Thoát khỏi nhà chồng để giữ mạng sống cho con, dù bị tự kỷ con vẫn là báu vật của mẹ
Bị mẹ chồng ép phá thai, T.A trốn khỏi nhà chồng. Một mình ở Hà Nội, cô tìm việc làm, một mình sanh con, nuôi con với niềm tin mình cứ sống thật tốt, sẽ gặp người tốt.
Chỗ trọ của cô cũng có một gia đình hàng xóm khá tốt, đã cho T.A quần áo của em bé. Sống ở thành phố, T.A không còn bị gièm pha nên khá dễ chịu.
Sau cuộc chạy trốn đầy khốn khổ của nàng dâu đang mang thai để thoát khỏi bà mẹ chồng thâm độc khi đến Hà Nội, T.A cảm thấy rất sợ hãi. Thế nhưng, đâm lao thì phải theo lao, cô bắt đầu đi tìm việc. Sau mấy ngày, cô cũng xin được vào làm tại một quán ăn. Tại đây, cô được ăn ở lại luôn ở quán.
Thế nhưng, T.A bị ốm nghén quá nặng, suốt ngày nôn ọe, mệt mỏi đến không làm được việc. Vì thế, cô phải xin nghỉ làm và vác dụng bầu, ôm quần áo đi tìm việc tiếp.
Đang lúc khó khăn bần cùng nhất trong cuộc đời mình thì T.A gặp được một người phụ nữ mà cô coi là ân nhân của mình: “Mình sẽ không kể về hoàn cảnh gặp chị ấy lúc này vì có thể nhiều người sẽ không tin. Nhưng sau khi gặp chị, được chị hỏi chuyện, chị đã cho mình việc làm.
Đó là một hiệu bán sách bút vở. Hàng ngày mình chỉ thu tiền, sắp xếp đồ khi cần, công việc nhẹ nhàng hợp, lương ổn. Thời kỳ này mình ở nhà trọ, đi làm xe bus. Dù ở chỗ làm có 3 bạn và mình hay bị họ bắt nạt nhất nhưng mình vẫn luôn cố gắng làm để có khoản tiền để dành sanh con”.
Rồi cũng đến ngày T.A nhập viện sinh; “Vì lần đầu làm mẹ nên mình cũng không biết và không có kinh nghiệm. Cạn nước ối, mình phải mổ cấp cứu gấp và con mình cũng bị ảnh hưởng về điều này”.
5 ngày ở viện không người thân, 2 mẹ con T.A phải tự xoay sở. Sau khi mổ, T.A đau điếng người mà chẳng có ai ở bên. Nhìn người ta 1 người đi đẻ mà cả nhà đi theo, còn cô thì một mình khiến cô không khỏi rớt nước mắt.
Video đang HOT
Nhưng cũng may, cô được mọi người thương tình giúp mua cháo, pha sữa cho con uống: “Thật sự cái cảm giác lúc đó không thể diễn tả được. Khi ra viện, mình thanh toán lại tiền viện phí cho chị ân nhân, thế nhưng chị cho con mình 2 triệu tiền mình mượn để tiêu mấy hôm ở viện”
Đồ ăn lúc ở cữ của T.A chỉ có trứng hấp cơm và ruốc. Thỉnh thoảng, cô nhờ được bạn hàng xóm mua cho ít thịt để rang nghệ. Hàng ngày, cô tranh thủ lúc con ngủ để giặt dũ dọn dẹp nhà cửa.
Sau sinh 2 tháng, cô gửi con cho bác hàng xóm trông để cô đi làm giúp việc nhà theo giờ: “Thời điểm này, công việc ở hiệu sách mình tạm nghỉ 6 tháng không lương. Bác hàng xóm trông con cho mình không lấy tiền. Mình thi thoảng mua quà cho bác. Mình nói mình không có tiền, bác thương bác giúp nên mình cảm ơn lắm. Con mình hay ốm lắm, viêm phổi, ho…. nên đi làm bao nhiêu tiền đều cho con đi khám và mua thuốc. Lúc nào mình cũng nghĩ cố gắng, bao cái khổ, cái đau sẽ qua, chỉ cần con khỏe, 2 mẹ con sống là đủ”.
