Thoát án tử nhờ đổi tham ô sang trộm cắp
Với số tiền chiếm đoạt hơn 20 tỉ đồng, nếu là tội tham ô thì bị cáo sẽ đối diện mức án tử hình nhưng nhờ chuyển sang tội trộm cắp nên chỉ lãnh án chung thân.
Ngày 23-6, TAND TP.HCM mở lại phiên tòa sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thanh Nhàn, nguyên phó phòng marketing Agribank Chi nhánh Bình Thạnh, tù chung thân về tội trộm cắp tài sản.
Đáng chú ý, ban đầu Nhàn bị truy tố và đưa ra xét xử về tội tham ô tài sản, có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Vì sao Nhàn được xác định lại tội danh?
Lấy 20 tỉ nướng vào đỏ đen
Theo hồ sơ, từ cuối năm 2011, dưới sự chỉ đạo của Nhàn, dù không có chứng từ phê duyệt của lãnh đạo nhưng thủ quỹ vẫn giao tiền để Nhàn tự vận chuyển từ kho ra trụ ATM. Quá trình này không có sự chứng kiến của các lãnh đạo chi nhánh, không dán niêm phong vào các hộp đựng tiền. Lợi dụng sự dễ dãi, thiếu trách nhiệm của lãnh đạo chi nhánh, Nhàn đã nhiều lần mở hộp đựng tiền chiếm đoạt tổng cộng 20,3 tỉ đồng.
Có tiền, Nhàn mướn xe sang Campuchia đánh bạc. Nhàn khai toàn bộ số tiền chiếm đoạt được của ngân hàng đã thua sạch tại Campuchia. Sau đó, Nhàn bị bắt tạm giam và bị truy tố tội tham ô tài sản.
Tháng 9-2015, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xử Nhàn về tội danh nói trên. Tại phiên tòa này, các bị cáo cán bộ Agribank Chi nhánh Bình Thạnh đều thừa nhận nếu làm đúng quy trình thì Nhàn không thể lấy được tiền.
Cuối cùng, tòa đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm làm rõ một số vấn đề. Trong đó, mấu chốt là Nhàn có được ủy quyền tham gia vào Ban quản lý (BQL) ATM vào năm 2009 trước khi Agribank Chi nhánh Bình Thạnh có quyết định chính thức thành lập BQL ATM vào tháng 8-2012 hay không.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn sau phiên xử. Ảnh: HOÀNG YẾN
Sau khi điều tra lại, đầu năm 2016, TAND TP.HCM mở lại phiên xử. Các luật sư bào chữa cho Nhàn đề nghị HĐXX chuyển tội danh của Nhàn thành trộm cắp tài sản.
Lý do các luật sư đưa ra là thời gian phạm tội Nhàn chưa chính thức được quyết định là thành viên BQL ATM mà chỉ là nhân viên của phòng kế hoạch nguồn vốn. Như vậy, anh ta đã lén lút lấy số tiền khi không có ai quản lý. Cụ thể, Nhàn không là người quản lý tiền tiếp quỹ ATM mà Nhàn chỉ là nhân viên kỹ thuật, nhiệm vụ được giao là giữ chìa khóa kỹ thuật của bốn máy ATM để xử lý các sự cố.
Và một lần nữa, tòa trả hồ sơ cho VKS.
Từ tham ô xác định thành trộm cắp
Sau khi điều tra bổ sung, VKS xác định Nhàn là nhân viên phòng kế hoạch nguồn vốn tại Agribank Chi nhánh Bình Thạnh từ năm 2005. Tháng 12-2009, chi nhánh này thành lập BQL ATM với ba thành viên. Sau đó, hai thành viên ủy quyền lại cho Đỗ Hữu Khương (nguyên phó phòng kế toán ngân quỹ) và Nhàn làm thành viên BQL. Tuy nhiên, ủy quyền này không được giám đốc chấp nhận. Đến tháng 8-2012, lãnh đạo ngân hàng này mới có quyết định chính thức cho Khương và Nhàn vào BQL ATM.
Theo VKS, dù các quy định liên quan đến quản lý, tiếp quỹ cho các máy ATM rất chặt chẽ nhưng BQL ATM Chi nhánh Bình Thạnh đã không thực hiện đúng quy trình mà giao Nhàn tự thực hiện. Cụ thể, Nhàn tự ước tính máy ATM nào gần hết tiền, cần tiếp quỹ thì điện thoại xuống cho thủ quỹ chi tiền. Khi chi tiền, thủ quỹ không yêu cầu phải làm chứng từ kế toán hoặc giấy đề nghị tiếp quỹ có phê duyệt, cũng không làm chứng từ phiếu xuất nhập tiền nội bộ mà để Nhàn tự nạp tiền vào các hộp đựng tiền.
Các thành viên khác trong BQL ATM phần lớn không tham gia, không niêm phong các hộp tiền, không tham gia vận chuyển áp tải. Các hộp tiền của chu kỳ cũ khi đưa từ máy ATM về kho quỹ cũng không được họ kiểm đếm, không lập biên bản kiểm quỹ, không được đối chiếu tồn quỹ trong suốt một thời gian dài.
Lợi dụng sơ hở đó, từ cuối năm 2011, Nhàn đã chiếm đoạt hơn 20 tỉ đồng của Agribank Chi nhánh Bình Thạnh. Hành vi này đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội trộm cắp tài sản. Từ những lý do trên, VKS đã quyết định thay đổi tội danh từ tham ô sang trộm cắp tài sản và truy tố Nhàn ra tòa.
