Thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật gặp trở ngại vào phút chót
Các nhà đàm phán Nhật Bản và Mỹ đang nỗ lực để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nhằm đạt được đồng thuận về một thỏa thuận thương mại song phương trước thềm cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo hai nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Buenos Aires, Argentina ngày 30/11/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tuy vậy, đài truyền hình NHK dẫn lời các quan chức không công khai danh tính cho biết lễ ký kết có thể sẽ bị trì hoãn.
Đại diện cho phía Nhật Bản tham dự cuộc đàm phán này là Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi, trong khi phía Mỹ là Đại diện Thương mại Robert Lighthizer.
Nhật Bản và Mỹ đã đạt được đồng thuận về thỏa thuận khung hồi tháng 8/2019, trong đó Tokyo nhất trí giảm thuế cho các mặt hàng nông sản của Mỹ như thịt bò và thịt lợn xuống bằng mức thuế quy định trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời yêu cầu Washington dỡ bỏ thuế đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Tokyo cũng muốn Washington nhất trí không tái áp thuế đối với ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản vì lý do an ninh hoặc áp đặt hạn ngạch đối với ô tô nhập khẩu từ nước này.
Hai nước hy vọng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ký hiệp định thương mại chính thức trong cuộc gặp thượng đỉnh bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) vào ngày 25/9.
Tuy nhiên, có vẻ như Mỹ chưa muốn giảm thuế đối với ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản./.
Theo Đào Tùng (Pv TTXVN tại Tokyo)
Nhật Bản: Trò chơi vương quyền thời kỳ hậu Abe bắt đầu
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tạo dựng một nội các cùng các gương mặt lãnh đạo mới của đất nước.
Trong đó bao gồm nhiều đối thủ nặng ký đang tranh giành vị trí của ông, khiến cho sự căng thẳng trong cuộc đua giành vị trí Thủ tướng thời điểm 2 năm tới phần nào giảm nhẹ.
Video đang HOT
Nhiệm kỳ của Thủ tướng Abe sẽ kết thúc vào tháng 9/2021 (Ảnh: Getty)
Một số người cho rằng việc ông Abe sốc lại đội ngũ dưới quyền là nhằm để cho những nhân vật có tiềm năng kế vị ông cạnh tranh lẫn nhau. Khi mà ông Shinjiro Koizumi - con trai của một cựu Thủ tướng Nhật - cũng có tên trong nội các, trò chơi vương quyền ở xứ sở Mặt trời mọc ngày càng trở nên khó đoán định hơn.
Các đời Thủ tướng Nhật thường được lựa chọn trong số các thành viên trong Quốc hội, sau đó được chỉ định bởi Nhật hoàng theo nghi thức truyền thống chỉ mang tính biểu trưng. Không có điều khoản nào trong hiến pháp Nhật quy định về giới hạn nhiệm kỳ cho một vị Thủ tướng. Tuy nhiên, đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền quy định rằng lãnh đạo của đảng chỉ có thể phục vụ tối đa 3 nhiệm kỳ - tổng cộng là 9 năm - và bởi vậy mà quy định này cũng được áp dụng với Thủ tướng.
Khi mà nhiệm kỳ chủ tịch đảng của ông Abe sẽ kết thúc trong 2 năm nữa, cụ thể là tháng 9/2021, việc lựa chọn người kế vị ông là một trong những đề tài nóng bỏng nhất trong đảng LDP.
Thực tế thì có rất nhiều gương mặt tiềm năng đã xuất hiện. Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của LDP, ông Fumio Kishida, đã được xem là người kế nhiệm tiềm năng kể từ khi ông Abe trở lại quyền lực vào năm 2012. Ông Yoshihide Suga - Chánh văn phòng nội các Nhật - hiện cũng đang nhận được ngày càng nhiều sự ủng hộ kể từ sau khi chủ trì lễ đổi niên hiệu mới của Nhật hồi đầu năm nay. Ông Taro Kono - tạo uy tín nhờ vị trí Ngoại trưởng của mình - giờ đang cố gắng gia tăng vị thế bản thân trên cương vị mới là Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Toshimitsu Motegi - người kiến tạo một thỏa thuận thương mại với Mỹ - mới nhận chức vụ Ngoại trưởng. Ông Katsunobu Kato - cố vấn thân cận của ông Abe - trở thành Bộ trưởng Y tế và Lao động, trong khi ông Shinjiro Koizumi được chỉ định làm Bộ trưởng Môi trường.
