Thoại Mỹ: Cuộc đời nhiều đau khổ, 50 tuổi không chồng không con
Ông trời hào phóng với Thoại Mỹ về sự nghiệp, danh tiếng bao nhiêu thì lại hà khắc với chị về đường tình duyên bấy nhiêu.
Thoại Mỹ có lẽ là người chịu nhiều khổ đau nhất trong giới showbiz. Tuổi thơ đói nghèo cùng cực. Khi thành danh, chị lại gặp bao nhiêu thất bại trong tình yêu tưởng chừng không thể gượng dậy nổi…
Mẹ phải đi ở đợ kiếm tiền trả nợ, nuôi con
Thoại Mỹ được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo, cha là công nhân viên, mẹ làm buôn bán. Nhà có tới 12 anh chị em, Thoại Mỹ là con áp út nên không tránh được sự khó khăn trong cuộc sống.
Tuổi thơ của Thoại Mỹ là những tháng ngày gắn liền với cái đói khổ cùng cực. Từ lúc bé xíu, cô bé Thoại Mỹ đã lẽo đẽo đi theo mẹ buôn gánh bán bưng. Nhà nghèo tới nỗi, mỗi lần muốn ăn thịt gà, mẹ phải mua góp.
Cũng bởi nghèo đói lại nợ nần nên tình cảm cha mẹ không thuận hòa. Mẹ Thoại Mỹ bỏ nhà đi ở đợ, kiếm tiền gửi về lo cho con. Lúc đó Thoại Mỹ còn nhỏ lắm, chỉ biết mẹ đi mà không biết mẹ đi đâu.
Tới một ngày, một người hàng xóm qua nói với mấy chị em Thoại Mỹ: “tao thấy má mày ở đợ cho nhà bà A nhưng tao không dám dẫn mày tới. Nếu mày muốn gặp má thì sáng mai tao dẫn đi chợ, canh má mày đi chợ thì mày tới gặp”.
NSƯT Thoại Mỹ có một số phận bi kịch, đầy nước mắt nhưng qua đó, người ta thấy một Thoại Mỹ đầy bản lĩnh và tài sắc.
Thế là sáng hôm sau, người đó dẫn Thoại Mỹ và cậu em út đi chợ. Cuộc gặp ngày hôm đó, mãi mãi Thoại Mỹ không bao giờ quên. Năn nỉ thế nào, mẹ cũng không về. Bà bảo ở đợ kiếm tiền trả nợ và lo cho các con được đi học.
Từ hôm đó, cứ mỗi buổi chiều, hai chị em Thoại Mỹ lại đi bộ tới nhà người đó, đứng lấp ló sau cửa để được gặp mẹ. Phần ăn của mẹ, mẹ cũng lén chủ đem ra cho chị em Thoại Mỹ ăn. Những lúc gia đình người ta đi hết, mẹ lén mở cửa cho hai chị em Thoại Mỹ vào phụ lau chùi, dọn dẹp.
Một lần, Thoại Mỹ vô tình vào nhà tắm, thấy mẹ đang giặt quần áo cho chủ. Hồi đó, phụ nữ tới ngày kinh nguyệt đều dùng vải xô. Nhìn thấy mẹ phải giặt những đồ như thế, Thoại Mỹ xót mẹ, xin được làm thay nhưng mẹ không chịu. Bà thương Thoại Mỹ còn quá nhỏ, không muốn con phải đụng tới những đồ như thế.
Ăn cơm thừa, canh cặn của hàng xóm cũng thấy ngon…
Mỗi bữa cơm, hàng xóm ăn dư miếng cá, chén canh lại gọi chị em Thoại Mỹ sang bưng về ăn. Dù trên miếng xương cá chỉ còn dính lại một chút thịt nhưng chị em Thoại Mỹ vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngon.
Bởi ngày thường, không có miếng cơm thừa canh cặn ấy, chị em Thoại Mỹ toàn ăn cơm trắng với nước tương. Hôm nào cha có tiền thì mua được ít cải chua, xin người ta múc cho nhiều nước cải về làm canh ăn với cơm.
Mẹ Thoại Mỹ vốn có bệnh tim lại làm việc vất vả cộng thêm buồn phiền nhiều chuyện nên một ngày bệnh tim tái phát và ngã xuống. Nằm viện 3 ngày thì bà mất.
Lúc đó, Thoại Mỹ đang học trường Trần Hữu Trang. Trước khi mất, bà nắm tay Thoại Mỹ bảo “Má ráng làm tới ngày con thi, mua cho con cái áo mới để con mặc với người ta mà giờ má không làm được. Má nợ con 1 cái áo. Kỳ này con thi nhưng má cũng không đi coi được rồi“.
