Thoát cảnh thất nghiệp nhờ in hồ sơ xin việc lên áo
Đang thất nghiệp đến ‘nhăn răng’, nam thanh niên bỗng nảy ra ý tưởng độc lạ: in hồ sơ xin việc lên áo.
Song Jiale vừa tốt nghiệp cử nhân trường Đại học Địa chất (Đại học Vũ Hán, ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Tuy nhiên, anh chàng không tìm được bất kỳ công việc thực tập nào suốt nhiều tháng qua, dù đã rải nhiều bộ hồ sơ xin việc.
Ý tưởng độc lạ giúp thanh niên hết thất nghiệp
Sực nhớ ra những người lớn tuổi treo biển hiệu quảng cáo trên người và đi khắp phố ở tỉnh Hà Nam quê mình, Song Jiale nảy ra ý tưởng in hồ sơ xin việc lên chiếc áo phông trắng. “Tôi chắc chắn những nhà tuyển dụng sẽ chú ý”, Song khẳng định.
Được biết, mặt trước chiếc áo phông là dòng chữ “Tốt nghiệp năm 2024, đang tìm việc làm. Vui lòng xem thêm tại mặt sau”.
Ở phần lưng áo là sơ yếu lý lịch “trích chéo” của nam cử nhân. Anh chàng cũng rất nhạy bén khi đặt một mã QR lên áo để các nhà tuyển dụng dễ liên lạc.
Video đang HOT
Hình ảnh anh chàng thất nghiệp với chiếc áo phông in hồ sơ xin việc được nhiều người “chụp lén”.
Ngoài ra, anh còn nhắn gửi một thông điệp đọc xong ai ai cũng phải mủi lòng: “Tìm việc cũng khó như tìm bạn đời vậy. Hãy giúp đỡ lẫn nhau ạ!”.
Nam thanh niên đã diện chiếc áo phông độc đáo đi tàu từ quê nhà Hà Nam đến Hồ Bắc. Suốt chặng đường, trang phục bắt mắt giúp anh thu hút được hàng loạt ánh nhìn tò mò. Nhiều người đến bắt chuyện và hỏi thăm tình hình Song. Không lâu sau, anh chàng đã nổi tiếng rần rần khắp cả nước nhờ sự viral trên mạng xã hội.
Không ít công ty đã biết đến Song sau vụ việc, tìm cách tuyển dụng anh. Cuối cùng, anh chàng hết thất nghiệp, đồng ý về đầu quân cho một công ty trong lĩnh vực may mặc đồ thể thao, ở vị trí thực tập sinh.
Theo đuổi Youtube vì đam mê, chàng trai thất nghiệp thu về chục tỷ đồng mỗi năm
Seth Fowler có 1,1 triệu người đăng ký theo dõi các bài đánh giá giày thể thao của anh ấy trên YouTube.
Nhờ tài trợ và doanh thu quảng cáo, Fowler đã thu về 485.000 USD vào năm ngoái từ YouTube.
Sau khi học thiết kế ở trường đại học, vào năm 2016, Seth Fowler đã đưa kiến thức chuyên môn của mình lên YouTube bằng các bài đánh giá về giày sneaker. Anh ấy nói trong các video của mình về chất lượng của một đôi giày, chất liệu, sự thoải mái, mức giá, kích cỡ,...
Vào năm 2018, sau khi bị sa thải và thất nghiệp, Seth Fowler tập trung toàn bộ thời gian vào đam mê của bản thân. Thời điểm đó, kênh của anh có khoảng 150.000 người đăng ký và đến tháng 11 năm ngoái, con số trên đã tăng lên 1 triệu.
Kênh YouTube hiện có 1,1 triệu người đăng ký, mang về tổng doanh thu khoảng 485.000 USD từ các hợp đồng quảng cáo và tài trợ vào năm ngoái. Nhưng Fowler không chỉ gắn bó với YouTube - đế chế kinh doanh mới chớm nở của anh còn bao gồm doanh số bán hàng trên nền tảng mua sắm trực tiếp Whatnot và công ty may mặc của riêng anh.
Fowler đồng sáng lập Athcry vào năm 2020 với mong muốn "tạo ra những đôi tất tốt nhất từ trước đến nay". Trong năm 2022, hãng đạt khoảng 900.000 USD doanh thu. Nền tảng Whatnot, SneakerCon và Takout NY cũng giúp Fowler kiếm thêm hơn 100.000 USD. Năm nay, anh sẽ tái đầu tư số tiền đó vào công ty thay vì nhận tiền lương. Người trong cuộc xác nhận rằng Athcry vào năm 2023 có doanh thu gần 800.000 USD cho đến nay.
Kiếm tiền từ tình yêu dành cho giày thể thao
Anh ấy đã từng tính phí quảng cáo rất rẻ, chỉ 200 USD cho mỗi quảng cáo dù anh ấy nhận được khoảng 30.000 lượt xem mỗi video. Các YouTuber về giày thể thao khác đã nói với anh ấy rằng mức giá có thể tăng lên vài nghìn USD. Giờ đây, với lượng khán giả lớn hơn, anh thường kiếm được từ 5.000 đến 10.000 USD cho một lần quảng cáo.
Phần lớn doanh thu YouTube của Fowler đến từ quảng cáo - ước tính trong năm 2022 mang lại khoảng 292.500 USD. Tính đến đầu năm nay, anh chàng đã kiếm được khoảng 178.500 USD từ quảng cáo trên YouTube.
Giáng sinh luôn là khoảng thời gian quan trọng - thời điểm người tiêu dùng mạnh tay chi lớn cho quần áo và đồ dùng. Chỉ riêng tháng 9 năm 2022, Seth Fowler đã kiếm được 38.000 USD.
Marketing
Athcry tập trung thực hiện chiến dịch marketing thông qua quảng cáo trên Facebook và Google. Hãng cũng cố gắng tiếp cận các nhà bán lẻ và hợp tác với nhiều KOLs hơn. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhất là đối với một doanh nghiệp nhỏ lẻ như của Fowler. Dẫu vậy, việc tiếp thị thông qua những người sáng tạo nội dung mới có thể giúp thương hiệu tiếp cận đúng những tệp khách hàng thực sự yêu thích giày thể thao.
Được biết, Seth Fowler có mối quan hệ thân thiết với rất nhiều thương hiệu lớn, trong đó có Jordan. Những đôi giày của các hãng nổi tiếng như Vans, Puma, Converse, Nike,... cũng được anh review tỉ mỉ và rất chân thực.
Nghịch lý "nghỉ việc" kỳ lạ của người trẻ Trung Quốc, tổ chức cả tiệc để ăn mừng Người trẻ Trung Quốc coi chuyện nghỉ việc như một "thành tích" cần đạt được để thoát khỏi những đau khổ và bất công trong công việc. Thậm chí, họ còn tổ chức tiệc tùng cùng bạn bè ăn mừng. Cạnh tranh khốc liệt về học tập và thăng tiến, làm việc quá sức chỉ nhận về mức lương không xứng đáng, nhiều...