Thoát khỏi bệnh nan y
Khoảng 3.600 người mắc 3 căn bệnh nan y phổ biến nhất trên thế giới là AIDS, lao phổi và sốt rét đã được cứu sống mỗi ngày kể từ khi Quỹ toàn cầu chống AIDS, lao phổi và sốt rét (GF) ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2002 tới nay.
Các bà mẹ và con cái ở Tanzania đã tránh được sự lây nhiễm HIV nhờ sự trợ giúp hiệu quả từ GF
Chính phủ Anh ngày 23-9 cam kết sẽ hỗ trợ 1 tỷ bảng Anh (khoảng 1,6 tỷ USD), chia đều hơn 333 triệu bảng (533,9 triệu USD) trong 3 năm 2014-2016 với hy vọng giúp loài người có thể chiến thắng được 3 căn bệnh nan y này. Cam kết này đã được Bộ trưởng Phát triển Quốc tế của Anh, bà Justine Greening, công bố tại một cuộc họp ở New York (Mỹ) bàn về việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ và xóa đói giảm nghèo của LHQ.
Video đang HOT
Với mức đóng góp trên, Anh là nhà tài trợ lớn thứ hai và giúp GF thực hiện mục tiêu thu hút nguồn tài trợ 15 tỷ USD để chống lại 3 căn bệnh chết người phổ biến nhất trên thế giới, bất chấp các biện pháp y tế phòng và điều trị đặc biệt. Mỹ có thể tiếp tục là quốc gia tài trợ lớn nhất với mức đóng góp đang được kêu gọi 1,65 tỷ USD trong tài khoá 2014.
Từ khi ra đời năm 2002 tới nay, GF đã trở thành nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho các chương trình chống HIV/AIDS, lao và sốt rét ở các nước nghèo. Quỹ toàn cầu này cung cấp 20% nguồn tài chính chống bệnh HIV/AIDS và tới gần 70% nguồn kinh phí cho các chương trình chống lao và sốt rét trên toàn cầu những năm qua.
Theo thống kê, sau hơn 10 năm triển khai hoạt động, GF đã cung cấp gần 25 tỷ USD cho hơn 1.000 chương trình ở hơn 150 quốc gia. Những chương trình được triển khai rộng khắp này, nhất là tới các vùng nghèo và vùng sâu, vùng xa, đã bảo đảm việc điều trị bệnh AIDS cho 3,6 triệu người, điều trị chống lao cho 9,3 triệu người và cung cấp 270 triệu chiếc màn chống muỗi phòng bệnh sốt rét.
Đóng góp của cộng đồng quốc tế đã gặt hái những kết quả vô cùng to lớn qua đó cứu sống khoảng 3.600 người bệnh mỗi ngày, tức là 1.314.000 người mỗi năm và 14.540.000 người trong 11 năm qua, và giúp ngăn chặn hàng nghìn ca lây nhiễm mới. Sự hỗ trợ từ GF đã góp phần rất quan trọng giúp đẩy lùi 3 căn bệnh nguy hiểm HIV/AIDS, lao và sốt rét, mỗi năm cướp đi sinh mạng của hơn 6 triệu người trên thế giới mà phần lớn những nạn nhân sống ở các nước nghèo.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề đang đe doạ tới tiến bộ mà nhân loại đạt được trong cuộc chiến chống 3 căn bệnh nguy hiểm phổ biến nhất do các nước phát triển thắt chặt “hầu bao” thời khủng hoảng.
Chính vì thế, đầu tháng 9 này, GF đã đặt mục tiêu huy động khoảng 15 tỷ USD để tiến hành các biện pháp kiểm soát 3 căn bệnh chết người hàng đầu trong 3 năm tới. Đóng góp của Anh, Mỹ cùng hơn 50 quốc gia khác, chủ yếu là các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), cùng các nhà hảo tâm khác như Qũy Bill & Melinda Gates, Coca-Cola… đã giúp GF đạt mục tiêu thu hút 15 tỷ USD.
Ông Michel Kazatchkine, Giám đốc chấp hành GF, cho biết nguồn tài trợ quý giá sẽ góp phần giúp diệt trừ hẳn bệnh sốt rét, cứu thêm hàng triệu mạng người đồng thời phòng tránh lây nhiễm HIV cho hàng triệu người và đẩy lùi bệnh lao.
