Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ. Bệnh thường xuất hiện ở người 40-50 tuổi, sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ),… gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động ảnh hưởng đến chất lượng sống cho người bệnh.
Những ai có nguy cơ mắc?
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, thợ sơn trần, diễn viên xiếc, bác sĩ chuyên khoa răng,…
Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh. Những người cao tuổi (do quá trình lão hóa của xương khớp), những người hút thuốc lá, phụ nữ sau mãn kinh, người dùng thuốc kháng viêm thuộc nhóm corticoid kéo dài có tỉ lệ bị thoái hóa cột sống cổ nhiều hơn người bình thường….
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau vùng cổ gáy Ảnh: TL
Cách phát hiện?
Giai đoạn đầu của quá trình lão hóa người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Khi bệnh tiến triển một thời gian sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: bệnh nhân có cảm giác mỏi vùng cổ-vai, đau vùng cổ-gáy (đôi khi làm nhức đầu), làm hạn chế cử động xoay đầu và cổ, đau có thể lan sang 1 hoặc 2 vai và lan đến 1 hoặc 2 tay, làm tê và giảm cảm giác các ngón tay. Nếu không điều trị, tùy theo rễ thần kinh chi phối bị chèn ép, đôi khi có cảm giác “kiến bò”, hoặc đau như “điện giật” lan từ vai xuống đến ngón tay, giảm và mất cảm giác, teo cơ hoặc yếu liệt, tay chân. Ở giai đoạn nặng hơn, cảm giác đau xuất hiện thường xuyên hơn và ngày càng tăng, làm hạn chế các hoạt động sinh hoạt của người bệnh, những tổn thương này sẽ khó phục hồi. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống C1-C2, C4 này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt…
Video đang HOT
Các biến chứng có thể gặp
Nếu bệnh nặng có thể gặp các biến chứng như: các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả hai bên chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt hãn hữu có chèn ép tủy, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được. Bên cạnh đó, thoái hóa đốt sống cổ gây nên hội chứng tủy với biểu hiện: đi không vững, cảm giác tê ở thân, bàn tay và các ngón tay cử động vụng về, liệt và teo cơ liệt chân hoặc tay teo cơ ngọn chi đi bộ khó khăn rối loạn cảm giác tê bì ngọn chi trên, mất vận động chi trên mất vận động chi dưới rối loạn cơ thắt, đái khó, đái són, đái ngắt quãng…
Tại cơ sở y tế
Để chẩn đoán cũng như đánh giá các loại tổn thương, ngoài việc khám bệnh, bác sĩ phải thực hiện một số các khảo sát hình ảnh: như chụp Xquang cột sống cổ nhiều tư thế, chụp cắt lớp đa lát cắt (MS CTScan), chụp cộng hưởng từ cột sống cổ (MRI), đo mật độ xương (độ loãng xương),…
Tùy theo tình trạng cụ thể ở từng người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị nội khoa (dùng thuốc) phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu.Thời gian điều trị có thể kéo dài. Nếu việc điều trị nội khoa đúng mức mà bệnh không giảm thì bác sĩ sẽ xem xét khả năng can thiệp thủ thuật hay phải phẫu thuật nhằm lấy đi các thương tổn gây chèn ép thần kinh và làm cho cột sống phần nào được vững chắc trở lại.
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Để tránh bị thoái hóa cột sống cổ hoặc làm chậm sự tiến triển tiếp tục của thoái hóa cột sống cổ cần thay đổi tư thế làm việc sai lệch, lâu dài. Giữ tư thế đầu-cổ luôn thẳng khi làm việc, tránh những chấn thương cho cột sống cổ như đội vật nặng trên đầu, cúi-ngửa đầu quá mức. Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả những động tác xoay đầu này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ. Không hút thuốc lá, các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia,… Cần luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp luyện tập.
Theo SKDS
au mắt đỏ rất dễ bùng phát thành dịch
Bệnh viêm kết mạc cấp, còn được gọi bằng một cái tên dân dã là "đau mắt đỏ". Đây là một bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng nên thường phát triển thành dịch. Bệnh gặp phổ biến ở nước ta, thường là vào mùa hè và có thể bắt đầu vào giữa tháng 8 khi mưa kéo dài gây lụt úng, thời tiết ẩm thấp, nguồn nước bị ô nhiễm. Trong đó, ở các thành phố lớn gặp nhiều hơn ở nông thôn do mật độ dân cư đông hơn.