Thế nhưng con của T.A càng lớn thì càng có biểu hiện không như những đứa trẻ bình thường khác và có vẻ chậm hơn. T.A cho con đi thăm khám. Cô suy sụp khi bác sĩ kết luận bé có biểu hiện hành vi rối loạn phổ tự kỷ cần can thiệp sớm.
“Làm ở nhà sách thêm một thời gian thì chị ân nhân của mình mất. Mình sốc lắm. Bạn lên thay vị trí quản lí không ưa mình nên cho mình nghỉ việc. Nhiều lúc mình nghĩ sao cuộc đời mình đen đủ đường. Sau khi nghỉ ở hiệu sách, mình tiếp tục làm giúp việc theo giờ để nuôi con và cho con đi can thiệp ở trung tâm”, T.A kể về giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời.
Mới đây T.A lại gặp tai nạn khiến cô không thể đi làm xa được, cũng hết tiền cho con đi trung tâm chữa bệnh. Bởi thế, cô tự ở nhà học và tìm phương pháp dạy con. Dù nhiều lúc T.A bất lực và nản chí nhưng thấy con tiến bộ là cô lại mừng rớt nước mắt. Để duy trì cuộc sống 2 mẹ con, cô cũng cố gắng tìm thêm việc làm bằng cách bán hàng online.
về những biến cố vừa trải qua, bà mẹ trẻ đầy nghị lục này kể rằng: “Có thể các chị em không tin những gì mình kể vì bảo có nhiều điều phi lý quá. Thế nhưng ở đời có nhiều chuyện bất ngờ và không có gì là không thể xảy ra. Ngay giữa Hà Nội, không phải ở quê mình, mình từng thấy có chị nhà giàu (mình giúp việc nên biết) rất xinh, công việc tốt, cũng bị chồng đánh không kém gì mình. Mà chị không thể bỏ đi được. Chị còn nhiều cái ràng buộc, công việc, bố mẹ, con cái, danh dự”.
Với bà mẹ trẻ nghèo này, dù cuộc sống phía trước còn nhiều vất vả nhưng T.A cho biết: “Cuộc sống còn nhiều vất vả lắm. Nhưng mình vui khi có con. Có con hạnh phúc lắm. Mình cố gắng dạy bé, từng ít một, để bé bình thường như các trẻ khác. Mình cũng nghĩ cứ sống thật tốt sẽ gặp người tốt thôi”.
Theo Tinmoi24.vn
Khốn khổ vì chồng thích chơi sang
Chiều nay chị xin nghỉ làm sớm để đi chợ chuẩn bị đón anh chị em nhà chồng lên chơi.
ảnh minh họa
Chị và gia đình chồng không dạt dào tình cảm nhưng cũng không khách sáo lạnh nhạt. Đặc biệt, giữa chị và chị dâu của chồng nói chuyện khá hợp, không ở cùng cũng chẳng có hiềm tị.
Vậy nên chị nghĩ, anh chị cho cháu lên chơi vài ngày nhân dịp nghỉ hè thì cũng như lúc chị về quê chồng thôi, anh em một nhà không cần khách sáo. Có anh chị và các cháu lên thì mâm cơm tươm tất hơn, buổi tối mời anh chị và các cháu đi chơi "giải ngố".
Nhưng vừa nghe anh chị lên, chồng đã "chat" qua face với vợ: "Anh sẽ thuê taxi ra đón, còn em xin về sớm một chút, đi chợ cho tươm nhé. Thằng Đót thích ăn sườn rán và canh cua. Con bé Mi thì thích mực luộc chấm mắm gừng. Chị Nam rất thích ăn nem chua kèm lá sắn. Còn anh Tùng ăn gì cũng được nhưng nhớ bia Heiniken nhá. Hoa quả nhớ mua mấy loại ngon ngon, ở cửa hàng organic ấy, chị Nam ở tỉnh nhưng sành lắm. À nhớ có thêm hoa tươi".