Video đang HOT
Lúc đó, Thoại Mỹ nước mắt giàn giụa nói “ má hết bệnh đi, con không cần áo đâu”. Không ngờ, đêm đó lại là đêm cuối cùng Thoại Mỹ được nắm tay mẹ. Năm đó, Thoại Mỹ 13 tuổi. Cô bé ngây thơ tới độ không nghĩ mẹ chết là không bao giờ được về với mình nữa, là không bao giờ còn được nhìn thấy mẹ nữa.
Dù cuộc đời đi qua nhiều cay đắng, bi kịch nhưng Thoại Mỹ đã được đền bù xứng đáng bằng tình yêu thương bất tận của khán giả.
Mẹ mất, bao nhiêu nỗi vất vả nhọc nhằn đè nặng lên vai cha. Cha Thoại Mỹ cũng là người chịu cam khổ để nuôi con. Thời điểm mẹ Thoại Mỹ phải đi ở đợ, cha ở nhà cũng không sung sướng gì.
Mẹ mất, không còn chỗ dựa, Thoại Mỹ phải tự thân lo cho mình từ đó. Cả nhà chỉ có 1 chiếc xe đạp. Ngày nào cha khỏe thì cha cho Thoại Mỹ đi, còn bình thường, Thoại Mỹ đi bộ đi học. Mỗi ngày đi cả chục cây số.
Những ngày không đi học, Thoại Mỹ lại chà khoai mì, nướng bắp nướng khoai bán lề đường. Ở xóm, ai sai gì làm nấy, không phải để nhận đồng tiền mà nhận miếng bánh, miếng cơm cho khỏi xót lòng.
Ngay cả khi đã là cô đào trên sân khấu cải lương hàng đêm, những ngày không đi diễn, Thoại Mỹ lại đi phụ bưng bê hủ tíu nhưng cũng không được trả tiền mà chỉ để người ta cho hủ tíu về ăn. Tô hủ tíu dù không có thịt nhưng cả nhà ai cũng khen ngon.
Ngày Thoại Mỹ nhận Huy chương vàng giải Trần Hữu Trang, nhìn xuống hàng ghế khán giả, chị thấy cha cười mà nước mắt trào ra. Lúc lên ôm con trên sân khấu, cha Thoại Mỹ bảo “Ba để các con khổ như vậy mà các con vẫn vươn lên và được như thế này. Đó là niềm hãnh diện cho ba”.
Cha Thoại Mỹ mắc bệnh ung thư và qua đời năm 2004. Thoại Mỹ khóc nghẹn vì hối tiếc, vì nỗi ray rứt cả một đời cha mẹ cực khổ, gánh hết nhọc nhằn lo cho con. Tới ngày Thoại Mỹ thành đạt, có danh vọng, tiền của, muốn trả hiếu cho cha thì đã muộn.
Uống thuốc tự tử vì tình duyên lận đận
Ông trời hào phóng với Thoại Mỹ về sự nghiệp, danh tiếng bao nhiêu thì lại hà khắc với chị về đường tình duyên bấy nhiêu.
Thoại Mỹ cứ yêu, hết lần này đến lần khác và lần nào chị cũng yêu như thể đốt hết mình nhưng, đường tình duyên của chị cứ lận đận, truân chuyên. Trải qua bao nhiêu mối tình, Thoại Mỹ vẫn không thể có được đứa con do mình sinh ra.
Chị hài lòng với cuộc sống của mình, dù ở tuổi 50 không chồng không con.
Mỗi khi có người hỏi Thoại Mỹ về chuyện gia đình, Thoại Mỹ chỉ mỉm cười bảo: “Phụ nữ, không ai không muốn mình hạnh phúc nhưng đã là duyên nghiệp thì không tránh được. Nghiệp ai nấy trả. Nghiệp ai nấy nhận.
Nếu nói thì có rất nhiều chuyện để nói, bởi có những điều đã đưa đẩy mình tới đường cùng là uống thuốc tự vẫn, muốn xuống tóc đi tu. Giờ hỏi vì sao phải làm thế thì thật khó. Mỹ chỉ muốn nuốt ngược hết thảy vào lòng. Bởi bây giờ đã đường ai nấy đi, ai cũng có cuộc sống riêng của mình, nói ra lại chạm vào nỗi đau nữa”.
Cái nghiệp của Thoại Mỹ nó thế.
