Thoả thuận Serbia – Kosovo: Hiểu sao cũng được
Dưới sự bảo trợ và vai trò trung gian của EU, Serbia và Kosovo vừa đạt được thỏa thuận mới giúp tháo gỡ một số vướng mắc trong quan hệ. Cả ba đều ngợi ca thỏa thuận là sự đột phá lịch sử, đều coi là thắng lợi của chính mình và đều hiểu nó theo cách riêng.
Cửa khẩu biên giới Serbia và Kosovo bị đóng hồi năm 2011 – Ảnh: Reuters
Đối với EU thì điều này rất dễ hiểu. Chỉ cần Serbia và Kosovo bớt căng thẳng và giảm đối đầu, bất kể trong chuyện gì và với mức độ nào, thì đều là thắng lợi đối với EU. Thỏa thuận nói trên định hướng cho quan hệ hợp tác giữa Serbia và Kosovo trên lĩnh vực năng lượng và truyền thông. Nhưng quan trọng hơn cả là giải pháp cho vấn đề vị thế pháp lý của cộng đồng người Serbia ở Kosovo được bao hàm trong đó.
Nhượng bộ của phía Serbia là chấp nhận thỏa thuận với Kosovo. Như thế tuy không phải là sự công nhận chính thức nền độc lập của Kosovo nhưng cũng đủ để coi là chấp nhận quan hệ ngang bằng trên thực tế với Kosovo. Nhượng bộ cơ bản của phía Kosovo là dành cho cộng đồng người Serbia ở Kosovo những quyền tự trị cơ bản và sâu rộng đến mức chẳng khác gì đã trở thành một “nhà nước trong nhà nước”. Cái thua thiệt ở cả hai phía thật ra cũng lớn không kém gì cái được của họ. Cũng chính vì thế mà bên nào cũng tìm cách hiểu và luận giải thỏa thuận theo cách riêng.
Việc thực thi cụ thể vì thế sẽ không đơn giản và dễ dàng chút nào. Nhưng xem ra thì việc thực hiện không được hai phía coi trọng và ưu tiên bằng việc đạt được thỏa thuận. Cả hai đều muốn gia nhập EU và vì thế không thể không chấp nhận những điều kiện của EU, không chỉ ở thỏa thuận lần này mà cả những lần sau cũng vẫn sẽ chịu “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Không kích IS, Mỹ có thể tốn 10 tỉ USD
Theo các chuyên gia, cuộc chiến mở rộng của Mỹ chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria và Iraq sẽ khiến Mỹ tiêu tốn nhiều tiền của hơn cuộc xung đột Libya năm 2011 và chi phí này có thể tăng đến con số một tỉ USD một tháng.
Máy bay F-18E Super Hornets của hải quân Mỹ sau khi được tiếp nhiên liệu từ một chiếc KC-135 ở miền bắc Iraq ngày 23/9. Ảnh: AFP-TTXVN
Theo ước tính của Nhà Trắng, trong tháng 8, sứ mệnh chống IS tại Iraq có thể làm Mỹ tiêu tốn trung bình 7,5 triệu USD mỗi ngày. Nhưng ngay cả các quan chức quốc phòng của Mỹ cũng thừa nhận thống kê này không phản ánh đúng thực tế và được tiến hành trước thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh mở rộng chiến dịch chống IS sang Syria.
Cộng thêm chi phí của việc mở rộng chiến dịch sang Syria, chi phíhao mòn của các loại vũ khí hạng nặng công nghệ cao cũng như chi phí triển khai một nhóm nhỏ quân đội Mỹ tại Iraq và khu vực, một số nhà phân tích ngân sách, cựu quan chức và tạp chí Foreign Affairs cho rằng, chi phí mỗi năm của cuộc chiến này có thể tăng lên hơn 10 tỉ USD.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự đoán cuộc chiến này có thể kéo dài tới 3 năm và tổng chi phí có thể vào khoảng 5 tỉ USD. Trước đó, chiến dịch không kích ở Kosovo và Serbia của Mỹ diễn ra từ tháng 3 - 6/1999 tiêu tốn khoảng 2,5 tỉ USD và tại Libya từ tháng 3 - 10/2011 tiêu tốn 1,1 tỉ USD.
"Tôi đang nghĩ đến đơn vị tỉ USD với một con số có hai chữ số chứ không chỉ là một chữ số", Jim Haslik, một chuyên gia cố vấn cấp cao tại tổ chức Hội đồng Atlantic cho biết.
