Thoát chết trong vụ xả súng Paris nhờ trốn dưới hầm ba giờ
Hai du khách người Scotland chạy nhầm xuống tầng hầm và may mắn thoát chết khi những kẻ khủng bố xả súng ở nhà hát Bataclan, Paris.
Mariesha Payne (trái) and Christine Tadhope tại sân bay Scotland hôm qua. Ảnh:Sky News
Christine Tadhope, 35 tuổi và Mariesha Payne, 33 tuổi, đang du lịch Paris nhân sinh nhật của Tudhope. Họ đi xem buổi biểu diễn của nhóm nhạc rock Mỹ ở nhà hát cùng bạn bè.
Tuy nhiên, cuộc vui nhanh chóng trở thành một thảm kịch khi những tay súng mặc đồ đen đột ngột xuất hiện.
“Loạt đạn đầu diễn ra liên tục và rất nhanh. Sau đó nó dừng lại. Mọi người thở hổn hển và nghĩ rằng đó là một tiết mục trong buổi trình diễn. Rồi loạt đạn thứ hai vang lên. Mọi người cúi rạp xuống theo bản năng. Tôi chỉ biết hét lên ‘Chạy đi, hãy chạy ra khỏi đây’. Chúng tôi ở gần lối thoát và chỉ biết bỏ chạy”, Telegraph dẫn lời Tudhope kể.
Tuy nhiên, trong lúc hoảng loạn, hai người bạn lại chạy xuống tầng hầm và cuối cùng bị mắc kẹt ở đó.
“Vài giây sau, cánh cửa bật ra và chúng tôi nghĩ ‘Chúng đang đến, mình chết chắc rồi’. Thì ra đó là hai khán giả khác. Chúng tôi chặn cửa và tắt điện rồi trốn ở đó trong ba giờ tiếp theo, lắng tai nghe những gì đang diễn ra”, cô kể tiếp.
Video đang HOT
Họ nghe thấy những âm thanh hỗn loạn của tiếng súng và tiếng la hét ở tầng trên, thậm chí cả tiếng những tên khủng bố nói chuyện với nhau.
“Chúng tôi không chắc chúng đang nói chuyện với ai, nhưng hai anh chàng Italy nói tiếng Pháp và kể với chúng tôi rằng chúng đang giam giữ các con tin, chúng đang nói chuyện với cảnh sát”, Tudhope kể.
Việc trốn dưới hầm thực sự là một điều may mắn đối với họ bởi đến nửa đêm, lực lượng cảnh sát đã tiến hành đột kích nhà hát để giải cứu con tin, bắn hạ một tay súng. Hai tên còn lại kích nổ đai bom tự sát.
Lực lượng cứu hộ xuất hiện và nói với họ rằng “Các cô có thể khóc được rồi, các cô đã an toàn”.
“Tôi không thể tin được chúng tôi còn sống. Trong khi chúng tôi trốn dưới hầm, có một lúc, khoảng 20 phút, súng ngừng bắn, nhưng có rất nhiều tiếng la hét, một nhân chứng mà chúng tôi nói chuyện cùng sau đó kể rằng mọi người đã bị chúng tra tấn và bị đâm vào lúc đó”, cô kể.
Payne cho hay cô đã rất sợ hãi khi nghĩ rằng không bao giờ được nhìn thấy con mình nữa. Hôm qua, Tudhope và Payne đã trở về Scotland an toàn.
89 người đã thiệt mạng vào buổi tối kinh hoàng ở nhà hát Bataclan. Hàng chục người khác bị sát hại tại 5 địa điểm gần đó, trong thảm họa tồi tệ nhất nước Pháp kể từ Thế chiến II.
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm đứng sau các vụ tấn công.
Duyên Nguyễn
Theo VNE
Vệt máu của nước Pháp
Hơn 12 tiếng sau vụ tấn công, tôi mới dám mở cửa ra đường. Trời Paris vào thu dường như u ám, nặng nề như nỗi lòng người dân nước Pháp lúc này.
