Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung: Cần nhiều thời gian và nhượng bộ hơn nữa từ hai phía
Chuyên gia khẳng định bản chất thương chiến Mỹ-Trung là 1 loạt các “ container mâu thuẫn”, để kết thúc cuộc chiến cần thời gian và nhiều nhượng bộ nữa từ 2 phía.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, hồi cuối tuần trước, khép lại với một thỏa thuận nhỏ giữa hai bên, mang đến niềm hy vọng le lói cho nền kinh tế toàn cầu sau một năm “co giật” theo thương chiến Mỹ-Trung.
Trả lời câu hỏi của PV VTC News về khả năng đi đến một thỏa thuận kết thúc thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhà báo Phạm Phú Phúc, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế, khẳng định “thỏa thuận nhỏ” mà hai bên đạt được vừa qua là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể đã đến ngưỡng, tuy nhiên để dứt điểm cuộc thương chiến này chắc chắn sẽ cần rất nhiều thời gian, rất nhiều nhượng bộ nữa từ cả hai bên.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể đã đến ngưỡng. Tuy nhiên, để dứt điểm cuộc thương chiến này chắc chắn sẽ cần rất nhiều thời gian, rất nhiều nhượng bộ nữa từ cả hai bên.Nhà báo Phạm Phú Phúc
Ngưỡng đỉnh của thương chiến Mỹ-Trung
Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Trong bối cảnh sản xuất, thương mại và đầu tư của cả thế giới đang có tính hội nhập rất cao, dù là nền kinh tế lớn đến cỡ nào cũng không thể tự đứng một mình được nếu không có sự hỗ trợ của các nền kinh tế khác thông qua chuỗi cung ứng. Và vì là hai nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai thế giới, nên việc Mỹ và Trung Quốc xảy ra thương chiến sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế còn lại có liên quan, dù là nền kinh tế rất nhỏ.
Khi thương chiến Mỹ-Trung nổ ra, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu chững lại. Bởi một khi hàng Trung Quốc không bán được sang Mỹ, hay ngược lại, thì tất cả chuỗi cung ứng phía sau cũng sẽ phải dừng lại. Và một khi cuộc chiến này bị đẩy lên cao trào thì nó sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch thương mại của Trung Quốc, của Mỹ cùng với của tất cả các nền kinh tế khác, đồng thời sẽ đẩy không phải hàng triệu, mà là hàng chục triệu, hàng trăm triệu người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp. Từ đó mà tăng trưởng GDP toàn cầu cũng sẽ giảm theo.
Một khi kinh tế gặp khó khăn, sẽ không loại trừ khả năng cuộc thương chiến sẽ “biến tướng” thành một cuộc chiến bom đạn thực sự. Nhìn vào mối quan hệ thân thiết giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, không phải không có cơ sở cho suy nghĩ rằng nếu ông Trump cứ mãi áp thuế với hàng hóa Trung Quốc và chèn ép Huawei, khiến ông Tập không vui, thì nước Mỹ có thể sẽ không bao giờ có được thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên, hay thậm chí là có nguy cơ phải đối mặt với một cuộc chiến còn thảm khốc hơn rất nhiều dẫu cho, một cuộc gặp lịch sử giữa ông Trump và ông Kim vừa diễn ra tuần trước.
Video đang HOT
Tổng thống Donald Trump hiểu rằng không nên đẩy cuộc chiến thương mại với Trung Quốc lên cao nữa. (Ảnh: Reuters)
Thương chiến Mỹ-Trung còn xa mới có thể “đáp đất”
Mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ nằm trong 300 tỷ USD hàng hóa mà ông Trump hứa ngừng đánh thuế. Do đó, cam kết của ông Trump cũng không giải quyết được cuộc chiến này, bởi đây là một cuộc chiến đầy ắp những “container mâu thuẫn” giữa hai bên.
Vấn đề ở chỗ, Mỹ đang muốn Trung Quốc mở cửa hơn nữa thị trường khổng lồ trong nước, giảm sự hỗ trợ nhà nước đối với các doanh nghiệp nội địa, đồng thời ngừng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với các công ty Mỹ. Trong khi đó, Bắc Kinh lại luôn phủ nhận mọi cáo buộc của Washington và từ chối thực hiện các thay đổi lớn liên quan đến hệ thống kinh tế trong nước.
Theo chuyên gia, việc Tổng thống Mỹ tuyên bố tạm ngừng tăng thuế chỉ là một quyết định đầy ngẫu hứng, nhưng phải khẳng định rằng đối với con người ông Donald Trump thì mỗi quyết định ngẫu hứng đều không phải không có sự cân nhắc. Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần, ông Trump hiểu rằng ở thời điểm hiện tại không nên đẩy cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, cũng như với các đối tác thương mại lớn như Canada, Mexico hay Liên minh châu Âu, lên cao được nữa.
Tuy nhiên, để có thể giải quyết dứt điểm cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung còn cần rất nhiều thời gian, rất nhiều nhượng bộ của cả hai bên. Đồng thời, Trung Quốc phải sửa đổi căn cơ quan hệ thương mại với Mỹ và với nhiều quốc gia khác trên thế giới thì cuộc thương chiến này mới có thể tìm được hướng giải quyết. Bởi Mỹ sẽ không bao giờ để cho Trung Quốc yên nếu còn chèn ép các nền kinh tế khác, đặc biệt là của các đồng minh của Mỹ.