Tại phiên tòa ngày 23-6, HĐXX đồng tình với VKS trong việc xác định số tiền Nhàn lấy cắp cũng như tội danh truy tố mới. Từ đó, tòa tuyên phạt Nhàn mức án chung thân.
Ngoài ra, khi Nhàn được đổi sang tội trộm cắp tài sản, hai bị cáo liên quan cũng được xác định lại tội danh, từ cố ý làm trái sang thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (ba bị cáo khác cũng cùng tội này). Tòa phạt các bị cáo này từ hai năm tù treo đến hai năm bốn tháng 21 ngày tù (bằng thời gian tạm giam).
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Chồng thụ án chung thân, vợ "tiếp bước"... vào tù
Chỉ với một bộ hồ sơ giả gắn với căn biệt thự của người khác, song chồng Hà vẫn liên tiếp bán cho nhiều người. Biết rõ là thế nhưng thiếu phụ này vẫn hùa theo việc làm bậy bạ của chồng.
Ngày 24-6, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Phạm Thị Hà (SN 1976, trú ở phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) 9 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Và điều đáng nói ở vụ án này là giữ vai trò chính, chồng bị cáo hiện đang phải chấp hành án tù chung thân cùng tội danh.
Mở tòa, HĐXX sơ thẩm làm rõ năm 2006, Nguyễn Hồng Minh (chồng Hà) thành lập công ty nhưng liên tục kinh doanh thua lỗ. Để có tiền trang trải, Minh liền làm giả giấy tờ gắn với một ngôi biệt thự ở Khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên) và bán nhà đất theo kiểu "bán vịt trời".
Hổ thẹn về hành vi gây ra, Phạm Thị Hà luôn "né" khi bị chụp hình
Cụ thể, giữa tháng 2-2010, Minh ra bến xe Hà Đông (cũ) gặp người tên Hùng (không rõ lai lịch) và thuê làm giả bộ giấy tờ nhà đất mang tên đối tượng. Tiếp đến, chồng Hà dẫn đối tượng tên Hùng sang Khu đô thị Việt Hưng, rồi chỉ bừa vào một ngôi biệt thự 3,5 tầng đã được xây thô do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư.
Sau đó, Minh yêu cầu người tên Hùng "chế" cho một bộ hồ sơ mua nhà giả từ chủ đầu gắn với ngôi biệt thự nêu trên. Vài ngày sau, Minh quay lại Bến xe Hà Đông và nhận cùng lúc 3 bộ hồ sơ giả về ngôi biệt thự tại khu đô thị Việt Hưng gồm: hợp đồng mua nhà, phiếu thu tiền cùng biên bản bàn giao và nghiệm thu tài sản.
Có được "bảo bối", Minh kéo vợ đi gặp bà Cao Thị Vinh (trú ở quận Hoàn Kiếm) chào bán căn biệt thự "ma" với giá 4,6 tỷ đồng. Cùng thời điểm (ngày 9-3-2010), Minh đến nhà ông Vũ Ngọc Khanh (ở quận Thanh Xuân) hỏi vay tiền và dự định dùng giấy tờ nhà đất giả để thế chấp.
Nhưng tại đây, chồng Hà tình cờ gặp ông Trương Tuấn Nghĩa (trú ở phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, bạn ông Khanh) đang ngồi chơi. Biết chuyện chồng Hà đang bí bách và cũng có nhu cầu đầu tư nên ông Nghĩa đề nghị Minh bán ngôi biệt thự liền kề tại Khu đô thị Việt Hưng cho mình với giá 6 tỷ đồng.
Và rồi ngày 10-3-2010, ông Nghĩa cùng vợ chồng Hà đã lập hợp đồng mua bán ngôi biệt thự "ma". Trước khi giao nốt hơn 800 triệu đồng cho vợ chồng Minh, ngày 25-4-2010, ông Nghĩa đến HUD làm thủ tục sang tên chủ mới thì mới biết mình bị lừa đảo.
Ngoài ra, cũng với thủ đoạn như vậy, vợ chồng Minh còn tiếp tục bán căn biệt thự của người khác tại Khu đô thị Việt Hưng cho ông Nguyễn Thanh Tùng (trú ở phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với giá 7,5 tỷ đồng. Trước khi phát hiện ra giấy tờ nhà đất giả, bị hại tiếp theo này cũng đã tạm chuyển cho Minh 2,6 tỷ đồng.
Tổng cộng, vợ chồng Minh đã lừa đảo chiếm đoạt được 9,6 tỷ đồng của 3 người bị hại chỉ với mấy thứ giấy tờ làm giả gắn với căn biệt thự "ma" tại khu đô thị Việt Hưng. Trong đó, Hà được xác định đã đồng phạm với chồng để lừa ông Nghĩa, ông Tùng với tiền hơn 7,7 tỷ đồng.
Quá trình giải quyết vụ án, chồng Hà đã bị tòa án tuyên phạt tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trong khi đó, ban đầu Hà không bị đề cập xử lý nên đối tượng đã nhanh chân bỏ trốn. Tuy nhiên, đến cuối tháng 9-2015 thì Phạm Thị Hà ra đầu thú.
Theo_An ninh thủ đô
Kẻ đâm chết vợ vì không được ân ái lãnh án chung thân Khi nghe vợ nói đã có người khác, trong cơn say và bực tức Sơn đã dùng dao đâm chết người "đầu ấp, tay gối" gần 4 năm của mình. Bị cáo Sơn tại phiên tòa sơ thẩm ngày 21.6 Ngày 21.6 TAND TP.HCM xét xử lưu động tại quận 3 đối với Trần Hoài Sơn (SN 1987, quê Phú Yên) và tuyên...