Nỗi đau trước hiện trường thảm sát ở quán Le Carillon - Ảnh: AFP
Khu phố Bichat sáng cuối tuần bình thường khá vắng lặng mà nay bỗng đông đúc lạ thường.
Tất cả đều hướng về các quán Le Carillon và Le Petit Cambodge, 2 trong số những địa điểm xảy ra tàn sát. Cả hai chỉ cách nhà tôi vài bước chân. Những gương mặt thất thần, đầy lo lắng và đau xót, lặng lẽ để hoa và nến trước cửa 2 nhà hàng. Dọc theo Le Carillon là những vết đạn, vệt máu loang lổ được rải cát, minh chứng của tội ác quá khủng khiếp vừa xảy ra.
Những ai từng đặt chân tới Paris hẳn đều rất thích thú với những hàng quán tràn cả ra vỉa hè, nơi có những chiếc bàn nhỏ chỉ đủ đặt 2 ly rượu vang để người ta có thể ngồi nhấm nháp, vừa hàn huyên vừa ngắm phố phường. Nay nét đẹp ấy đã vấy máu người vô tội khi hầu hết các nạn nhân ở Le Carillon và Le Petit Cambodge đều ngồi ở terrace, tức phần "lấn chiếm vỉa hè" của quán.
IS đã hả hê tuyên bố rằng chúng đã lựa chọn địa điểm ra tay rất "kỹ càng". Đó là những nơi thanh niên, du khách hay lui tới, rất đông đúc mỗi cuối tuần và một nhà hát có sức chứa 1.500 người ở ngay trung tâm Paris, nơi người ta đang sôi nổi hòa mình vào điệu nhạc. Tôi chắc rằng những tên tấn công hẳn là phải sống rất lâu ở Paris mới có thể chọn những vị trí ra tay như vậy. Có thể chúng cũng đã từng ngồi uống cà phê vỉa hè, tham dự một vài nhạc hội sôi động. Vậy mà nay, chúng lạnh lùng hủy diệt mạng sống con người và tắm máu những gì làm nên vẻ đẹp của Paris.
Kể từ khi xảy ra đợt tấn công, tôi đã nhận không biết bao nhiêu cuộc gọi từ người thân, bạn bè. Trên Facebook, mọi người hớt hải hỏi thăm nhau. Tôi cố gắng tỏ ra lạc quan nhất có thể, trả lời tếu táo với bạn bè, nhưng những người nằm xuống kia hoàn toàn có thể là tôi, là người thân, bạn bè...
Nước Pháp những năm gần đây bị cho là xã hội chia rẽ sâu sắc nhất châu Âu với những vấn đề liên quan đến người nhập cư, người theo đạo Hồi và cả kinh tế xuống dốc. Kể từ sau vụ tấn công tòa soạn báo Charlie Herbdo hồi đầu năm, tâm lý chống Hồi giáo và người nhập cư tăng vọt dẫn đến việc đảng cực hữu Front National của bà Marine Le Pen có cơ hội "chiếm diễn đàn" trên chính trường và xã hội Pháp. Chắc chắn tình trạng này sẽ còn tồi tệ hơn sau thảm kịch vừa qua như lời nhận định chua xót từ người bạn Pháp của tôi: "Đất nước này đang mục rữa từ bên trong".
Nước Pháp sau đêm 13.11 sẽ thay đổi vĩnh viễn.
Quốc Thắng
(từ quận 11, Paris)
Theo Thanhnien
Tác động trước mắt, hệ lụy lâu dài Những vụ khủng bố ở thủ đô Paris của Pháp đã biến ngày 13.11 trở thành một dấu mốc lịch sử đối với nước này và cả châu Âu. Ngày 13.11 đã thay đổi cả nước Pháp và châu Âu - Ảnh: Reuters Những biện pháp được Pháp áp dụng sau đó đặc trưng cho tác động trước mắt của vụ việc như...