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Lý do chính của sự sụp đổ các đàm phán thương mại Mỹ - Trung
Về bản chất, cuộc chiến thương mại không phải là về các thặng dư thương mại. Đó là một nỗ lực của Hoa Kỳ để thay đổi cách Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành các hoạt động kinh tế của quốc gia ở trong và ngoài nước. giáo sư Shi Yinhong.
Theo giáo sư quan hệ quốc tế Shi Yinhong, Hoa Kỳ muốn có những thay đổi rất lớn đối với luật pháp Trung Quốc. Ảnh:Alamy
4 quan điểm của Trung Quốc khiến chiến tranh thương mại kéo dàiGDP Việt Nam giảm 6.000 tỷ đồng 5 năm tới do chiến tranh thương mại?Thương chiến Mỹ - Trung: Việt Nam sẽ thay đổi các chính sách thương mạiNông dân trồng đậu tương ở Mỹ thiệt hại nặng nề do thương chiến Mỹ-TrungCuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang trong giai đoạn căng thẳng nhất
Theo một cố vấn của chính phủ Trung Quốc, Shi Yinhong, Hoa Kỳ đã bị cáo buộc yêu cầu quá nhiều, thậm chí cả hàng trăm thay đối với luật pháp Trung Quốc để bảo vệ sở quyền hữu trí tuệ, và đây là yếu tố chính dẫn tới sự sụp đổ của các cuộc đàm phán thương mại.
Shi Yinhong là một học giả quan hệ quốc tế nổi tiếng từ Đại học Renmin, cho biết khoảng cách giữa hai bên ngày càng lớn khi Washington yêu cầu một cơ chế phải được thực thi mạnh mẽ ngay lập tức trong khi Bắc Kinh muốn có nhiều thời gian hơn.
Ông nói rằng Trung Quốc chỉ có thể đồng ý với một cơ chế thực thi tương đối mềm mỏng mà không cần xem xét quá nhiều và không nên có hình phạt tự động vì vi phạm thỏa thuận.
Ông nói tiếp: "Từ đầu tháng 5, Trung Quốc bắt đầu nghĩ rằng không có thỏa thuận nào có thể tốt hơn là có một thỏa thuận không tốt"
Đầu năm nay, cả hai bên đã hy vọng đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt các hàng rào thuế quan. Như South China Morning Post đưa tin tuần trước, phía Trung Quốc đã chuẩn bị ký một bản thỏa thuận vào tháng 2, nhưng đã bị bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột nhiên yêu cầu thêm những chính sách ràng buộc hơn với luật pháp Trung Quốc.
Shi nói rằng khoảng cách giữa hai bên về các khía cạnh kỹ thuật của thỏa thuận bị nới rộng với việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải giải quyết một danh sách hàng trăm vụ vi phạm sở hữu trí tuệ.
"Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc thay đổi một số luật lệ. Một hoặc hai thì điều đó có thể, nhưng hằng trăm luật lệ sẽ tạo ra sự thay đổi rất lớn và Bắc Kinh không thể tạo ra nhiều thay đổi như vậy", anh nói.
Đồng thời, Hoa Kì cũng tiếp tục muốn áp dụng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc để giữ áp lực đối với Bắc Kinh.
"Về bản chất, cuộc chiến thương mại không phải là về các thặng dư thương mại. Đó là một nỗ lực của Hoa Kỳ để thay đổi cách Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành các hoạt động kinh tế của quốc gia ở trong và ngoài nước", ông Shi nói.
Cuộc chiến thương mại leo thang gần đây khi Trump tăng thuế đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc từ 10% lên 25%. Đồng thời yêu cầu Bắc Kinh phải chấp nhận các cam kết mà trước đây đã đưa ra.
Vào Chủ nhật, Bắc Kinh đã phản ứng lại rằng Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm cho các cuộc đàm phán bị đình trệ vì họ đã đưa ra các yêu cầu đe dọa đến chủ quyền của Trung Quốc.
Về phía mình, Hoa Kỳ nói rằng các cam kết chi tiết và có thể thi hành được từ phía Trung Quốc sẽ không làm suy yếu chủ quyền của quốc gia này.
Kể từ đó, Trump đã đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc đã thoát thuế trước đó, nếu Tập Cận Bình không đi đến hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka vào cuối tháng này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa tăng thuế quan hơn nữa nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka. Ảnh: Kyodo
Trump đã nói ông dự kiến sẽ gặp Xi ở đó, mặc dù Trung Quốc vẫn chưa xác nhận điều này.
Hôm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Geng Shuang đã không xác nhận liệu hai nhà lãnh đạo có gặp nhau hay không, chỉ nói rằng thông tin sẽ được tiết lộ khi cần thiết.
Ông nói, "Trung Quốc không muốn chiến đấu với một cuộc chiến thương mại, nhưng chúng tôi không sợ phải chiến đấu với một cuộc chiến thương mại, và Bắc Kinh vẫn sẵn sàng đàm phán dựa trên các nguyên tắc bình đẳng."
"Nếu bạn chỉ muốn leo thang cuộc thương chiến, chúng tôi sẽ kiên quyết đáp trả và chiến đấu đến cùng".
Theo Dân Trí
EU đề cử nhân sự: Điềm không tốt lành Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu chip bán dẫn (SEMI) tin rằng Bắc Kinh đủ cứng rắn để hủy bỏ các thỏa thuận với Washington trong tình trạng thương chiến Mỹ-Trung ngày một gia tăng. Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNBC, ông Ajit Manocha phát biểu nếu chính quyền Mỹ tiếp tục đơn phương áp...