Thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine có nguy cơ đổ vỡ
Liên tục xuất hiện cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình miền Đông Ukraine làm dấy lên lo ngại về nguy cơ đối với thỏa thuận ngừng bắn vừa có hiệu lực.
Một lệnh ngừng bắn mới giữa quân đội chính phủ Ukraine và phe đối lập miền Đông Ukraine chính thức có hiệu lực kể từ 12h trưa ngày 20/2 (theo giờ địa phương). Tuy nhiên sau khi thỏa thuận ngừng bắn này được thực thi, vùng Donetsk vẫn ghi nhận 24 vụ việc vi phạm lệnh ngừng bắn trong đó có tới 12 vụ liên quan tới vũ khí hạng nặng.
Xe tăng của quân đội Ukraine xuất hiện tại thành phố Avdiivka, miền Đông Ukraine ngày 1/2. Ảnh: Reuters.
Trước đó, thông báo tình hình ngay sau những giờ đầu tiên lệnh ngừng bắn có hiệu lực, người phát ngôn quân đội Ukraine, ông Oleksandr Motuzyanyk cho biết: “Nhìn chung các hoạt động quân sự quan sát được tại khu vực chống khủng bố đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, đến trưa (tức khoảng 10h GMT) chúng tôi đã ghi nhận ít nhất 15 vụ pháo kích dù chưa có dấu hiệu vũ khí hạng nặng được sử dụng.”
Trưởng nhóm giám sát an ninh ở Ukraine thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE), ông Alexander Hug cũng cảnh báo “những tác nhân gây bùng nổ chiến sự vẫn còn”. Vị quan chức này đồng thời lưu ý rằng, vũ khí hạng nặng vẫn đang được hai bên tham chiến duy trì hiện diện ở vùng liên lạc, khiến xung đột có thể dễ dàng bùng phát.
Liên tiếp các động thái mới từ phía Nga được cho là đang làm gia tăng căng thẳng cũng khiến thỏa thuận ngừng bắn mới bị đặt vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Đặc biệt là việc Tổng thống Putin ký một sắc lệnh công nhận một số giấy tờ tùy thân cấp cho người dân thường trú ở một số khu vực Donetsk và Lugansk thuộc miền Đông Ukraine có giá trị pháp lý tại Nga hôm 18/2 vừa qua càng khiến thỏa thuận ngừng bắn trở nên mong manh hơn.
Bộ trưởng An ninh và Quốc phòng Ukraine Oleksandr Turchynov cho rằng sắc lệnh của nhà lãnh đạo Nga là “điềm xấu” cho số phận của thỏa thuận ngừng bắn Minsk vừa mới được thực thi.
Không chỉ Ukraine, các nước phương Tây dường như cũng đang tập trung chỉ trích vào Nga khi phản ứng gay gắt trước sắc lệnh của Tổng thống Nga với Ukraine.
Tổng thư ký Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, ông Lamberto Zannier nhận định, sắc lệnh của Tổng thống Putin có thể khiến tiến trình thực thi thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine trở nên khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh những tháng gần đây, tình trạng bạo lực không ngừng gia tăng giữa phe nổi dậy và quân chính phủ Ukraine tại miền Đông nước này.
Bộ Ngoại giao Đức thì cho rằng động thái này của Nga rõ ràng vi phạm tinh thần và mục tiêu của thỏa thuận ngừng bắn Minsk. Người phát ngôn của Thủ tướng Đức, ông Steffen Seibert nêu rõ lập trường của Đức coi sắc lệnh của ông Putin đã gây ảnh hưởng đến sự thống nhất của Ukraine.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp cũng đã “lấy làm tiếc về quyết định này” . Pháp bày tỏ mong muốn Nga chú trọng tới các điều khoản của Thỏa thuận hòa bình Minsk, coi đây là con đường duy nhất để đảm bảo một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine.
Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine vào năm 2014, các bên tham chiến ở Ukraine đã hai lần ký kết thỏa thuận ngừng bắn Minsk. Tuy nhiên, chưa lần nào, thỏa thuận ngừng bắn được thực thi một cách đầy đủ. Các bên liên tục đổ lỗi cho nhau về việc vi phạm thỏa thuận. Hiện cũng chưa rõ số phận của thỏa thuận ngừng bắn lần này sẽ đi về đâu./.