Chị phải xin về sớm, vì về muộn thì khó mua được sườn ngon. Đứng đợi làm cua cũng lâu lắm. Chọn nem lá sắn thì phải đi xa. Mua hoa quả organic lại phải chạy thêm vài cây số nữa. Lần trước, vì chị không thể chiều tính từng người, nên chỉ làm thêm chút đồ ăn so với thông thường, thế là cả nhà phải đợi anh thêm cả tiếng đồng hồ.
Lúc trở về, anh mang về vô số đồ ăn, mà chị tính sơ qua cũng phải đôi triệu bạc. Không những tốn kém, lại sợ anh chị nghĩ "em dâu không chu đáo nên em trai mới phải thế".
Có lần, chú thím chị lên chơi, anh cũng dặn chị mua đủ thứ, lúc về không thấy như ý, anh lại chạy đi mua thêm. Chị nghĩ, "người nhà chồng thì mình phải cố, chứ người nhà mình thì do mình quyết". Nào ngờ, anh giận dỗi mãi: "Em làm thế thì khác gì anh chỉ trọng bên nhà nội, không trọng người nhà vợ".
Thế nên lần này, chị "khổ trước" cho êm chuyện. Vậy mà sáng hôm sau, khi còn rất sớm, anh đã đánh thức chị dậy rủ vợ xuống mua bắp bò, cá tầm để "lúc mình đi làm, anh chị có đồ nấu ăn, không phải đi chợ nữa".
Chị không đi thì lúc anh trở về đã mua 2 cái bắp bò, nửa cân sườn sụn, 3 cân cá tầm. Đã thế, buổi tối, anh còn lên lịch đưa anh chị đi nhà hàng khách sạn năm sao.
Anh không chỉ chu đáo với nhà chồng, mà đón tiếp anh em bên vợ hay bất cứ ai thì anh cũng thích chu đáo và sang trọng như thế. Chị hiểu anh tôn trọng và muốn mọi người vui lòng nhưng có nhất thiết phải cầu kỳ, kiểu cách và sang quá mức sống thông thường của gia đình mình không?!
Mỗi khi mời hàng xóm sang ăn uống, sang sinh nhật con, anh cũng đề nghị chị mua toàn đồ sang chảnh. Mỗi lần về quê thăm ai, anh cũng cầu kỳ tốn kém. Không chỉ khiến chị cảm thấy khó xử với "ví tiền" mà còn rất vất vả. Chị biết nhiều người ngại sang nhà chị bởi "anh chị ấy sang trọng quá, mình theo không kịp.
Mình sang nhà họ như thế, khi họ sang lại nhà mình, lẽ nào mình cũng cứ xuề xòa, ngại lắm". Mà đã sang chảnh lúc đầu rồi thì lúc sau khó "xuống thấp" vì như thế khác gì tình cảm nhạt dần hoặc "khúc đầu ngọt ngào chỉ là cố lấy lòng".
...Nên chị thấy mệt mỏi, tốn kém, lãng phí, lại không chắc tạo được sự thoải mái cho phía người nhận. Đã nhiều lần chị đưa ý kiến nhưng anh lại trách chị ích kỷ, sống với nhau mấy lần mà so đo tính toán. Chị không làm thì anh sẽ săm sắn làm chứ anh không phải dạng nói miệng.
Nhưng phải tìm cách để anh thấy được sự không thoải mái của những người nhận, như thế sẽ hiệu quả hơn, để kéo anh về "sang đúng mức", "sang đúng ví tiền của mình". Và đó cũng là cách giữ vững, ổn định gia đình nhỏ của chị.
Theo Tinmoi24.vn
Bịa đặt gia thế 'khủng', tạo nick ảo để bắt cá nhiều tay chiêu thức yêu "ảo" của giới trẻ Bịa đặt gia thế, "chém gió" để lừa tình, tạo 5-7 cái facebook, zalo, ở mỗi nơi chat riêng với một em.... để yêu. Chẳng biết từ khi nào, tình yêu lại nhiễu nhương và khó phân biệt thật giả như bây giờ, khiến bao cô gái/chàng trai nước mắt rơi, ngậm ngùi nhận đắng cay. Khốn khổ vì người yêu bắt cá...