Ngoài ra còn có một ứng viên tiềm năng khác, nhưng lại không được vào nội các của ông Abe: Đó chính là đối thủ chính trị lâu năm của ông Abe, Shigeru Ishiba. Ông Ishiba từng thách thức ông Abe trong kỳ bầu cử Chủ tịch đảng trong các năm 2012 và năm 2018, từ lâu đã được xem như ứng viên hàng đầu cho chức vụ Thủ tướng thời kỳ hậu Abe.
Ngay sau khi ông Abe nhậm chức, ông Ishiba đã được trọng dụng khi đối thủ của ông chỉ định ông vào các vị trí quan trọng như Tổng thư ký đảng. Thế nhưng ông lại không có tên trong danh sách thành viên nội các trong các cuộc "thay máu" mới đây. Nguyên nhân được cho là quan điểm đối đầu của ông. Để đối phó với các đòn công kích liên tiếp nhằm vào chính phủ của mình, Thủ tướng Abe đã thay đổi hướng tiếp cận với ông Ishiba và gạt phăng ông sang một bên.
Shinjiro Koizumu - con trai của cựu Thủ tướng Junihiro Koizumi (Ảnh: Getty)
Shinjiro Koizumu - con trai của cựu Thủ tướng Junihiro Koizumi - hiện đang là gương mặt nổi tiếng nhất trước giới cử tri, khi có tới 20% người tham gia cuộc thăm dò mới đây của Nikkei thực hiện nói rằng họ muốn ông trở thành Thủ tướng. Nhưng kết quả này đã giảm tới 9 điểm so với cuộc thăm dò thực hiện trong tháng 8.
Tiếp sau ông Koizumi là ông Abe với 16%, giảm 2 điểm so với trong tháng 8, và ông Ishiba với 15%. Hãng Nikkei cho hay, kể từ các cuộc thăm dò mà họ thực hiện từ tháng 8/2017 đến nay, ông Koizumi, Abe và Ishiba luôn là những người có tỷ lệ ủng hộ cao nhất.
Tuy nhiên, đợt "thay máu" nội các mới đây cũng khiến nhiều ứng viên tăng điểm. Như ông Kono tăng lên 8%, tiếp đó là ông Kishida và Suga, mỗi người có 7%. Ông Motegi chỉ nắm 2%, trong khi Yukio Edano - lãnh đạo của đảng đối lập Dân chủ Lập hiến (CDP) - có 4%.
Là một gương mặt đại diện cho các nhà lập pháp thế hệ thứ tư của nước nhà, ông Koizumi luôn xếp thứ hạng cao tổng số các ứng viên Thủ tướng kể từ khi ở độ tuổi 20. Giờ ở tuổi 38, ông là thành viên nội các trẻ thứ ba ở Nhật Bản thời kỳ hậu chiến. Ông Koizumi nhận bằng thạc sỹ tại ĐH Columbia ở New York, Mỹ và cũng từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Đám cưới của ông Koizumi với Christel Takigawa - một người dẫn chương trình nổi tiếng - hồi tháng 8 vừa qua cũng tạo được tiếng vang. Do cặp đôi này dự kiến sẽ đón nhận đứa con đầu lòng vào năm tới, người dân Nhật xôn xao bàn tán xem liệu ông Koizumi có tạm nghỉ việc để chăm con hay không.
Là một người có tài hùng biện, ông Koizumi giành được nhiều sự ủng hộ sau một số lần công khai chỉ trích chính phủ. Giờ đã là một thành viên nội các, ông sẽ phải thận trọng hơn trong các phát ngôn của mình. Là người đứng đầu Bộ Môi trường, ông Koizumi cũng sẽ bị thử thách khả năng lãnh đạo cùng khả năng của một chính trị khi đứng trước các phiên chất vấn trong Quốc hội.
