Thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn có hiệu lực ở Colombia
Từ 0 giờ ngày 29-8, thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn bắt đầu có hiệu lực ở Colombia, kết thúc xung đột kéo dài 52 năm nay. Đây là một trong các cuộc xung đột dài nhất và đẫm máu nhất ở Mỹ La tinh.
Chiều 28-8, từ Havana (Cuba), ông Timoleon Jimenez (ảnh) long trọng tuyên bố: “Với vai trò tư lệnh bộ tham mưu tổ chức Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia ( FARC), tôi ra lệnh cho toàn thể các đơn vị và các chiến binh ngừng nổ súng và chấm dứt thù địch hoàn toàn kể từ 24 giờ đêm nay. Hỡi các binh sĩ, hải quân, không quân, cảnh sát, các cơ quan an ninh và tình báo quốc gia, chúng tôi muốn bày tỏ ý muốn hòa giải một cách rõ ràng và kiên định. Đối đầu và oán thù phải thuộc về quá khứ”.
Bốn ngày trước, Tổng thống Juan Manuel Santos đã ra lệnh cho quân đội ngừng nổ súng kể từ nửa đêm 29-8. Tối 28-8, ông viết trên Twitter: “Chỉ còn vài giờ nữa sẽ khép lại một trong những chương đau đớn nhất của đất nước. Ngừng bắn là bước chuyển giao lịch sử để kết thúc vĩnh viễn chiến tranh”.
Video đang HOT
Cùng ngày, ông cũng đã phát động chiến dịch kêu gọi người dân ủng hộ trưng cầu ý dân về hiệp định hòa bình vào ngày 2-10 tới. Để hiệp định có hiệu lực, phải có tối thiểu 13% cử tri (4,4 triệu phiếu) tán thành. Ngày 22-9 sẽ là ngày ký kết hiệp định. Năm ngày sau, các tay súng FARC bắt đầu giao nộp vũ khí trong thời hạn 180 ngày.
TNL
Theo PLO
Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ mở ra bước ngoặt mới ở Syria
Chiến dịch tấn công bọn IS ở huyện Jarablus thuộc tỉnh Aleppo (Syria) giáp biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 24-8 (giờ địa phương) đã kết thúc nhanh chóng.
Vài ngàn quân nổi dậy Syria được xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ (ảnh) cùng không quân của liên minh chống IS yểm trợ đã đánh bật IS ra khỏi Jarablus. Đến chiều tối cùng ngày, hình ảnh quân nổi dậy xuất hiện giữa trung tâm Jarablus đã lan truyền trên các mạng xã hội. Thực sự bọn IS đã chạy khỏi Jarablus ngay trước cuộc tấn công.
Chiến dịch hành quân "Lá chắn sông Euphrates" được xem là bước ngoặt trong cuộc chiến ở Syria. Mục tiêu của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là IS mà còn nhằm ngăn chặn lực lượng dân quân người Kurd thuộc Đảng Liên minh Dân chủ (PYD) xây dựng khu tự trị người Kurd ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều trớ trêu là lực lượng người Kurd này lại được Mỹ hậu thuẫn. Trong khi đó đối với Mỹ, dù gì Thổ Nhĩ Kỳ cũng là đồng minh trong NATO. Bởi thế, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24-8 đã kêu gọi các tay súng người Kurd nên rút về phía bờ đông sông Euphrates, nếu không Mỹ sẽ rút lại hậu thuẫn.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mesut Cavusoglu hăm dọa nếu lực lượng người Kurd không rút về phía đông sông Euphrates, Thổ Nhĩ Kỳsẽ làm mọi điều cần thiết. Ngày 25-8, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ có quyền can thiệp vào Syria nếu lực lượng người Kurd không rút về phía đông sông Euphrates.
Bộ Ngoại giao Syria đã ra tuyên bố lên án sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳở Syrialà vi phạm trắng trợn chủ quyền của Syria. Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ lo ngại chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm leo thang căng thẳng ở Syria.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ở lại Syria bao lâu? Đây là chiến dịch chớp nhoáng hay chiến dịch dài ngày? Hiện thời chưa có câu trả lời, chỉ biết một điều chắc chắn rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dừng lại ở Jarablus vì mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ là thành lập khu vực an toàn vốn đã được đặt ra từ lâu.
Phát biểu với truyền hình hôm 23-8, Phó Thủ tướng Numan Kurtulmus đã nhắc lại: "Đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ về thiết lập một khu vực an toàn phải được cộng đồng quốc tế xem xét lại".
TNL
Theo PLO
Bất chấp Trung Quốc, Philippines nêu vấn đề biển Đông ở hội nghị ASEM Ngày 15-7, hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 11 đã chính thức khai mạc tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ. Tham dự hội nghị có 30 nước châu Âu, 21 nước châu Á và hai tổ chức Liên minh châu Âu và ASEAN. Trước khi hội nghị khai mạc, các nhà lãnh đạo đã dành một phút mặc niệm...