Theo Phương Anh/ VOV-Trung tâm Tin
Vì sao đang đà thắng Aleppo, Nga-Syria vội chấp nhận ngừng bắn?
Sau chiến thắng ở Aleppo, Nga và Syria bất ngờ đạt được thỏa thuận ngừng bắn toàn diện ở Syria với phe đối lập. Điều này xuất phát từ nguyên nhân nào?
Video đang HOT
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran trùng ý Mỹ về "phân rã Syria"?
Vừa qua, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cùng với chính quyền Syria đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với các phe nhóm đối lập kể từ ngày 30/12, trừ 2 tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và Jabhat Fateh Al-Sham (tức al-Nusra Front - chi nhánh al-Qaeda Syria mới đổi tên).
Sau khi ngừng bắn, bên cạnh việc vẫn tiếp tục đánh 2 tổ chức khủng bố trên, chính quyền Syria và các phe nhóm đối lập sẽ tiếp tục tiến trình chính trị, đàm phán chấm dứt hoàn toàn xung đột, mang lại hòa bình cho Syria.
Bên cạnh đó, tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng được bảo đảm, ít nhất cho đến khi diễn ra một cuộc tổng tuyển cử mới (nếu thuận lợi kết thúc nhiệm kỳ là đến hết năm 2021), ông và gia đình cũng nhận được cam kết bảo đảm về an ninh.
Bình luận về thỏa thuận này, giới chức lãnh đạo của 3 nước trên coi đó là một thành công lớn trước Liên minh quân sự của Mỹ, nhưng theo giới truyền thông phương Tây, đây thực chất là một thỏa thuận phân chia Syria thành các khu vực ảnh hưởng khác nhau.
Ngày 28/12, Hãng thông tấn Anh Reuters sau khi tham chiếu nhiều nguồn khác nhau đã khẳng định rằng, nước Cộng hòa Ả rập Syria có thể được chia thành một số khu vực ảnh hưởng (không chính thức) khác nhau, trong thỏa thuận vừa đạt được giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Trước đây, hãng Anadolu đưa tin rằng Ankara và Moscow đồng ý gia hạn thỏa thuận ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Syria từ 00:00 ngày 29/12. Phát ngôn viên của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov cho biết rằng, "điện Kremlin không có thông tin đầy đủ về thỏa thuận của các bên".
Nga và Syria đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn với phiến quân đối lập
Tuy nhiên, hãng thông tấn Anh khẳng định rằng, thỏa thuận này thực chất là sự chấp thuận của chính quyền Bashar al-Assad về việc cho phép lập ra các khu tự trị, trong khuôn khổ một Nhà nước được tổ chức theo cấu trúc liên bang, vẫn do ông Assad kiểm soát.
Theo Reuters, ông Bashar al-Assad vẫn sẽ giữ vị trí Tổng thống Syria cho đến cuộc bầu cử tiếp theo (nếu ông tồn tại hết nhiệm kỳ 7 năm là tới 2021). Sau đó, Assad sẽ rút lui, nhường chỗ cho những ứng cử viên tổng thống khác, đồng thời ông và gia đình sẽ được đảm bảo an toàn.
Reuters dẫn "một nguồn tin quen thuộc với quan điểm của Liên bang Nga" cho biết, thỏa thuận này hiện vẫn còn ở giai đoạn phát triển, để thực hiện được điều này phải cần sự đồng thuận và phối hợp giữa chính quyền Syria với quân nổi dậy, các nước vùng Vịnh và Hoa Kỳ.
Trước đây, giới truyền thông phương Tây cũng đã từng đề cập đến bản kế hoạch mang tên "Phân rã Syria" của Mỹ và các đồng minh Ả rập.
Theo đó, Washington và đồng minh Trung Đông, trong đó chủ chốt là Saudi Arabia đã âm thầm vạch ra một kế hoạch xé tan đất nước Syria với bản kế hoạch "Phân rã Syria" của Jeffrey D. Feltman - cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Trung Đông.
Đặc biệt là hiện nay ông Feltman vẫn đóng một "vai trò tích cực" trong các vấn đề Trung Đông trên cương vị Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề chính trị, trong đó có việc ngăn chặn và giảm các cuộc xung đột trên toàn thế giới, và dĩ nhiên là gồm có cả Syria.
