Thoáng bồi hồi xác đậu xào giá hẹ
Trong các món “nhà nghèo”, xác đậu xào với các loại rau, giá được xem là rẻ tiền nhưng ngon và gắn bó với tuổi thơ của nhiều người thuộc thế hệ 8X trở về trước
Nhớ ngày xưa ở quê, mỗi lần nhà có họ hàng tới chơi, bữa cơm trưa chỉ cần 1 chảo xác đậu xào giá hẹ là có thể yên tâm tiếp khách.
Nào là xác đậu xào cuốn bánh tráng ăn kèm rau sống, lá tàu bay hay dùng với cơm thêm chút nước tương ớt tỏi đều rất hợp khẩu vị. Nhất là cái vị béo béo của đậu nành còn vương lại cộng thêm cái thanh ngọt của giá, của hẹ làm bữa ăn như thịnh soạn, đủ đầy hơn.
Mấy chục năm rồi bạn chưa ăn lại món này?
Xác đậu ra đời từ công đoạn làm tàu hủ. Đậu nành sau khi ngâm, xay, vắt lấy phần sữa để nấu tàu hủ, phần xác dù gì vẫn còn rất béo được tận dụng và thế là món xác đậu xào ra đời.
Cái hồi xưa đó, xác đậu muốn ăn phải mua nhưng chỉ cần 500 đồng là đã đủ cho cả nhà 5-6 người. Giờ, xác đậu xào thành món hiếm và cũng ít người ăn. Bởi những lò làm tàu hủ đã công nghiệp hơn, vắt đậu toàn bằng máy nên xác đậu đúng là chỉ còn lại xác, mất đi cái vị béo ngọt của đậu nành.
Video đang HOT
Bởi vậy, nếu ngày nào đó gió trở trời, chợt nhớ cái món xác đậu xào hồi xưa thì phải chịu khó đi chợ, dặn trước mấy chị nấu tàu hủ non để dành, nhưng nhiều khi cũng chẳng có. Bí quá đành mua đậu nành về tự ngâm, xay nấu rồi vắt sữa uống, phần xác để lại xào.
3 nguyên liệu chính để ra đời món ăn “thần thánh” thời thơ ấu: Xác đậu xào
Cái món xác đậu xào vừa dễ làm vừa dễ biến tấu. Nếu nhà ít người thì 1 dĩa xác đậu sẽ đi kèm 1 dĩa giá hẹ. Còn nhà nào con đông, nhiều miệng ăn thì cứ tăng dần tỉ lệ giá hẹ lên là ổn. Thậm chí không có giá hẹ thì thay bằng rau cải khác cũng không làm món ăn giảm hương, nhạt vị.
Xào xác đậu mà kèm với dầu phộng thì mới đúng thơm ngon. Hồi xưa dầu phộng cũng mua ở lò ép, còn thơm nguyên. Đợi chảo thật nóng, rót dầu vào, chấm đũa thấy sủi tăm thì mới cho thật nhiều tỏi đập giập vào phi vàng, kế tới là xác đậu.
Nếu xác đậu được lọc, lấy từ khi còn sống thì phải xào trên lửa nhỏ từ 15-20 phút cho chín kỹ, đừng quên trộn thường xuyên, tránh khét đáy chảo.
Sau khi nghe mùi thơm nồng nàn của đậu nành bay khắp gian bếp thì nêm nếm vừa ăn rồi cho rau, giá vào. Lúc này, tranh thủ đảo chảo liên tục rồi tắt bếp để rau giá vừa xìu xuống, quyện vào cùng xác đậu mà vẫn giữ được độ tươi giòn.
Xác đậu xào cuốn bành tráng, chấm nước tương – đơn giản mà ngon
Cuộc sống hối hả, bao nhiêu món ngon, món lạ ra đời nên xác đậu xào giờ đã trở thành những hoài niệm xa xôi… Để rồi một lúc nào đó thơ thẩn nhớ bỗng giật mình: “Mấy chục năm rồi mình chưa ăn xác đậu xào giá hẹ đó ta ơi!”
Theo Người lao động
Bánh tráng phơi sương
Bánh tráng phơi sương thường được dùng để làm món cuốn với thịt luộc (như thịt heo hoặc bò) ăn kèm với rau sống chấm nước mắm tỏi ớt, gỏi, cá chiên, bún... hoặc có thể ăn kèm với muối Tây Ninh.
Bánh tráng phơi sương thường được dùng để làm món cuốn với thịt heo luộc.
