Thỏa thuận thương mại liệu còn là yếu tố ổn định trong quan hệ Mỹ-Trung?
Thỏa thuận thương mại từng được xem là 1 trong những yếu tố hiếm hoi giúp ổn định quan hệ Mỹ-Trung nay đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ sau tuyên bố của chính quyền Tổng thống Donald Trump hoãn vô thời hạn đàm phán thương mại với Trung Quốc và thậm chí để ngỏ khả năng rút khỏi văn kiện. Đây từng được xem là một trong những yếu tố hiếm hoi giúp ổn định quan hệ hai nước trong giai đoạn sóng gió hiện nay.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows hôm qua (18/8) tuyên bố, không có bất kỳ cuộc đàm phán thương mại cấp cao mới nào được lên kế hoạch giữa Mỹ và Trung Quốc vào thời điểm hiện nay. Trước đó cùng ngày, phát biểu tại một sự kiện ở bang Arizona, Tổng thống Donald Trump cho biết từng hoãn một cuộc họp trực tuyến dự kiến vào ngày 15/8 vừa qua để đánh giá lại 6 tháng thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Nhà lãnh đạo Mỹ đồng thời chỉ trích cách Bắc Kinh ứng phó dịch Covid-19 gây nên tác động “không tưởng” đối với thế giới.
“Tôi đã hoãn các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Tôi không muốn thảo luận với họ vào lúc này, bởi những gì họ đã làm với đất nước này và với thế giới. Chúng tôi sẽ xem điều gì sẽ xảy ra”.
Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một hồi tháng 1 vừa qua, chấm dứt căng thẳng thương mại kéo dài gần 2 năm giữa hai nước. Dù từng là chủ đề mâu thuẫn lớn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong suốt 3 năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, song với thỏa thuận này, thương mại lại là khía cạnh bền vững hơn cả trong quan hệ hai nước. Ngoại trừ thương mại, Mỹ và Trung Quốc đối đầu gay gắt trên hầu hết các vấn đề từ luật an ninh Hong Kong, dịch Covid-19, đến những cáo buộc do thám, đánh cắp tài sản trí tuệ hay vi phạm nhân quyền.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, đây chỉ là giai đoạn “sóng yên biển lặng” trước bão lớn. Bởi dù hai bên đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1, nhưng Mỹ vẫn “treo” mức thuế đã áp lên 360 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Các quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Donald Trump thời gian gần đây đã tỏ ý không hài lòng khi hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc đối với hàng nông nghiệp, chế tạo, năng lượng và dịch vụ của Mỹ chậm hơn rất nhiều so với mức cần thiết để đáp ứng mục tiêu tăng mua thêm 77 tỷ USD hàng hóa trong năm nay so với lượng mua năm 2017, dù nguyên nhân một phần là do dịch Covid-19.
Quyết định của Mỹ hoãn đàm phán thương mại với Trung Quốc dự báo sẽ gây ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu vốn đã sụt giảm mạnh do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát, cũng như những tranh cãi chưa hồi kết giữa Washington và Bắc Kinh liên quan dịch bệnh, các biện pháp trừng phạt qua lại lẫn nhau và các lợi ích của hai nước trên thế giới.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày hôm qua (18/8), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên một lần nữa khẳng định lập trường của chính phủ Trung Quốc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty nước này trước những sức ép ngày một tăng của Mỹ.
“Việc Mỹ gia tăng các biện pháp đàn áp nhằm vào các công ty Trung Quốc, bao gồm cả Huawei càng chứng tỏ sự thành công của những công ty này và cho thấy sự bá quyền mà Mỹ. Các doanh nghiệp thành công của nhiều quốc gia khác cũng đã phải chịu những hành vi tương tự của Mỹ. Đây là những hành vi đáng hổ thẹn, đã, đang và chắc chắn sẽ tiếp tục bị các nước khác phản đối”.
Trong một diễn biến liên quan, trước nguy cơ bị Mỹ “cấm cửa”, trang mạng truyền thông xã hội ăn khách nhất thế giới của Trung Quốc TikTok vừa ra mắt một trang web mới chống lại thông tin sai lệch về công ty, ngầm ám chỉ những cáo buộc của chính quyền Tổng thống Donald Trump cho rằng ứng dụng này chia sẻ dữ liệu người dùng Mỹ cho chính phủ Trung Quốc là “vô căn cứ và sai sự thật”.
Song song với đó, TikTok cũng tiếp tục mở rộng ảnh hưởng với việc ký thỏa thuận hợp tác quan trọng với UnitedMasters để cho phép các nghệ sĩ trên ứng dụng chia sẻ video này phân phối bài hát của họ trực tiếp tới các dịch vụ phát trực tuyến như Apple Music, Spotify và YouTube.
Ông Trump đã lầm tưởng về Trung Quốc?
Trung Quốc ngày nay đã lớn mạnh hơn nhiều so với 4 năm trước.
Nước Mỹ trong giai đoạn này của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump đang đối mặt với hàng loạt vấn đề, từ biểu tình ôn hòa đến đại dịch Covid-19.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters
Với nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump, một chủ đề mà họ thường nhắc tới để bênh vực ông, đó là "những quả bóng sút về phía Trung Quốc". Nhưng thực tế, ông Trump không làm được như vậy, theo cây viết bình luận Mona Charen trên trang tin The Bulwark ngày 12/8. Bà là thành viên cấp cao của nhóm cố vấn Trung tâm Đạo đức và Chính sách công, trụ sở ở Washington D.C.