Khi cùng đường, không còn lý trí, Thoại Mỹ nghĩ đời mình sao khổ quá. 13 tuổi mất mẹ, Thoại Mỹ đã tự thân lo hết. Sóng dồn nhiều quá, chịu không nổi, Thoại Mỹ tự vẫn. May có người làm phát hiện đưa vào viện và được cứu sống. Ấy thế mà Thoại Mỹ vẫn chưa thức tỉnh. Những ngày tháng sau đó, Thoại Mỹ vẫn chìm vào nỗi buồn u uất.
Lúc đau khổ tận cùng, Thoại Mỹ vào nhà tắm, vặn vòi sen cho nước thật nóng rồi đút đầu mình vô, la hét và khóc tới khi tắt tiếng, không nói được nữa. Lúc ấy, Thoại Mỹ giống như một người điên.
Nhưng qua cơn đó, Thoại Mỹ không còn khóc được nữa. Thoại Mỹ cứ thơ thẩn, u uất. Đi quay phim, đóng vai khổ mà Thoại Mỹ cũng không khóc được. Trái tim Thoại Mỹ như nguội lạnh.
Cho đến một ngày, có người bạn rủ Thoại Mỹ lên chùa. Thoại Mỹ đi chùa mà như không còn hồn vía. Ấy vậy mà, vừa vào tới chánh điện, Thoại Mỹ gục đầu xuống khóc như mưa, khóc như chưa bao giờ được khóc. Đó cũng là lúc Thoại Mỹ tìm lại được chính mình.
Xin ni sư cho xuống tóc đi tu vì cảm thấy không lấy được thăng bằng trong cuộc sống không được, Thoại Mỹ xin quy y cửa Phật và cắt đi một phần tóc của mình, như cắt đi phiền muộn trong lòng, nghiệp chướng phải trả.
Được đứng trên sân khấu hát cho mọi người nghe là hạnh phúc lớn nhất của chị.
Bây giờ, ở tuổi 50, Thoại Mỹ vẫn thế. Dù không chồng không con nhưng bù lại chị có những đứa con nuôi rất yêu thương chị, vẫn được đứng trên sân khấu hàng đêm, được hát cho khán giả nghe dù đi qua bao lần bạo bệnh tưởng chết. Với chị, đó là hạnh phúc lớn nhất.
Thoại Mỹ bảo “ thôi thì tùy duyên, cái gì đến sẽ đến, cái gì đi sẽ đi, chẳng nên cấu xé bản thân làm gì, cứ thuận duyên mà sống thì tâm sẽ an vui“.
Theo Trí Thức Trẻ
Thời đói nghèo của sao Việt: Thoại Mỹ làm osin, NSƯT Hữu Châu ngất xỉu trên sân khấu vì đói
Trước khi trở thành những nghệ sĩ nổi tiếng, được đông đảo khán giả yêu mến, Hữu Châu và Thoại Mỹ đều trải qua quãng thời gian nghèo khổ, đói tới xỉu lên xỉu xuống.
NSƯT Hữu Châu ngất xỉu trên sân khấu vì đói
NSƯT Hữu Châu vẫn thường kể với học trò về những ngày gian khổ của mình, không phải để mọi người thương, mà bởi hoàn cảnh chung lúc đó như thế và anh đã vượt qua những khó khăn đó để quý hơn những gì mà mình đạt được ngày hôm nay.
Đó là cách anh dạy học trò của mình và chia sẻ với thế hệ đàn em, con cháu trong nghề để khích lệ họ làm nghề đàng hoàng, tử tế với chính mình và tử tế với khán giả, với cái nghề đã nuôi sống họ.
Hồi đó, Hữu Châu mới tốt nghiệp trường Sân khấu, anh đi tấu hài. Lúc đó, Hữu Châu diễn hài với Hữu Lộc, em trai anh. Hai anh em chở nhau trên chiếc xe đạp cũ mèm.
Vừa diễn xong ở Nhà Văn hóa Lao Động, Hữu Lộc chở Hữu Châu qua Nhà văn hóa Thanh Niên. Đang chạy thì cái niềng xe đạp gãy đôi vì quá cũ. Hữu Lộc bật khóc còn Hữu Châu sợ không đến thì mất uy tín, mất chỗ diễn, đồng nghĩa với việc mất "nồi cơm". Hai điểm diễn cách nhau chỉ hơn 1km nên anh quyết định chạy bộ.
Trên đường, Hữu Châu gặp một người chạy xe honda một mình, anh xin quá giang nhưng nhìn thấy mặt anh còn hóa trang chưa bôi, người này sợ quá, rú ga chạy thẳng. Khi Hữu Châu chạy bộ đến nơi thì không còn kịp nữa, đã trễ show rồi!
