Thoái vốn ngân hàng của PVN đang “tắc”
Do nền kinh tế chung gặp khó khăn nên việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của PVN cũng đang bị “tắc”.
Thông tin này được Chủ tịch HĐTV PVN ông Phùng Đình Thực đưa ra tại họp báo quý III/2013.
Chủ tịch HĐTV Phùng Đình Thực cho biết, theo đề án tái cơ cấu tập đoàn đã được Thủ tướng phê duyệt, PVN vẫn sẽ là một tập đoàn kinh tế đa ngành, tập trung vào 5 lĩnh vực chính. Tuy nhiên, do nền kinh tế chung gặp khó khăn nên việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của PVN cũng đang bị “tắc”.
Theo ông Phùng Đình Thực – Chủ tịch HĐTV PVN, cơ cấu lại tập đoàn này kiên quyết loại bỏ “công ty cháu, chắt” Ảnh: Thanh Tâm
“Chủ trương của PVN là thoái hết vốn đầu tư ngoài ngành nhưng phải theo đúng lộ trình, không phải muốn thoái vốn ngay là thoái được mà phải đảm bảo hài hòa, hiệu quả kinh tế. Có những việc có thể làm được, có những cái vẫn còn vướng mắc, phải báo cáo Chính phủ, các bộ ngành. Nhưng chắc chắn rằng, tới đây PVN sẽ không cho tiến hành lập các công ty cấp 4 – các đơn vị dưới công ty con của tập đoàn như trước đây nữa”- ông Thực chia sẻ.
Video đang HOT
Riêng về lộ trình thoái vốn tại các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành như tài chính, ngân hàng, bất động sản… Phó tổng giám đốc PVN ông Nguyễn Xuân Sơn cho biết, do chưa tìm được đối tác nên khoản đầu tư của PVN vào công ty tài chính, ngân hàng vẫn bị “treo” lại.
Hiện tổng giá trị đầu tư ngoài ngành của PVN là 5.800 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với vốn chủ sở hữu 304.000 tỉ đồng của tập đoàn này. Vốn đầu tư của PVN chủ yếu vào các công ty tài chính, bảo hiểm và ngân hàng, một phần vào xây lắp (các dự án bất động sản do công ty “cháu” thực hiện)…
Khoản đầu tư lớn nhất của PVN, theo ông Sơn là vào Tổng công ty Tài chính dầu khí (PVFC) thì vừa rồi công ty này đã tái cơ cấu lại thông qua sáp nhập với Ngân hàng Phương Tây (WesternBank). Còn về cơ bản, trong đề án tái cấu trúc của mình PVN đã đặt ra kế hoạch thoái vốn vào năm 2015 trên cơ sở đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư và tình hình thị trường. “Hi vọng tới năm 2015 khi thị trường tốt dần lên, sẽ có nhà đầu tư có nhu cầu mua lại thì PVN sẽ thoái hết vốn tại đây”- ông Sơn nói.
Về đầu tư vốn tại thị trường nước ngoài, ông Thực cho biết, hiện PVN đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Tới nay, PVN đang khai thác dầu khí tại Nga với sản lượng 2,8 tr tấn dầu; đang tiến hành khai thác thử nghiệm tại Venezuela, lộ trình khai thác tại Peru vào cuối năm 2013 và tại Algeria vào cuối năm 2014.
“Phải có thời gian dài để đánh giá hiệu quả chứ ko phải ngày hôm nay đầu tư ngày mai có hiệu quả. Hiện tại chúng tôi đang thực hiện theo đúng kế hoạch và báo cáo đầu tư đã được các bộ, ngành phê duyệt” – ông Thực khẳng định.
Tính chung 9 tháng đầu năm, gia tăng trữ lượng dầu khí của PVN đạt 21,81 triệu tấn dầu quy đổi, bằng 62,3% kế hoạch năm. Tổng sản lượng khai thác quy dầu 9 tháng đầu năm đạt 19,80 triệu tấn, bằng 78,6% kế hoạch năm, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, sản lượng khai thác dầu thô đạt 12,38 triệu tấn, bằng 77,4% kế hoạch năm. Sản lượng khai thác khí đạt 7,42 tỷ m3, bằng 80,6% kế hoạch năm, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia 9 tháng đầu năm đạt 12,40 tỷ kWh, bằng 89,5% kế hoạch năm, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2012. Sản xuất đạm 9 tháng đầu năm đạt 1,17 triệu tấn, bằng 77,2% kế hoạch năm, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2012. Sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn đạt 4,93 triệu tấn, bằng 91,4% kế hoạch năm, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn 9 tháng đầu năm đạt 548,3 nghìn tỷ đồng, bằng 118,3% kế hoạch 9 tháng và 84,8% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn đạt 128 nghìn tỷ đồng, bằng 86,2% kế hoạch năm.
Tổng doanh thu hợp nhất Tập đoàn đạt 287,6 nghìn tỷ đồng, bằng 81% kế hoạch năm, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 38,2 nghìn tỷ đồng, bằng 87% kế hoạch năm.
Quý IV/2013, PVN dự kiến đạt tổng doanh thu toàn Tập đoàn là 183.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 41.300 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm 2013, tổng doanh thu đạt 732.000 tỷ đồng, tăng 13,2% so với kế hoạch.
Thu Nguyễn
Theo infonet
Đưa xăng sinh học vào sử dụng đúng lộ trình
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải với các bộ ngành và đơn vị liên quan.
Xăng sinh học thân thiện với môi trường
Theo đó, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các yếu tố an toàn, lợi ích của sản phẩm nhiên liệu sinh học để cộng đồng tin tưởng, yên tâm thấy được lợi ích của các sản phẩm này.
Đồng thời, tổ chức kiểm tra, đánh giá toàn bộ các nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu sinh học, khả năng đảm bảo về nguồn nguyên liệu, công nghệ và phương án sản xuất, các cơ chế, chính sách ưu đãi áp dụng đối với các nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu... và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 15-9-2013.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi đối với các dự án sản xuất, phối trộn, phân phối nhiên liệu sinh học...
Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, chủ động lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh đảm bảo nguồn cung nhiên liệu sinh học ổn định, các phương thức giao nhận, vận chuyển, tồn trữ nhiên liệu sinh học đảm bảo cung cấp theo lộ trình và nhu cầu thị trường.
Theo ANTD
Hà Nội tái cơ cấu 6 doanh nghiệp Nhà nước UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo thông qua Đề án tái cơ cấu 6 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Cụ thể, 6 đơn vị (Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Pháttriển nông nghiệp Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, Công ty TNHH một...