Thỏa thuận tự nguyện?
Câu chuyện về lạm thu tiền trường dường như vẫn chưa lắng xuống, nhất là sau khi có kết quả thanh tra của Bộ GD-ĐT mới đây về tình hình thu, chi đầu năm học tại 2 TP lớn là TPHCM và Hà Nội. Dư luận băn khoăn là số trường sai phạm theo kết quả thanh tra có phản ánh hết tình hình lạm thu? Những trường nằm ngoài sổ “đen” có hoàn toàn minh bạch?
Thực tế, năm nào Bộ GD-ĐT cũng thanh tra nhưng chỉ có tính hình thức, vì thế không thể hạn chế được tình trạng lạm thu. Việc phụ huynh cho con nghỉ học để phản đối những khoản thu vô lý tại Trường Mầm non Định Công, huyện Yên Định – Thanh Hóa vừa qua là lời cảnh báo mạnh mẽ về tình trạng thu quá mức.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng lạm thu là căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục, đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ chứ không thể giải quyết theo kiểu không quản được thì cấm. Khi Bộ GD-ĐT siết chặt quy định thu, chi thì những khoản thu khác về tên gọi nhưng cùng mục đích cũng nảy sinh. Đơn cử, khi TPHCM không tăng học phí, không thu tiền cơ sở vật chất thì những khoản như quỹ bảo trợ nhà trường, hỗ trợ hoạt động dạy và học… cũng đều đều xuất hiện.
Ngay cả chủ trương xã hội hóa giáo dục cũng bị lợi dụng dưới các danh nghĩa tự nguyện. Mới đây, nhiều phụ huynh Trường THPT Lý Tự Trọng, quận Tân Bình-TPHCM cho biết ban đại diện hội phụ huynh học sinh (PHHS) nhà trường đã gửi thư ngỏ vận động kinh phí hỗ trợ các công trình của nhà trường. Dù đây là mức thu tự nguyện nhưng lại được áp đặt cho HS ở từng khối lớp. Theo đó, khối 12: 100.000 đồng, khối 11: 120.000 đồng và khối 10 là 150.000 đồng. Quỹ ban đại diện PHHS cũng được thống nhất “tự nguyện” là 250.000 đồng. Trường Tiểu học Hồ Văn Cường,quận Tân Phú-TPHCM ấn định mức đóng góp quỹ ban đại diện PHHS là 150.000 đồng…Trong khi đó, Sở GD-ĐT TPHCM đã quy định những khoản thu tự nguyện không được phân bổ trên đầu HS.
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5-TPHCM, nhìn nhận xã hội hóa là biết khơi gợi đúng người, đúng nguồn lực chứ không thể cào bằng nhưng thực tế, nhiều trường vẫn phớt lờ quy định của sở. Nhiều người đặt câu hỏi: Nếu không có sự gợi ý, đứng sau của nhà trường thì ban đại diện PHHS liệu có “hăng hái” phát động đến thế? Ở thư ngỏ của Trường THPT Lý Tự Trọng, bà Phạm Thị Thu Thảo, hiệu phó nhà trường, còn cùng ký tên, đóng dấu. Nhiều PHHS chua xót: “Có chữ ký của lãnh đạo trường thì còn ai dám không đóng. Thỏa thuận như vậy thì sao gọi là tự nguyện?”. Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, bà Thảo cho rằng: “Ban đại diện PHHS của trường tự thống nhất mức đóng góp như thế thì tôi… chịu”.
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT quy định trách nhiệm của nhà trường là giám sát các hoạt động của ban đại diện PHHS nhưng nếu lãnh đạo nào cũng giám sát kiểu “tôi chịu” và để ban đại diện PHHS muốn làm gì thì làm thì bao giờ PHHS mới bớt nỗi lo gánh nặng tiền trường?
Đặng Trinh
Theo người lao động
Trường "đẻ" đủ loại phí, sinh viên đuối
Tiền trường không chỉ là căn bệnh trầm kha ở bậc phổ thông mà vào đầu năm học, sinh viên (SV) nhiều trường CĐ-ĐH cũng té ngửa khi được nhà trường thông báo phải đóng đủ loại phí.
Sinh viên Nguyễn Văn Lành (nhà nghèo, mẹ mất sớm, cha già mất sức lao động được bạn đọc Báo Phụ Nữ hỗ trợ kinh phí đi thi ĐH) chưa hưởng trọn niềm vui đậu vào ĐH Bách khoa TP.HCM, thì đã phải canh cánh nỗi lo đầu năm học.
Ngoài khoản tạm ứng học phí 1,4 triệu đồng, còn thêm tiền phí ký túc xá 700.000đ, phí sinh hoạt Đoàn, Hội và bảo hiểm khoảng 600.000đ... Sau hai tuần nhập học, số tiền dành dụm từ làm thuê của Lành chỉ còn lại vỏn vẹn một triệu đồng. Con đường học vấn của cậu SV nghèo đang phải đối mặt với khó khăn đầu tiên là... tiền đâu.
