Thoát chết từ tay IS nhờ khai là giáo viên
Khi biết con tin là giáo viên, một tay súng tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo nói: “Chúng tôi rất tôn trọng giáo viên, các ông đã giúp nhiều trẻ em Libya học được nhiều thứ. Chúng tôi sẽ không bịt mắt hay trói tay các ông”, The Times of India ngày 2.8 dẫn lời một trong các con tin.
Một tay súng tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo tại Libya không làm hại các giáo viên Ấn Độ khi bắt họ – Ảnh minh họa: Reuters
Ông Vijay Kumar và ông Laxmikanth Ramakrishna cùng giảng dạy ở trường Đại học Sirte, Libya đã kể lại câu chuyện của mình khi hai ông cùng hai người khác bị các tay súng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt cóc, theo The Times of India ngày 2.8.
Theo lời kể của ông Kumar, ông cùng đồng nghiệp Laxmikanth Ramakrishna và hai người khác đều là người Ấn Độ bị các tay súng IS bắt giữ tại Libya vào ngày 29.7. Ông Laxmikanth Ramakrishna cho biết, hôm đó 4 người đang trên đường ra sân bay để về Ấn Độ theo kỳ nghỉ, lúc đến trạm kiểm soát thì bị các tay súng đeo mặt nạ bắt đi.
Cả 4 người bị đưa đến một nơi mà họ không biết, rồi các tay súng bắt đầu lục soát hành lý, sau đó nhốt họ vào một căn phòng và tra hỏi.
Video đang HOT
“Ba giờ sau khi bị bắt cóc, một trong số các tay súng bước vào phòng rồi tra hỏi tên tuổi, tôn giáo và nghề nghiệp của chúng tôi. Khi nghe chúng tôi nói là giáo viên ở Đại học Sirte, mọi thứ đã thay đổi”, ông Kumar kể.
Ông Kumar cho biết, trong nhóm tay súng có một người cầm đầu tự xưng là Sheikh. Sheikh đã gọi điện cho một ai đó và nói chuyện bằng tiếng Ả Rập. Theo ông Kumar, “cử chỉ của Sheikh đã thay đổi sau khi nói với người kia chúng tôi là giáo viên và Sheikh đáp lại trong điện thoại rằng: Được, chúng tôi sẽ không làm hại họ và sẽ chăm sóc tốt cho họ”.
Sau đó, Sheikh quay sang phía con tin và nói: “Chúng tôi rất tôn trọng giáo viên, các ông đã giúp nhiều trẻ em Libya học được nhiều thứ. Chúng tôi sẽ không bịt mắt hay trói tay các ông”, The Times of India dẫn lời ông Kumar.
Còn theo lời ông Laxmikanth, Sheikh còn hỏi họ tại sao lại rời khỏi Libya và họ biết gì về đạo Hồi. Sau khi tự nhận là giáo viên ở Đại học Sirte và giải thích lý do về Ấn Độ thăm nhà trong kỳ nghỉ cũng như chuyện đạo Hồi và đạo Hindu hòa hợp ở Ấn Độ, thì cả 4 người được thả ra trong đêm, theo The Times of India.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Ấn Độ: Đôi tình nhân tự tử ở nơi là biểu tượng của tình yêu
Một đôi tình nhân trẻ tuổi ở Ấn Độ đã cắt cổ tự tử vì bị cấm kết hôn ở đền Taj Mahal - địa danh nổi tiếng được xem là biểu tượng của tình yêu.
Đền Taj Mahal được xem là biểu tượng của tình yêu - Ảnh: AFP
Rất may là cả hai đã được cứu sống.
Cảnh sát cho biết đôi tình nhân này bị gia đình ngăn cấm vì tôn giáo khác biệt: một người theo đạo Hindu còn người kia theo đạo Hồi. Họ đã dẫn nhau đến ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng. Cô gái tự cắt cổ trước, sau đó là người yêu của cô. Mọi người phát hiện cả hai nằm trên một vũng máu và đưa đến bệnh viện.
Ở Ấn Độ, hôn nhân khác tôn giáo vẫn là điều cấm kỵ.
Báo Times of India dẫn lời người thanh niên vừa được cứu sống cho biết cả hai đã cố gắng thuyết phục gia đình chấp nhận cuộc tình của họ nhưng "rào cản tôn giáo vẫn quá lớn".
"Chúng tôi làm như vậy sau khi mọi cố gắng được ở bên nhau đều không mang lại kết quả", người thanh niên nói hôm 16.7.
Đền Taj Mahal là công trình mà vị vua của đế quốc Mughal là Shah Jahan xây cho người vợ yêu Mumtaz Mahal để làm lăng mộ sau khi bà qua đời hồi thế kỷ 17. Sau này, Taj Mahal là điểm du lịch nổi tiếng khắp thế giới.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Người Hồi giáo trên thế giới chuẩn bị kết thúc tháng lễ Ramadan Người Hồi giáo khắp nơi trên thế giới đang trải qua những ngày cuối cùng của tháng lễ Ramadan và chuẩn bị cho lễ Eid Al Fitr, chấm dứt tháng ăn chay. Ở nhiều nơi trong thế giới Hồi giáo vẫn đang phải chịu cảnh chiến tranh loạn lạc nhưng vào dịp lễ Eid Al Fitr, với ý nghĩa là "ánh sáng cuối...