quốc gia quân chủ. Năm 2006, khi khởi công dự án nút giao thông Kim Liên - Ô Chợ Dừa, di chỉ này được khai quật, sau đó vì không có điều kiện, toàn bộ di chỉ được lấp cát và bảo tồn tại chỗ. Mới đây, khi Dự án cầu vượt nút giao thông Ô Chợ Dừa được công bố, đã có một số ý kiến bày tỏ lo ngại, việc xây cầu sẽ ảnh hưởng đến di chỉ. PV Báo An ninh Thủ đô đã có cuộc trò chuyện cùng ông Phan Đình Tân - Người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL xung quanh dự án kể trên.
Phối cảnh cầu vượt nút giao thông Ô Chợ Dừa
- PV: Thưa ông, xuất phát từ quan điểm nào, Bộ VH-TT&DL đồng ý với chủ trương xây cầu vượt tại nút giao thông Ô Chợ Dừa?
- Ông Phan Đình Tân: Sở dĩ, Bộ VH-TT&DL đồng ý việc triển khai dự án xây cầu vượt tại nút giao thông Ô Chợ Dừa xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, bao năm nay, nút giao thông này luôn là trọng điểm ùn tắc. Thứ hai, dự án này không hề đụng chạm đến vùng bảo tồn của di tích. Quan điểm của Bộ VH-TT&DL được thể hiện rõ trong các Công văn 2461 ngày 3-8-2011 và Công văn 2511 ngày 25-7-2012 gửi Sở VH-TT&DL Hà Nội: thống nhất với phương án xây cầu vượt, nhưng cũng lưu ý "trong quá trình xử lý móng trụ cầu vượt số 2 và số 3, cần tính toán kỹ lưỡng giải pháp thi công phần móng các trụ cầu, để tránh ảnh hưởng đến khu vực di tích Đàn Xã Tắc.
Bộ VH-TT&DL cũng đã yêu cầu chủ đầu tư dự án và đơn vị thi công, trong trường hợp phát hiện dấu tích kiến trúc hoặc di vật, cổ vật, cần thông báo ngay với cơ quan có thẩm quyền về văn hóa để nhanh chóng có phương án xử lý kịp thời, nhằm bổ sung thêm các tư liệu khoa học cho di tích Đàn Xã Tắc. Việc này chúng tôi đã xây dựng phương án, các bên liên quan có cam kết dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng.
- Trước khi đưa ra thỏa thuận, Bộ VH-TT&DL có lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu lịch sử, cũng như quy hoạch đô thị hay không?
- Chúng tôi đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo để ghi nhận ý kiến đóng góp từ phía các nhà khoa học. Đây là một di tích có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng, vì thế cần được bảo tồn ở điều kiện tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế nhất. Quan điểm của chúng tôi là bằng mọi giá phải bảo vệ di sản, chứ không phải như một số ý kiến cho rằng, Bộ VH-TT&DL đồng ý với việc xây cầu vượt là phá bỏ di tích. Bảo tồn nhưng cũng phải hài hòa với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước đang khó khăn, vấn đề giao thông đô thị rất nan giải. Tôi nghĩ, khi chúng ta chưa đủ điều kiện kinh tế và kỹ thuật bảo quản di chỉ sau khi khai quật thì tạm gửi vào lòng đất, khi nào có điều kiện sẽ tiếp tục nghiên cứu. Song, việc bảo tồn di tích cũng cần đảm bảo việc phát triển giao thông đô thị khu vực này.
- Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Ông Trần Đình Thành, Phó phòng Quản lý di sản, Cục Di sản Văn hóa: Các trụ móng cầu không nằm trong di tích
Thiết kế cầu vượt nút giao thông Ô Chợ Dừa cho thấy, cầu chỉ chờm lên rìa không gian di tích 1,5m
Từng có 5 phương án được đưa ra, có phương án móng nằm vào di tích, có phương án cầu nằm toàn bộ phía trên di tích, có phương án thì giải tỏa quá nhiều hộ dân, có phương án sau khi nghiên cứu thì thấy không đảm bảo về thiết kế giao thông... Sau rất nhiều lần bàn thảo, lấy ý kiến từ nhiều phía, cơ quan chức năng đã thống nhất lựa chọn phương án 2C-1, phương án này hài hòa giữa 3 tiêu chí: hạn chế giải tỏa, ổn định cuộc sống cho người dân và đảm bảo yếu tố kỹ thuật. Nút giao thông này cũng đã được nắn lệch về phía phố Khâm Thiên - Tôn Đức Thắng. Theo thiết kế cũ, mặt cầu rộng 16m, hiện đã được điều chỉnh chỉ còn 14,5m2, cách nhà dân 3,5m và chờm vào không gian phía trên của di tích (vòng bảo tồn 1) một khoảng là 1,5m. Việc nắn cầu không thể yêu cầu 100% không vượt qua di tích, bởi còn liên quan đến giải tỏa, ảnh hưởng tới đời sống KTXH và cả kỹ thuật trong quá trình thi công. Điều này đã được các nhà khoa học, cơ quan chức năng nhất trí. Trong quá trình thẩm định đề án, Bộ VH-TT&DL cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng mố cầu. Bộ đã đưa ra yêu cầu cho chủ đầu tư, riêng các hố móng không được xây dựng trong khu vực bảo vệ di tích (1.571m2). Và theo thiết kế, hai trụ móng phía trước và phía sau hoàn toàn không nằm trong diện tích bảo tồn đã được khoanh vùng.
Theo ANTD
Công nhân mãi sống mòn với lương tối thiểu Lương khu vực sản xuất kinh doanh chỉ đáp ứng được 62 - 69% mức sống tối thiểu. 90% số công nhân phải làm thêm giờ. Nhưng dù có làm thêm "miệt mài", thu nhập vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu sống tối thiểu. Lương tối thiếu quá chênh lệch với mức sống tối thiểu Tại hội thảo Mức sống tối...