Ngày 23/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp đại diện 5 quốc gia Arập tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu trong cuộc không kích các mục tiêu của IS tại Syria. Ảnh: AFP-TTXVN
Dù được các đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố cam kết san sẻ bớt gánh nặng, với việc Saudi Arabia, Jordan, Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất sẽ tấn công tác mục tiêu trên bộ trong khi các đối tác khác trong liên minh cam kết có các khoản hỗ trợ khác, chắc chắn Mỹ sẽ vẫn gặp vấn đề về chi phí của cuộc chiến.
Sự xuất hiện lần đầu tiên của chiến đấu cơ F-22 Raptor, tiêu tốn 68.000 USD mỗi giờ bay là minh chứng đầu tiên cho khoản chi phí khổng lồ mà Mỹ phải bỏ ra.
Nhưng bên cạnh việc sử dụng F-22 trong các cuộc không kích, ngoài các máy bay chiến đấu khác, 47 tên lửa hành trình Tomahawk đã được phóng đi từ hai tàu USS Arleigh Burke ở Biển Đỏ và tàu USS Philippine Sea ở Vịnh Ba Tư. Mỗi quả tên lửa có giá 1,59 triệu USD. Tổng chi phí vào khoảng 74 triệu USD một ngày, và chưa bao gồm chi phí triển khai hai con tàu này trong khu vực.
Máy bay F-18E Super Hornets của hải quân Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay USS George H.W. Bush sau khi tham gia chiến dịch oanh kích phiến quân IS ở Syria ngày 23/9. Ảnh: AFP-TTXVN
Ngoài ra, các chiến đấu cơ F-18 đã cất từ tàu sân bay USS George H.W.Bush có mặt ở Vịnh Ba Tư để hỗ trợ các cuộc chiến chống IS. Chi phí bay mỗi giờ khoảng của F-18 là 24.400 USD, thấp hơn nhiều so với chi phí của các máy bay ném bom F-15E được huy động từ một căn cứ quân sự trong khu vực, với mỗi giờ bay là 41.921 USD.
Chưa dừng lại ở đó, có mặt trong chiến dịch này còn có các máy bay F-16 và máy bay không người lái Predator, lần lượt có chi phí mỗi giờ bay là 22.514 USD và 3.697 USD.
Các máy bay không người lái có khả năng sẽ cất cánh từ căn cứ không quân Incirlik ở đông Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng ngoài ra còn có các căn cứ máy bay không người lái khác nằm ở Ethiopia, Qatar và Các tiểu vương quốc Arab. Như vậy, Mỹ sẽ tốn thêm chi phí tiếp nhiên liệu cho tất cả các loại máy bay trên, ngoại trừ máy bay không người lái, để chúng đến được Syria và quay trở lại.
Trong khi các máy bay chiến đấu ném bom vàtên lửa hành trình Tomahawk đảm nhiệm phần lớn nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu IS được xác định sẵn trong và xung quanh Raqqa và Aleppo, máy bay ném bom B-1 cũng tham gia vào chiến dịch không kích này, và sẽ làm tiêu tốn khoảng 32.000 USD mỗi giờ bay.
Dù chưa tham chiến nhưng được xác nhận là đã xuất phát, chiếc máy bay A-10 Thunderbolt, 40 tuổi, bay thấp và có độ chính xác cao, sẽ đến khu vực trên trong tháng 10. Mỗi giờ bay một chiếc A-10 Thunderbolt sẽ khiến quân đội mất 17.716 USD.
Bên cạnh đó còn các khoản chi phí của một loạt các vũ khí khác, như tên lửa Sidewwinder và bom đường kính nhỏ lần lượt có giá 600.000 USD và 250.000 USD.
Còn theo Diem Salmon, nhà phân tích chính sách cấp cao về ngân sách quốc phòng tại tổ chức tư vấn chính sách quốc tế Heritage Foundation ở Washington thì những chi phí liên quan trong cuộc chiến không chỉ đến từ các loại máy bay và vũ khí.
"Liên minh chống IS đang triển khai phân chia các trụ sở, việc sẽ làm tăng chi phí của cuộc chiến. Khả năng sẽ có khoảng 500 người trong mỗi một trụ sở", Salmon cho biết. Cùng với đó là đầy đủ sự hỗ trợ cần thiết để duy trì hoạt động tại các trụ sở.
Theo Anh Tiếu
Baotintuc.vn
Quan hệ Nga-NATO: Vì sao "ông chẳng bà chuộc"? Xung đột tại Ukraine đã đẩy quan hệ Nga-NATO xuống mức thấp mới, và có nhiều lo ngại rằng ngờ vực và thù địch thời Chiến tranh Lạnh đang quay trở lại. Nhưng còn nhiều lý do khác dẫn tới mối quan hệ "ông chẳng bà chuộc" giữa Nga và NATO hiện nay. Quan hệ Nga-NATO đã suy giảm trong nhiều năm qua,...