Thỏa thuận ngừng bắn không được áp dụng đối với khủng bố IS và al-Nusra
Chính Jeffrey D. Feltman là người trực tiếp phát triển bản kế hoạch bí mật đó, với sự cố vấn của cựu Đại sứ Saudi Arabia tại Washington - Hoàng tử Bandar bin Sultan. Nó còn được gọi là "Kế hoạch Feltman-Bandar", bắt đầu được xây dựng và triển khai ngay từ năm 2008.
Theo đó, Syria sẽ có có cơ chế Nhà nước kiểu Liên bang, chia tách thành các thực thể chính quyền địa phương, được quy hoạch theo khu vực sinh sống của các nhóm dân tộc và giáo phái khác nhau, đặc biệt là Alawite, người Sunni, người Shiite, người Kurd và tín đồ Thiên chúa giáo.
Đồng thời, bản kế hoạch cũng tập trung vào việc chia đất nước Trung Đông bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh này thành ba nhóm khu vực hành chính, bao gồm khu vực các thành phố lớn, khu vực các thành phố nhỏ hơn và các làng mạc.
Với cây gậy chỉ huy của Washington, các nhân vật chóp bu như ông Feltman, Hoàng tử Salman, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã chế tạo "ngòi nổ" cho cuộc nội chiến ở Syria để mưu đồ lật đổ chính quyền Assad, phá nát đất nước Syria.
Sau khi hình thành kế hoạch, Mỹ và Saudi Arabia cùng các đồng minh khác âm thầm bắt tay vào công tác chiêu mộ và đào tạo các thành viên thuộc mạng lưới khủng bố và phiến quân do CIA và tình báo Saudi kiểm soát để tiến hành các hoạt động phá hoại sự ổn định của Syria.
Syria buộc phải chấp nhận Liên bang hóa?
Trước khi Nga can thiệp quân sự vào Syria, phần 1 của chiến lược "Phân rã đất nước; lật đổ chính quyền thân Nga; dựng chính quyền thân Mỹ ở Syria", "của Mỹ và các đồng minh Ả Rập đã gần hoàn thành. Tuy nhiên, nó đã bị phá sản sau khi Nga can thiệp quân sự vào Syria.
Sự hỗ trợ của lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga đã giúp Quân đội Syria ngăn chặn đà suy sụp, chặn đứng đà tiến của các phe nhóm đối lập và xoay chuyển cực diện chiến trường Syria.
Chỉ hơn 1 năm sau, Syria đã giành lại được thành phố chiến lược Aleppo và đang có lợi thế trên nhiều chiến trường có sự góp mặt của các phe nhóm đối lập ôn hòa.
Với việc chiếm được đông Aleppo, chính quyền Assad đã kiểm soát hầu hết các tỉnh đồng bằng phía Tây giáp với Địa Trung Hải, được coi là khu vực trù phú nhất ở Syria.
Nhiều người coi chiến thắng ở Aleppo báo hiệu giây phút cáo chung của khủng bố và đối lập Syria, là bước ngoặt để chính quyền Assad giải phóng hoàn toàn đất nước. Thế nhưng, điều này hoàn toàn không hề dễ dàng.
Syria là một chiến trường vô cùng phức tạp với sự hiện diện của vài chục phe nhóm đối lập (có liên kết và cả không liên kết), cùng với 2 tổ chức khủng bố IS và al-Nusra, trong đó, IS đang chiếm giữ phần lớn khu vực đông và đông bắc, còn al-Nusra đang bị dồn về Tây Aleppo và Idlid.
Việc Quân đội Syria tiếp tục triển khai 2 chiến dịch quân sự lớn ở Tây Aleppo và Idlib, cùng với việc tái chiếm thành cổ Palmyra sẽ là điều không hề dễ dàng.
Nếu không hòa đàm mà tiếp tục mở các chiến dịch tấn công IS và al-Nusra, Syria rất dễ bị đối lập ôn hòa chiếm thêm các vùng đất mới
IS có lợi thế tăng viện quân số rất lớn cho Palmyra từ khu vực sa mạc phía đông Syria, giáp với Iraq và từ các khu vực Deiz Ezzor và Raqqa; còn Idlib và Tây Aleppo là thành trì cuối cùng của khủng bố al-Nusra và phiến quân FSA, do đó, chúng sẽ chống cự đến cùng, SAA không dễ giành chiến thắng.