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
Đích đến thiên niên kỷ
Nhân ngày kỷ niệm "sinh nhật" của mình (24-10), Liên hợp quốc đã ra thông điệp kêu gọi 193 quốc gia thành viên cùng phấn đấu để đạt được Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) vì lợi ích của hòa bình và phát triển trên toàn thế giới.
Đói nghèo vẫn hoành hành ở châu Phi
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hay còn gọi là Mục tiêu thiên niên kỷ, là 8 mục tiêu được các quốc gia thành viên LHQ thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ vào tháng 9 - 2000. Theo thỏa thuận, các nước phấn đấu đến năm 2015 thực hiện xong các mục tiêu căn bản về xóa đói nghèo, giáo dục, y tế, bình đẳng giới, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bền vững môi trường, giảm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và đối tác toàn cầu vì sự phát triển.
Thế nhưng đến nay, khi thời hạn chót để hoàn thành MDGs chỉ còn 3 năm, thế giới vẫn chưa có lý do nào để hài lòng. Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang phải sống cùng khổ, không được tiếp cận nước sạch và các điều kiện vệ sinh tối thiểu. Thực tế này có nghĩa là 2,2 triệu trẻ em vẫn phải chết mỗi năm vì những bệnh có thể phòng ngừa được. Tác động của bệnh tiêu chảy đối với trẻ em dưới 15 tuổi còn lớn hơn tác động của các bệnh HIV/AIDS, sốt rét, lao phổi cộng lại. Những thách thức lớn về đảm bảo chất lượng giáo dục, về mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi, cũng như tăng khả năng tiếp cận các liệu pháp điều trị cho những người nhiễm HIV vẫn chưa được giải quyết.
Trong khi đó viện trợ phát triển lại giảm mạnh và thế giới vẫn thiếu 167 tỷ USD hàng năm để đáp ứng các nhu cầu hỗ trợ phát triển của các nước nghèo. Gánh nặng nợ nước ngoài tiếp tục đè nặng lên các nước nghèo, đặc biệt là các nước chậm phát triển nhất và các quốc đảo. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn dai dẳng, nếu không có thêm các nguồn tài chính, MDGs và các tiêu chuẩn cơ bản về quyền con người sẽ không thể thực hiện được. Các chuyên gia độc lập của LHQ thậm chí còn bi quan hơn khi cảnh báo rằng thế giới phải hành động khẩn cấp nếu muốn đạt được MDGs.
Đó là lý do vì sao trong đánh giá của mình, bà Asha-Rose Migiro, Phó tổng Thư ký Thường trực LHQ, thừa nhận thế giới mới chỉ đạt được một nửa chỉ tiêu và vẫn còn rất nhiều công việc xóa đói nghèo ở phía trước, đồng thời cũng cần nhìn lại số lượng đông đảo những người không được hưởng những thành quả khi thế giới bước vào năm 2015. Còn theo Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, nhân loại đang sống trong kỷ nguyên của những thay đổi rất cơ bản và sâu sắc, đồng thời đang đứng trước những mối đe dọa nghiêm trọng về an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Nhìn về tương lai, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng đây là giai đoạn thể hiện trách nhiệm lớn lao của LHQ, đòi hỏi tổ chức này không được phép chậm trễ hay bỏ qua bất cứ biện pháp nào trong hoạt động của mình vì hòa bình, phát triển, quyền con người và bình đẳng... Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh LHQ cần vạch ra chương trình hoạt động, bao gồm những nhiệm vụ và công việc cụ thể, để vượt qua những thách thức và trở ngại trước đích đến của MDGs.
Theo ANTD
Chống lại thần chết Cuộc chiến chống lại 3 căn bệnh gây chết người hàng đầu trên thế giới AIDS, lao và sốt rét có thêm tiến triển mới đáng khích lệ khi Quỹ Toàn cầu chống 3 căn bệnh này quyết định viện trợ hàng trăm triệu USD trong thời gian tới. Biểu tình kêu gọi các nước giàu tăng viện trợ để chống lại bệnh...