Mona Charen chỉ ra rằng, có rất nhiều lý do để lo lắng về Trung Quốc. Với dân số 1,4 tỷ người, một quân đội khổng lồ và nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đang bắt đầu chuyển đổi sức mạnh của mình ở khắp nơi. Trung Quốc đang nhanh chóng trở nên giàu có và duy trì một quan điểm cứng rắn. Nước này đang chạy đua về trí tuệ nhân tạo cùng nhiều công nghệ khác, đồng thời xuất khẩu kỹ thuật theo dõi của mình tới nhiều nước.
Vì vậy, Tổng thống Trump đã đúng khi lo lắng về Trung Quốc. Ông Trump chỉ trích các tổng thống Mỹ trước kia đã đàm phán các thỏa thuận thương mại "vô cùng yếu kém", và ông cam kết chính quyền của mình sẽ đảo ngược thâm hụt ngân sách, đưa việc làm khối sản xuất về nước, chặn đứng các hành vi thương mại bất công bằng như bán phá giá, thao túng tiền tệ và đánh cắp tài sản trí tuệ.
Tất cả tưởng như dễ dàng. Ông nói" Chúng ta có những tấm thẻ, chúng ta có rất nhiều sức mạnh với Trung Quốc".
Nhưng nữ chuyên gia Charen cho rằng, ông Trump khó đạt được mục tiêu nào trong số trên.
Nếu suy xét những gì ông Trump hy vọng đạt được với Trung Quốc, thì ngay hành động đầu tiên của ông, hủy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là một sai lầm lớn.
Nếu ông Trump thực sự muốn đẩy Trung Quốc vào bất lợi, ông sẽ phải dựa vào TPP bằng cách ký thêm thỏa thuận thương mại tự do với các nước trên khắp hành tinh. Nếu Mỹ hợp tác với Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ và Brazil cùng các nước TPP, tất cả có thể mang lại một sức mạnh tổng hợp trên 75% GDP thế giới.
Nhưng Tổng thống Mỹ thứ 45 cho rằng các cuộc chiến thương mại "là tốt và dễ chiến thắng". Và ông tuyên bố những cuộc chiến đó... với tất cả. "Thuế! Hãy mang thuế về cho tôi", ông yêu cầu các trợ tá. Và họ đã hành động. Không chỉ với Trung Quốc mà cả với những người bạn của Mỹ. Thực tế, ông Trump đã áp thêm thuế lên Canada, Mexico và EU nhiều hơn so với Trung Quốc.
Thực tế cho thấy, áp thuế đơn phương không bao giờ là tốt hay dễ dàng.
Tính đến 2018, Mỹ không còn những tấm thẻ bài mà ông Trump nghĩ nước này vẫn đang nắm giữ. Người Mỹ phải trả giá cao hơn cho mọi hàng hóa, từ xe đạp tới vali hay tivi, mũ nón và đầu vào công nghiệp.
Và Trung Quốc cũng đáp trả bằng cách áp các mức thuế của họ, đặc biệt nhắm vào nông dân Mỹ.
Tổng thống Trump cam kết, bằng cách trừng phạt Trung Quốc, ông sẽ hồi sinh vùng Trung Tây, nhưng trong khi Thung lũng Silicon chứng kiến sự gia tăng việc làm trong khối sản xuất thì Pennsylvania, Michigan, Ohio, và Wisconsin mất đi nhiều công việc ở nhà máy.
Còn "thỏa thuận thương mại vĩ đại" mà ông Trump đàm phán với Trung Quốc thì sao?
Thỏa thuận bắt buộc Trung Quốc mua 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian 2 năm trên tổng lượng hàng nhập khẩu năm 2017. Nghe thì rất tuyệt, nhưng Trung Quốc vốn thường ít khi thực hiện được đúng các cam kết tương tự.
Ngay tại buổi lễ của Nhà Trắng thông báo thỏa thuận, Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng nói thẳng rằng Bắc Kinh sẽ đưa ra các quyết định mua hàng tương lai "dựa vào điều kiện thị trường".
Sự vươn dậy của Trung Quốc đặt ra một thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới.
Theo bà Charen, Mỹ có thể và nên đáp lại bằng cách phát huy thế mạnh của mình: cải thiện các liên minh hiện có, dẫn dắt các tổ chức hàng đầu thế giới như WTO và WHO thay vì rút lui, ủng hộ các quyền tự do dân sự, chào đón những người nhập cư và sinh viên tài năng, những người có thể giúp Mỹ duy trì lợi thế công nghệ, và có được ngôi nhà tài chính của riêng mình để không cần phải vay mượn từ Trung Quốc nữa.
Biden nói thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung 'thất bại' Biden cho rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn một được chính quyền Trump ký với Trung Quốc đã "thất bại thảm hại" vì không thể thực thi. "Thỏa thuận thương mại giai đoạn một của Trump với Trung Quốc đang thất bại một cách tệ hại", ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden viết trong tuyên bố gửi Reuters hôm...