Thoát cấm vận, Iran nhắm mua hàng trăm tiêm kích cơ từ Trung Quốc, Nga
Một nguồn tin của trang Debka tiết lộ Tehran sắp sửa hoàn tất thương vụ mua 150 máy bay chiến đấu đa năng Chengdu J-10 của Trung Quốc, sau khi đặt mua 100 máy bay của Nga.
J-10 được cho là có thể sánh ngang với F-16 của Mỹ. (Ảnh: xbradtc.com)
Dù được cho là có thể sánh ngang với tiêm kích cơ F-16 của Mỹ, Debka này cho rằng thực chất J-10 là bản sao của máy bay Lavi do ngành hàng không Israel phát triển vào nửa cuối thập niên 1980.
Israel đã bán công nghệ này cho Trung Quốc sau khi Washington kiên quyết yêu cầu Israel ngừng sản xuất máy bay Lavi. Mỹ sau đó đã phản đối thương vụ chuyển giao công nghệ này bởi cho rằng phi cơ Lavi được sản xuất nhờ một vài công nghệ của Mỹ.
Video đang HOT
Máy bay J-10 của Trung Quốc có hai phiên bản, một chỗ ngồi J-10A và hai chỗ ngồi J-10B, phục vụ công tác huấn luyện, tấn công mặt đất và chiến tranh điện tử.
Debka ngày 22/7 dẫnmột số nguồn tin cho biết Mátxcơva và Tehran đã hoàn tất một thương vụ lớn bao gồm 100 máy bay tiếp liệu IL78 MK1 (được NATO định danh là Midas). Midas được cho là sẽ giúp mở rộng tầm hoạt động của các tiêm kích cơ Iran lên 7.300km và có thể tiếp nhiên liệu cho 6-8 chiếc máy bay cùng lúc.
Iran cũng đang cân nhắc mua của Nga 250 máy bay chiến đấu đa năng hiện đại Sukhoi-Su-30MK1 (loại tiêm kích cơ được NATO gọi là Flanker-H). Giới phân tích đánh giá, dù rất hiện đại, máy bay Flanker cũng có một nhược điểm lớn. Để mang theo đủ 8 tấn đạn dược, Flanker phải sử dụng cả 2 động cơ AL-31FP, nhưng khi chuyển từ sử dụng 1 sang 2 động cơ, hay ngược lại, thường khiến động cơ ngừng hoạt động.
Mạng Debka đánh giá rằng quy mô các thương vụ với Nga và Trung Quốc – lên tới 550 máy bay chiến đấu, trị giá hàng tỷ USD- cho thấy Iran đặt ưu tiên hàng đầu là nâng cấp lực lượng không quân ngay sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Bạch Trúc
Theo Dantri/Debka
Pháp chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ phát triển tên lửa BrahMos
Pháp đã đồng ý với yêu cầu của Ấn Độ về việc cung cấp công nghệ điều khiển tên lửa của công ty Safran (Sagem), Pháp cho New Delhi sử dụng với tên lửa siêu âm BrahMos.
Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp song phương giữa Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian và Quốc vụ khanh phụ trách quốc phòng của Ấn Độ Rao Inderjit Singh, ở Paris vào hôm 17-6.
Tên lửa siêu âm BrahMos của Ấn Độ
"Tôi đã đưa ra yêu cầu với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp và ông ấy nói với tôi rằng sẽ không có vấn đề gì trong việc chuyển giao công nghệ này để áp dụng trên tên lửa BrahMos và công ty Sagem sẽ đệ đơn xin phép cho chính phủ Pháp, nhằm giúp việc thoả thuận được tiến hành nhanh chóng", ông Singh tự tin khẳng định.
Ngoài ra, 2 bên cũng bàn bạc về việc tiến hành thoả thuận Rafale, vốn đang thực hiện khẩn trương và chắc chắn, sau tuyên bố bất ngờ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào tháng 4 về việc New Delhi chấp nhận mua 36 máy bay Rafale. Ông Singh cho biết các điều khoản chi tiết đang được hoàn thành và hợp đồng cuối cùng sẽ đạt được trong vòng 3 tháng tới. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng chuẩn bị đến New Delhi nhằm hoàn thành nốt các công việc liên quan đến thoả thuận này.
Tại triển lãm Paris Airshow đang diễn ra, Ấn Độ cũng đã hội đàm với đoàn đại biểu Israel, nhằm tìm cách phát triển hợp tác và chia sẻ công nghệ.
"Chúng tôi đã đề nghị chính phủ Israel cung cấp một vài công nghệ cho quân đội của mình. Họ cũng đã đồng ý, tuy nhiên, muốn thảo luận thêm về điểm đến chính xác của các công nghệ này. Họ hài lòng với các thoả thuận liên chính phủ nhưng có lẽ không thích liên quan tới các công ty tư nhân. Và đây chính là các mặt mà chúng tôi cần phải xem xét", ông Singh cho biết.
Theo_An ninh thủ đô
Phi hành gia Nga gửi lời chúc Việt Nam từ trạm ISS Phi hành gia Padalka, từ trạm vũ trụ quốc tế ISS, đã gửi lời chúc mừng tới các quan khách trong Lễ kỷ niệm "Ngày hàng không và vũ trụ thế giới" (12/4) và "50 năm ngày phi công vũ trụ Liên Xô Alexei Leonov lần đầu bước ra vũ trụ" tại Hà Nội vào tối qua 11/4. Giám đốc Trung tâm Khoa...