Để thực hiện các chiến dịch này, SAA có thể phải huy động tới 50.000 quân, trong khi đó họ sẽ bị các phe nhóm đối lập đang hiện diện trên nhiều vùng đất nước (lớn nhất là Quân đội Syria Tự do với gần 30.000 quân, tập trung chủ yếu ở phía Bắc, cùng với al-Nusra) vùng lên đánh chiếm nhiều vị trí mới.
Nguy hiểm hơn, nếu các phe nhóm này liên kết lại với nhau, hình thành một tổ chức đối lập lớn (như các nhóm khủng bố ở tây Ghouta-Damascus vừa qua), có sự chỉ huy thống nhất, nhận được sự hỗ trợ tài chính, vũ khí của Mỹ và đồng minh thì cục diện Syria sẽ biến động rất khó lường.
Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang của người Kurd (YPG) cũng là điều cần phải tính tới. Họ là bạn của Mỹ trong cuộc chiến chống IS nhưng cũng là "đồng minh bất đắc dĩ" của Syria trong cuộc chiến chống IS và ngăn chặn sự xâm nhập của Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Kurd hiện đang kiểm soát một khu vực rất lớn bao gồm một số cứ điểm ở 2 khu tự trị ở Aleppo là Afrin, Kobani và Manbij, cùng với phần lớn tỉnh đông bắc al-Hasakah (Khu tự trị Cizire Canton, hay còn gọi là Jazira Canton). Chính quyền Assad sau này cũng không thể đánh họ để đòi lại lãnh thổ.
Hiện nay người Kurd còn đang mở chiến dịch đánh chiếm tỉnh Raqqa - được coi là thủ đô không chính thức của Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria. Nếu Syria tập trung đánh khủng bố IS ở Palmyra và FSA cùng với al-Nusra ở Idlid và Tây Aleppo, người Kurd có thể chớp thời cơ giành được tỉnh này.
Sự liên kết với người Kurd là phúc hay là họa đối với Syria?
Khi đó, Assad có thể mất thêm một vùng lãnh thổ rất quan trọng và rất khó đòi. Kể cả sau này có đạt được thỏa thuận Liên bang hóa thì khu vực kiểm soát của người Kurd cũng quá lớn, có thể gây họa về sau.
Như vậy, cục diện Syria hiện không hề thuận lợi cho Nga như người ta vẫn nghĩ. Do đó, Moscow và Damascus buộc phải nhân đà chiến thắng ở thành phố Aleppo để đưa ra thỏa thuận ngừng bắn có lợi nhất cho Assad, đồng thời ngăn chặn đà tiếp tục cuộc chiến xé nát đất nước này.
Nếu đưa được các nhóm đối lập vào khuôn khổ ngừng bắn họ sẽ cô lập được IS, tách FSA khỏi al-Nusra, khi đó mới rảnh tay diệt trừ 2 tổ chức khủng bố này. Việc YPG được coi là "phe đối lập" cũng đúng với ý nguyện của người Kurd và ngăn chặn đà họ tự do đánh chiếm Raqqa.
Do đó, thỏa thuận ngừng bắn hiện nay rất có lợi cho Nga và Syria cùng với bản thân ông Assad, do đó, rất dễ hiểu là tại sao đang đà chiến thắng mà Moscow và Damascus lại dừng lại và thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được rất nhanh chóng, vô cùng bất ngờ đối với giới bình luận.
Tuy nhiên, chắc chắn là Mỹ và đồng minh sẽ tìm mọi cách phá vỡ thỏa thuận này và Syria sẽ tiếp tục chìm trong cuộc chiến trường kỳ.
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Phương Tây vạch sự thật Nga rút quân khỏi Syria Nga thực sự không có ý định rút quân về mà chỉ sắp xếp lại lực lượng ở Syria tấn công IS. Các hãng tin Nga dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, 6 máy bay ném bom SU-24 đầu tiên đã được rút khỏi Syria, song 4 máy bay tấn công mặt đất SU-25 đã bay đến căn cứ...