Thoát chết khi cơ thể đông cứng trong cái lạnh âm 5 độ
Một người đàn ông ở Pennsylvania, Mỹ, hồi sinh kỳ diệu sau khi cơ thể đông cứng vì bị vùi trong tuyết nửa ngày dưới thời tiết âm 5 độ.
Smith được điều trị hồi sức trong bệnh viện. Ảnh: The Washington Post.
The Washington Post hôm 20/1 đưa tin, Justin Smith trượt ngã trên đường đi bộ về nhà và bị tuyết lở vùi lấp. Khi được tìm thấy sau đó 12 tiếng, nhiệt độ cơ thể của Smith ở dưới 20 độ C, mặt anh tím xanh và tim không có dấu hiệu đập.
“Mọi dấu hiệu khiến chúng tôi tin rằng anh ấy đã chết từ khá lâu”, một nhân viên cứu thương kể lại. Cha của Smith, người phát hiện ra anh, thậm chí đã gọi cho bác sĩ giám định pháp y và thông báo tin buồn cho vợ.
Tuy nhiên, Smith đã sống lại nhờ hành động kịp thời của Gerald Coleman, bác sĩ cứu thương đang trực gần bệnh viện Lehigh Valley.
“Suy nghĩ y khoa của tôi rất đơn giản: cơ thể bạn cần phải còn ấm khi chết. Bản năng thôi thúc tôi hãy cho người này một cơ hội”, Coleman chia sẻ.
Video đang HOT
Coleman yêu cầu nhân viên cứu thương bắt đầu tiến hành hồi sức tim – phổi liên tục trong hai tiếng cho Smith. Smith được chuyển từ bệnh viện Lehigh Valley đến nơi khác và được truyền máu ấm chứa oxy. Vào buổi tối cùng ngày, tim anh bắt đầu đập trở lại.
Trường hợp hạ thân nhiệt của Smith cho thấy quá trình đông cứng nếu xảy ra ở tiến độ phù hợp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể và bảo vệ con người trước những ảnh hưởng có hại. Những tế bào đông cứng không cần nhiều oxy và trạng thái chết giả này có thể kéo dài vài tiếng trước khi bệnh nhân được hồi sức.
Chỉ cần trái tim không ngừng đập hoàn toàn và hồi sức tim – phổi được tiến hành ngay lập tức, bệnh nhân vẫn có khả năng bình phục. Smith mất hai ngón tay và toàn bộ ngón chân do tổn thương vì lạnh, nhưng anh đã hồi phục hoàn toàn. Một nghiên cứu vào năm 2012 ghi nhận 50 % bệnh nhân hạ thân nhiệt được điều trị bằng phương pháp trao đổi oxy ở màng ngoài cơ thể (ECMO) có thể sống sót, ngay cả khi tim ngừng đập trong thời gian dài.
Các bác sĩ tin rằng quá trình đông cứng cơ thể nhân tạo để bảo quản và làm ấm trở lại sau phẫu thuật có thể giúp cứu sống những người bị thương do bắn súng, đâm chém hoặc tai nạn làm gián đoạn nguồn cung cấp máu lên não, dù việc thử nghiệm quá trình mới diễn ra ở quy mô hạn chế.
Phương Hoa
Theo VNE
Bờ đông nước Mỹ tê liệt vì bão tuyết
Hơn 50 triệu người bị ảnh hưởng khi khu vực phía đông nước Mỹ hứng trận bão tuyết được dự báo là lớn nhất trong gần 100 năm qua.
Tuyết phủ kín đường phố xung quanh trụ sở quốc hội Mỹ ngày 21.1 (giờ địa phương) - Ảnh: AFP
Tờ The Guardian hôm qua 22.1 đưa tin một cơn bão tuyết cực lớn ập vào bờ đông nước Mỹ từ ngày 22.1 (giờ địa phương), có nguy cơ làm tê liệt 1/3 quốc gia này khi tuyết rơi có thể dày tới 76 cm.
Cơ quan Thời tiết quốc gia (NWS) cảnh báo bão tuyết lần này có thể là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đối với mạng sống và tài sản của hàng chục triệu người ở các bang nằm phía Đại Tây Dương. "Đây thật sự là một cơn bão vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng hơn 50 triệu người và gây tê liệt trên diện rộng", AFP dẫn lời Giám đốc NWS Louis Uccellini nhấn mạnh.
Trong mấy ngày qua, bão tuyết còn chưa thật sự tấn công mà đã xảy ra nhiều sự cố chết người. Sáng 21.1 (giờ địa phương), một người đàn ông ở bang Maryland thiệt mạng do bị máy xúc tuyết tông trúng khi đang đi bộ trên đường trong tình trạng tuyết rơi dày đặc khiến tầm nhìn bị che khuất hoàn toàn. Ở bang Bắc Carolina, 2 phụ nữ tử vong trong một tai nạn giao thông do đường trơn, theo Reuters.
Người dân dọn sạch các kệ hàng ở Virginia - Ảnh: EPA
Cho đến sáng 22.1, tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại thủ đô Washington D.C và ít nhất 5 bang là Tennessee, Bắc Carolina, Virginia, Maryland và Pennsylvania. Trong đó, NWS đặt Washington D.C và TP.Baltimore thuộc Maryland trong tình trạng cảnh báo bão tuyết từ 15 giờ ngày 22.1 đến sáng 24.1.
NWS dự báo tuyết rơi dày 61 cm ở trung tâm thủ đô và lên tới hơn 76 cm ở các vùng ngoại ô phía tây, với sức gió giật 80 km/giờ, theo Reuters. Nếu đúng như dự báo, tuyết rơi ở Washington D.C lần này sẽ cao hơn mức kỷ lục 71,1 cm được ghi nhận hồi năm 1922. Bão tuyết năm đó đã khiến 100 người thiệt mạng.
Để ứng phó bão, giới chức Mỹ tuyên bố sẽ phải thực hiện một biện pháp bất thường là cho tạm ngưng hoạt động hệ thống xe buýt và đường sắt ở Washington D.C từ tối 22.1 đến sáng 25.1. Tờ The Washington Post dẫn lời giới chức cho hay đây là lần đóng cửa hệ thống đường sắt thủ đô lâu nhất trong lịch sử hình thành hơn 40 năm. Ngoài ra, các hãng hàng không loan báo sẽ hủy tổng cộng 2.000 chuyến bay trong ngày 22.1 và 3.000 chuyến vào 23.1.
Chính quyền các thành phố cũng đã chuẩn bị nhiều đội máy xúc và muối để làm tan tuyết, trong khi lực lượng Vệ binh quốc gia ở Virginia lên kế hoạch triển khai 300 binh sĩ để hỗ trợ ứng phó bão.
Trong khi đó, hàng trăm ngàn người dân đổ xô mua nhu yếu phẩm dự trữ như bánh mì, sữa, bóng đèn, pin và máy phát điện... Trong đợt bão tuyết hồi tháng 2.2010 với lớp tuyết phủ dày gần 61 cm, hàng trăm ngàn người ở Washington D.C và vùng phụ cận đã rơi vào cảnh mất điện, theo CNN.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Bỏ quên điện thoại tại hiện trường vì mải ăn cắp iPhone Một người phụ nữ đánh cắp chiếc iPhone 6 tại một thẩm mỹ viện ở hạt Delaware, bang Pennsylvania (Mỹ) sau đó quay trở lại hiện trường vì trót bỏ quên chiếc điện thoại di động của mình. Một người phụ nữ có tên Laketa Wanamaker bị cáo buộc ăn cắp một chiếc iPhone 6 trong một thẩm mỹ viện ở hạt Delaware,...