Ông Shigeru Ishiba là một gương mặt triển vọng nhưng lại đang bị cô lập trong đảng (Ảnh: Getty)
Ông Ishiba là con trai của cựu Tỉnh trưởng tỉnh Tottori. Sau một thời gian ngắn làm trong ngành ngân hàng, ông được bầu vào Hạ viện trong năm 1986 với tư cách thành viên trẻ nhất lúc bấy giờ khi mới 28 tuổi. Ông có sở thích sưu tầm mô hình tàu hỏa, chiến hạm...và chính điều này khiến ông tạo dựng nên hình ảnh một chính trị gia hòa đồng.
Ông Ishiba từng để thua ông Abe trong cuộc bầu cử Chủ tịch đảng LDP năm 2012, nhưng vẫn từng đứng đầu bảng xếp hạng sau vòng bầu cử đầu tiên nhờ sự ủng hộ rộng rãi của các thành viên ở địa phương. Là một trong những nhà lập pháp có kiến thức uyên thâm về an ninh quốc gia, ông Ishiba vẫn rất tài năng trong việc hoạch định chính sách nông nghiệp. Khi còn giữ chức Tổng thư ký đảng, cứ mỗi cuối tuần là ông lại đi thăm thú nhiều nơi để lắng nghe ý kiến người dân. Nhưng trong do quan điểm phản đối chính quyền và bị ông Abe gạt ra ngoài lề như hiện nay, ông Ishiba ngày càng bị cô lập ngay trong đảng của mình.
Về ông Kono xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm chính trị, cả cha và ông của ông Kono đều từng là các nhà lập pháp có tiếng và giữ vị trí quan trọng trong nội các. Khi còn theo học tại trường Đh Georgetown, ông Kono từng học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu từ bà Madelaine Albright - người sau này trở thành Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Sau thời gian làm việc tại các công ty như Fuji Xerox, ông Kono được bầu cử vào Hạ viện năm 1996 và từng tranh cử chức Chủ tịch đảng LDP vào năm 2009. Kể từ khi nhậm chức Ngoại trưởng vào tháng 8/2017, ông Kono liên tục thực hiện các chuyến công du nước ngoài, và tính đến nay tổng số chuyến công du của ông đã lên tới con số 123.
Ông Taro Kono có biệt tài ngoại ngữ và giành được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng mạng (Ảnh: JapanTimes)
Nói tiếng Anh trôi chảy, ông Kono từng điều hành nhiều cuộc họp với các đối tác mà không cần tới phiên dịch. Ông cũng là người thạo sử dụng mạng xã hội, thường xuyên đăng tải trên Twitter và sử dụng một blog cá nhân để tiếp xúc với cộng đồng. Hiện có tới 90.000 theo dõi trên Twitter, ông Kono thường xuyên tương tác với công chúng, điều giúp cho ông nhận được sự ủng hộ của cộng đồng trẻ tuổi. Trong bối cảnh quan hệ Nhật-Hàn căng thẳng, ông Kono là người giữ vững quan điểm cứng rắn đối với Seoul và nhận được nhiều lời tán dương trên mạng.
Ông Kishida hiện đang phục ụ nhiệm kỳ thứ 9 tại Hạ viện, cũng giống như ông Abe. Ông là người đứng đầu nhóm Kishida, vốn tách ra từ nhóm Kochi được thành lập vào năm 1957. Sauk hi ông Abe trở lại quyền lực năm 2012, ông Kishida giữ vị trí Ngoại trưởng suốt 5 năm.
Ông Kishida là một người kiên định, nhưng cũng không phải người năng động. Thay vì giành chiến thắng trong cuộc đua tranh chức Chủ tịch đảng bằng cạnh tranh, ông lại nhắm tới việc xây dựng hình ảnh mình nhu người kế nhiệm ông Abe. Ông từng hy vọng sẽ giữ chức Tổng thư ký đảng trong lần sốc lại nội các mới nhất. Tổng thư ký đảng là một vị trí đầy quyền lực vốn chuyên trách các kỳ bầu cử của dảng và các nguồn quỹ rót cho việc tổ chức bầu cử. Việc nắm giữ vị trí này đồng nghĩa với việc có chân trong cuộc đua kế vị. Thế nhưng, ông không may mắn thay lại chỉ giữ chức Trưởng ban nghiên cứu chính sách của đảng, nên viễn cảnh kế vị của ông khá mờ nhạt.