Trong 3 ngày 27, 28, 29/9 vừa qua, tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), UBND tỉnh Tây Ninh phối hợp với UBND thành phố Hà Nội khai mạc sự kiện "Ngày Tây Ninh tại Hà Nội" năm 2019 với chủ đề "Hương sắc Tây Ninh". Tại đây, du khách trong và ngoài nước được thưởng thức nhiều đặc sản Tây Ninh trong đó có món bánh tráng phơi sương nức tiếng...
Có thể nói không phải ngẫu nhiên mà bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là món ăn đặc trưng mà khi đến Tây Ninh du khách nào cũng muốn dùng thử.
Để làm ra được bánh tráng phơi sương ngon thì quan trọng nhất là việc chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn. Sau khi xay gạo xong bỏ thêm một lượng muối vừa phải tạo vị mặn cho bánh chứ không thêm đường như các bánh tráng thường khác. Bánh tráng Trảng Bàng thường được tráng đến hai lớp. Bánh vừa chín còn ướt sẽ được đem ra ngoài nắng phơi cho khô để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
Nướng bánh là công đoạn quan trọng tạo nên màu sắc đặc trưng của bánh tráng phơi sương. Bánh tráng sau khi phơi khô đem vào nướng ở một chiếc lò nướng đặc biệt được sử dụng nhiên liệu đốt bằng "vỏ đậu phộng", điểm đặc biệt lưu ý là bánh không được nướng quá chín và quá phồng nên chỉ nướng sơ trên mặt lửa cho đến khi thấy bánh tráng nổi những hạt bong bóng nhỏ trên mặt và ngã sang màu trắng đục thì dừng lại. Lò nướng bánh tráng làm khá đơn giản từ cái trã nhôm (cái nồi đáy tròn dùng để nấu rượu) đặt nghiêng, người thợ nhanh tay xoay cho cái bánh tráng chín phồng đều cả hai mặt mà vẫn trắng không bị cháy.
Bánh tráng sau khi nướng xong được xếp lên giàn và chờ đến sáng hôm sau chờ đến lúc sương xuống thì đem bánh ra phơi, và chỉ phơi bánh trong khoảng thời gian ngắn, nếu phơi lâu bánh sẽ bị mềm và ẩm ướt và không ngon. Đây là công đoạn quyết định thành công của bánh tráng, vì thế đòi hỏi người làm bánh phải có chút công phu và chịu khó. Người phơi bánh phải "thức" cùng bánh, đợi bánh vừa thấm sương đủ mềm là xếp lại ngay bỏ vào trong bao, lót lá chuối để giữ độ mềm, xốp. Bánh tráng phơi sương không giữ được lâu và phải dùng trong khoảng 1 tuần.
Bánh tráng phơi sương thường được dùng để làm món cuốn với thịt luộc (như thịt heo hoặc bò) ăn kèm với rau sống chấm nước mắm tỏi ớt, gỏi, cá chiên, bún,... hoặc có thể ăn kèm với muối Tây Ninh. Rau sống thì phải đủ 5 vị: chát, ngọt, chua, béo, thơm. Thành phần trên bao gồm rau diếp cá, tía tô, lá hẹ, lá cóc, lá săng mào, lá bứa, lá tràm ổi, húng quế, húng lủi, cần nước, lá mặt trăng, lá săng dẻ, quế vị, ngò tàu,lá xoài... ngoài ra còn có dưa leo xắt dài, dưa chua và giá sống. Các loại lá chỉ ở miền Nam mới có bao gồm lá cóc, săng dẻ, tràm ổi, lá bứa. Như các món Việt Nam khác, nước mắm pha không ngon thì món ăn cũng sẽ mất vị ngon. Thịt heo luộc để ăn bánh tráng phơi sương thường là thịt đùi được luộc nguyên, khi xắt ra trắng và mềm.
Năm 2017, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam-Vietkings sau quá trình tìm tòi, bình chọn trong vòng 5 năm (từ 2011-2016) đã công bố Top 100 món ăn, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam (2011-2016), trong đó, Tây Ninh có 2 đại diện là Bánh tráng phơi sương và Bánh canh Trảng Bàng.
Theo Daidoanket
Ve ve - món ăn ngon... ve kêu Ve xào cuốn bánh tráng chẳng thứ gì bằng. Chảo mỡ phi hành tỏi thơm phưng phức rồi đổ ve ve vô chao qua chao lại, dậm tí tiêu tí nước mắm. Ve ve chín săn mình xúc ra đĩa vàng ươm, cuốn bánh tráng, dưa chuột, rau sống rồi chấm nước mắm chanh ớt. Ve ve cuốn bánh tráng "Ve sầu khóc...