NSƯT Hữu Châu
Trước đó, không lâu, cả nhà anh phải ăn cháo đậu xanh thay cơm vì để dành tiền đóng học phí cho Hữu Lộc. Một tối, Hữu Châu đang diễn ở Nhà hát Hòa Bình thì ngất xỉu. Nghệ sĩ hài Mai Sơn và Thanh Tùng tưởng anh trúng gió, dìu anh vào hậu trường cạo gió.
Một người trong đoàn, pha cho anh ly sữa nóng. Anh uống, dần hồi tỉnh và diễn tiếp. Thế nhưng, đến mãi sau này, Hữu Châu cũng hiếm khi nào nói cho người khác biết, lần đó, anh xỉu là vì... đói dù lòng rất mang ơn người đã cho mình ly sữa ngày hôm ấy.
NSƯT Thoại Mỹ đi làm osin, giữ trẻ để nhà bớt miệng ăn
NSƯT Thoại Mỹ có lẽ là nghệ sĩ cải lương duy nhất ở Việt Nam 7 lần được trao giải Mai Vàng và sở hữu nhiều huy chương giải thưởng danh giá nhất, như: HCV Giải Trần Hữu Trang, HCV Diễn viên tài sắc, HCV Hội diễn cải lương chuyên nghiệp toàn quốc...
40 năm làm nghề, NSƯT Thoại Mỹ còn được trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu và Huy chương Văn hóa. Nhưng để có được những thành tựu đó, Thoại Mỹ đã phải trải qua vô vàn cực khổ.
Vì nhà có tới 12 anh chị em nên từ nhỏ Thoại Mỹ đã phải đi làm phụ cha mẹ kiếm tiền. Từ bán ngô nướng, khoai nướng đến bưng bê phụ quán hủ tíu, thậm chí là đi làm osin cho gia đình nhà giàu chỉ để nhà mình bớt miệng ăn và có tiền đem về phụ hợ.
13 tuổi, Thoại Mỹ thi đậu vào Nhà hát Trần Hữu Trang. Thời đó còn bao cấp. Mỗi sinh viên được phát 17 kg gạo, nửa ký thịt, nửa ký cá. Vì muốn đem phần ăn này về cho gia đình nên cô bé 13 tuổi ấy ngày ngày đi bộ hàng chục km để về nhà ăn trưa rồi lại đi bộ lên trường học tiếp. Tan học, Thoại Mỹ lại chạy thật nhanh về ăn cơm rồi tối cắp cặp đi học bổ túc văn hóa.
Mẹ của Thoại Mỹ qua đời năm cô 14 tuổi. Để có tiền, ngoài giờ học, Thoại Mỹ đi làm bảo mẫu, giữ con cho người ta. Đôi dép đứt cũng không có tiền mua, phải lấy ghim băng hoặc cọng kẽm xâu lại dưới đế để đi tiếp.
NSƯT Toại Mỹ
Tuổi dậy thì, tới băng vệ sinh Thoại Mỹ cũng không có tiền mua phải dùng giấy và vải xô. Sau mỗi đêm diễn, Thoại Mỹ phải dùng xà bông dầu để xóa phấn, tẩy trang mặt và lấy bột giặt quần áo để gội đầu.
Ngay cả khi chính thức được đứng trên sân khấu với vai trò một người diễn viên thực sự, Thoại Mỹ vẫn đi bộ từ nhà tới rạp hát, ước mơ có một chiếc xe đạp cũng không có. 7h mở màn thì 3 giờ chiều, Thoại Mỹ đã xách cà mên đựng cơm đi. Tới đoàn, chị giở cơm ra ăn rồi hóa trang cho vai diễn.
Cực khổ là thế nhưng Thoại Mỹ chưa bao giờ nản lòng. Chị vẫn say nghề, vẫn cất cao lời ca tiếng hát làm đẹp cho đời, đêm đêm hóa thân vào từng nhân vật, từng phận người để phục vụ khán giả mộ điệu cải lương.
Theo Thế giới trẻ
Nghệ sĩ Thoại Mỹ lên tiếng "hóa giải" hiểu lầm với đàn em Thoại Mỹ và NTK Minh Châu đã hóa giải những hiểu lầm trước đây trong buổi chụp ảnh áo dài. Nghệ sĩ Thoại Mỹ tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, sinh năm 1969. Năm 1992, Thoại Mỹ đạt huy chương vàng giải Trần Hữu Trang với vai Hồng Phụng trong tuồng Ngọc Kỳ Lân. Năm 2007, chị đạt danh hiệu Nghệ sĩ...