Ông Suga đã là Chánh văn phòng nội các của ông Abe kể từ khi ông Abe trở lại vị trí Thủ tướng lần hai. Với tư cách là người phát ngôn có thời gian tại vị lâu nhất trong chính phủ, ông Suga đã gia tăng quyền lực của mình đáng kể và đóng vai trò như một cột trụ trong chính phủ của ông Abe. Ông cũng là người dẫn dắt các chính sách nổi tiếng, như giảm mật độ giao thông và thu hút them du khách nước ngoài, từ đó giúp tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Abe tăng lên. Ông suga, 70 tuổi, là người con trai cả trong một gia đình nông dân trồng dâu tây ở tỉnh Akita. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị với tư cách một nhà lập pháp địa phương, sau đó dần leo lên từng nấc thang sự nghiệp.
Ông Suga luôn đứng đằng sau ánh hào quan. Nhưng mới đây ông xuất hiện trở lại mạnh mẽ sau khi tuyên bố niên hiệu mới của Nhật Bản, và giờ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cử tri trẻ tuổi trong mỗi chuyến công du trong nước.
Ông Yoshihide Suga công bố niên hiệu mới của Nhật Bản hồi đầu năm nay (Ảnh: JapanTimes)
Ông Motegi cũng từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng, như Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại, hay quản lý chiến dịch của đảng LDP. Ông từng tham gia 7 vòng đàm phán với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tính từ tháng 4 đến nay, nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại song phương. Từng được Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi là người đàn ông "rắn rỏi", ông Motegi chiếm trọn lòng tin của ông Abe.
Ông Kato là một cựu quan chức của Bộ Tài chính. Ông tham gia vào chính trường sau khi kết hôn với con gái của cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Muttsuki Kato, người vốn là cố vấn thân cận của cha của ông Abe. Sau khi kinh qua nhiều vị trí trong nội các và đưa ra nhiều sang kiến chính sách đáng chú ý - như cải cách văn hóa làm việc tại Nhật Bản - ông được chỉ định làm Chủ tịch Hội đồng chung của đảng LDP vào năm ngoái, từ đó trở thành 1 trong 4 quan chức chóp bu của đảng này. Giờ trên cương vị Bộ trưởng Y tế và Lao động, ông Kato sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả mọi thế hệ trong đất nước đều được hưởng lợi ích xã hội, một trong những sang kiến hàng đầu của chính phủ.
Nội các mới sẽ tạo nên những phép thử để tìm ra người có khả năng nhất kế thừa Thủ tướng Abe. Thế nhưng cũng không thể loại ông Abe trong cuộc đua này bởi ông chính là ứng viên có số phiếu bầu cao thứ hai trong các cuộc thăm dò dư luận.
Các quy định của LDP trước đây chỉ cho phép Chủ tịch của đảng này phục vụ 2 nhiệm kỳ với tổng thời gian là 6 năm, có nghĩa rằng ông Abe đáng lẽ phải từ nhiệm vào tháng 9/2018. Nhưng ông tiếp tục phục vụ nhiệm kỳ thứ ba nhờ thay đổi các quy định trong đảng. Giờ đây, một số thành viên trong đảng LDP còn kêu gọi ông Abe tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ tư.
Nhiệm kỳ hiện tại của ông Abe dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 9/2021. Cuộc đua tranh giành vị trí kế nhiệm ông abe đã bắt đầu, dù chúng ta vẫn chưa thể thấy được rõ ai là người vượt trội nhất trong số các hương mặt tiềm năng, hoặc liệu ông Abe có thể tiếp tục phục vụ nhiệm kỳ thứ tư hay không.
T heo viettimes/Nikkei
Nhật Bản và Hàn Quốc nỗ lực tháo gỡ bất đồng thương mại Những động thái mang tính "trả đũa" thương mại lẫn nhau đã đẩy quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, sáng 20/9, các quan chức ngoại giao của Hàn Quốc và Nhật Bản đã tổ chức một cuộc họp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản để...