Sẽ rất nguy hiểm nếu tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid khi bị đau mắt.
Nguyên nhân gây bệnh
Tin từ Bệnh viện Mắt TW cho biết, số bệnh nhân bị đau mắt đỏ đến khám tăng cao liên tục trong những ngày gần đây, với khoảng 150 - 200 ca/ngày các bệnh nhân từ Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình... Hiện mới bắt đầu mùa dịch, do đó số mắc dự báo sẽ còn tăng cao trong các tuần tiếp theo. Theo các bác sĩ Bệnh viện Mắt TW: Ðã có nhiều trường hợp viêm loét giác mạc do điều trị không đúng. Sẽ rất nguy hiểm nếu tự dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid, như thuốc có thành phần là dexa. Dùng thuốc có chứa thành phần này ở giai đoạn sớm của đau mắt đỏ do virut có thể làm giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng". Chính vì vậy, khi bị đau mắt đỏ nên đi khám để được bác sĩ kê đơn dùng thuốc đúng, tuyệt đối không được tự mua thuốc có chứa corticoid để điều trị và cần giữ gìn vệ sinh để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Viêm kết mạc cấp do rất nhiều nguyên nhân: do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn, tạp khuẩn...), do virut (Adeno virut, virut Herpes...), do ký sinh trùng... Tuy nhiên, bệnh viêm kết mạc cấp có thể phát triển thành dịch (gọi là dịch đau mắt đỏ) thì nguyên nhân chủ yếu là do virut mà hay gặp là virut hạch (Adeno virut). Thời gian ủ bệnh (từ khi bị nhiễm đến khi xuất hiện bệnh) thường kéo dài 3 ngày.
Triệu chứng điển hình
Bệnh nhân sẽ thấy mắt ngứa, cộm, chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều chất tiết ở mắt. Đôi khi sáng ngủ dậy, tiết tố viêm làm cho hai mi dính chặt lại nên bệnh nhân rất khó mở mắt. Bệnh nhân thấy nhìn khó nhưng thị lực thường không giảm (trừ khi có biến chứng viêm giác mạc).
Khám mắt sẽ thấy mi mắt sưng nề, mạch máu kết mạc (phần lòng trắng của mắt) bị cương tụ làm cho mắt bị đỏ, kết mạc có thể phù nề. Có thể có xuất huyết dưới kết mạc (gặp trong hình thái viêm kết mạc xuất huyết). Kết mạc mi có thể có lớp giả mạc che phủ (gặp trong hình thái viêm kết mạc giả mạc), kết mạc mi có tổn thương nhú, hột. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc làm cho giác mạc bị mờ đục do thẩm lậu viêm, khi đó thị lực của bệnh nhân giảm rất nhiều. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to, có nốt mụn phỏng ở ngoài da mi và mặt.
Rất dễ bùng phát thành dịch
Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua nước mắt và tiết tố có chứa nhiều yếu tố gây bệnh. Bệnh có thể lây qua các đường:
Kết mạc mi có tổn thương nhú, hột.
Điều trị thế nào?
Khi bị bệnh, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở khám chữa mắt để có chẩn đoán và phương pháp điều trị hợp lý. Tránh một số trường hợp bệnh nhân tự mua thuốc về nhỏ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp phòng bệnh
Vệ sinh sạch sẽ, khi đi đường bụi phải đeo kính, thường xuyên tra nước muối sinh lý để rửa mắt. Khi có người bị viêm kết mạc cấp, phải có ý thức phòng tránh lây nhiễm cho người khác như: dùng riêng khăn và chậu rửa mặt, đeo kính và đeo khẩu trang, hạn chế đến những nơi đông người khi không cần thiết (trẻ em nên cho nghỉ học để tránh lây nhiễm cho những bạn khác). Trước khi dùng các vật dụng chung phải rửa tay bằng xà phòng.
Theo SK&ĐS
Có thể kiểm soát triệt để Hen là một bệnh lý mạn tính trên đường thở, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và là gánh nặng về y tế, xã hội. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, hen sẽ được kiểm soát và người bệnh sẽ trở lại cuộc sống, sinh hoạt như bình thường. Ai...