Cũng như Lành, nhiều tân SV đang mệt mỏi vì vô số phụ phí của nhà trường. SV Nguyễn Xuân Tr., học năm ba, ngành lập trình máy tính, Trường CĐ nghề Việt Mỹ kể: Đầu năm, em xin trường giấy xác nhận SV để gửi về địa phương tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thì trường yêu cầu phải đóng học phí mới cấp.
Sinh viên làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM
Đóng học phí (khoảng bảy triệu đồng) xong, nhân viên của trường lại đòi đóng tiếp phí 65.000đ. Người nhà em phản đối vì khoản phí này quá vô lý, em đã là SV của trường thì tại sao phải tốn tiền mới được xác nhận? Trước phản ứng đó, nhân viên của trường giải thích: "Sợ em xin đến lần hai - ba nên phải thu phí", sau đó, trường mới chịu cấp giấy xác nhận miễn phí. Nếu SV không phản ứng thì phải đóng một khoản tiền vô lý.
Tương tự, tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, ngoài mức học phí năm học mới tăng 10% so với năm học trước (SV năm hai trở lên), tăng 20% đối với các tân SV, các bạn còn lao đao khi bị phụ thu ở nhiều môn học thực hành, thí nghiệm, vẽ mẫu...
Nhiều SV ngành Công nghệ thông tin bức xúc: học phí đã tăng chóng mặt mà trường còn đòi tăng phụ thu 10% ở những môn học thực hành vì phòng máy tính gắn thêm máy lạnh. Lúc trước, SV học trong phòng nóng hầm hập, máy tính cũ kỹ, sao nhà trường không giảm trừ học phí cho SV nhờ? Trường thu học phí của SV là để đầu tư cơ sở vật chất nên việc nâng cấp trang thiết bị thực hành là trách nhiệm của trường, sao còn phát sinh phụ thu?
Ban giám hiệu Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM giải thích: Những năm trước, trường không có phụ thu nhưng với những môn phải thực hành hay đi thực tế thì thu tiền thêm. Từ năm nay, những môn thực hành, thí nghiệm sẽ được tính học phí cao hơn, tùy theo đề xuất của khoa. Riêng ngành công nghệ thông tin, trường thay mới máy tính, lắp đặt thêm máy lạnh trong phòng máy, chi phí rất cao, nên phụ thu thêm khoảng 10% học phí.
Không chỉ phụ thu, Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM còn tận thu của tân SV các khoản: phí nhập học 300.000đ, bảo hiểm y tế (BHYT) 265.000đ/năm. Nhà trường cho biết, đã tặng cho SV bảo hiểm tai nạn, thẻ SV, sổ tay SV, tài khoản thư viện... Trường "tặng" nhiều như thế, vậy khoản tiền 300.000đ nhập học dùng để làm gì?
Trường CĐ Xây dựng số 2 cũng "vẽ" nhiều khoản thu đầu năm học như: phí nhập học: 200.000đ, BHYT bắt buộc: 265.000đ, tiền khám sức khỏe: 105.000đ/lần, bảo hiểm tai nạn: 45.000đ/năm, phí ký túc xá... SV Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phải đóng một lần tất cả các khoản phí khi làm thủ tục nhập học: phí làm thủ tục nhập học: 200.000đ (gồm thẻ SV, sổ tay SV, khám sức khỏe) phí sử dụng thư viện: 300.000đ/khóa, bảo hiểm tai nạn: 30.000đ, BHYT: 265.000đ.
Chưa hết, nhà trường còn yêu cầu SV phải đóng đúp học phí cho hai học kỳ. SV Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn mới chân ướt chân ráo vào trường đã "dội ngược" vì các khoản tiền hỡi ôi: lệ phí nhập học: 100.000đ, thẻ SV và thẻ thư viện: 100.000đ, tiền quần áo đồng phục, đồ thể dục, huy hiệu: 450.000đ, riêng SV nữ phải đóng thêm 220.000đ cho một bộ đồng phục áo dài khám sức khỏe: 30.000đ, BHYT bắt buộc: 265.000đ... "Khủng" nhất có lẽ là Trường ĐH Quốc tế (thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) tạm thu 25 triệu đồng khi nhập học bao gồm học phí một học kỳ, bảo hiểm, phí nhập học, ký túc xá.
Nếu các trường phổ thông lạm thu còn có sở GD-ĐT địa phương "tuýt còi" thì các trường CĐ-ĐH được mặc sức... "vẽ". Không có quy định chung, không có chế tài xử lý nên các trường CĐ-ĐH thu mỗi nơi mỗi kiểu khiến nhiều SV "kêu trời không thấu"!
Theo PNO
Những trường học 'trắng' lạm thu Cách làm không có gì quá đặc biệt nhưng một số trường tiểu học ở Hà Nội nhiều năm trở lại đây chưa một lần nghe phụ huynh phàn nàn về các khoản thu chi. Bí quyết để thực hiện điều đó gói gọn trong cụm từ "minh bạch". Mặc dù năm học mới đã được gần 1 tháng nhưng "sức nóng" về...