Thỏa thuận ngầm của gái ‘bán bao’ nơi vũ trường
Những cô gái ăn mặc hớ hênh ở đây có một sự thỏa thuận ngầm, khi khách đồng ý mua ‘bao’, tức là cuộc mua dâm đã được thỏa thuận.
Quy định ngầm nơi vũ trường
Chiến, một người chạy bàn quen thuộc ở sàn JW (Hà Nội) không ngừng quảng cáo về những cô nàng bán “bao” (bao cao su) nóng bỏng tại đây. Sau hồi trà dư tửu hậu, đồng hồ chỉ 12h đêm, đám trai quyết định tới sàn JW để thỏa chí tò mò.
Trong tiếng nhạc ở vũ trường, những cô gái còn rất trẻ, đa số đều có nhan sắc và ngoại hình chuẩn tiếp rượu. Thi thoảng, các cô lại chào mời khách bằng những ánh mắt đưa tình. Dân đi bar chuyên nghiệp nhìn là biết ngay họ chính là kiều nữ bán “bao”.
Trọng, một tay chơi có tiếng ở quận Đống Đa, Hà Nội, nói: “Em khoái nơi này vì ở đây bọn em có đội thợ săn – săn những chân dài bán “bao” trong này thích hơn là ra ngoài kia anh ạ…”. Minh, người bạn đi cùng với Trọng, nói với sang: “Gái ở ngoài vào đây nhiều lắm, anh muốn đi thì để em chọn cho, vừa nói tay cậu ta vừa chỉ về phía hai cô gái tóc vàng hoe với bộ đồ bó sát mỏng tang, tay cầm bao cao su với đầy đủ chủng loại. Giờ các em ý chuyển từ mấy ngã ba ngoài đường vào trong này “kinh doanh”.
Những cô đào bán bao trong quán bar là từ mà dân chơi như Minh gọi những cô gái lả lơi trong những vũ trường hạng 2, hạng 3 ở Hà Nội. Minh chẳng ngại ngùng nói: “Dưới những ánh đèn nhấp nháy của vũ trường là những chiêu gạ tình điêu luyện. Ở đây có một sự thỏa thuận ngầm: Khi khách đồng ý mua “bao” tức là cuộc mua dâm đã được thỏa thuận”.
Chủ các bar, vũ trường chẳng mất gì, chỉ cho các cô ấy đứng tiếp rượu, chào mời khách thích của lạ là thu được tiền. Mấy cô ấy không thể quỵt được, vì những quán bar này có mối quan hệ chặt chẽ với đội ngũ xe ôm kiêm xã hội đen ở Hà Nội. Họ có thể chạy quanh thành phố để lùng người bùng tiền. Mà chả cô nào dại thế, vì ở đây làm ăn lâu dài, coi như bỏ tiền thuê chỗ để “mời” khách thôi…”.
Video đang HOT
Khi khách đồng ý mua bao cao su, tức là thỏa thuận mua dâm đã được xác lập.
Trong thế giới ngập tràn ánh đèn màu và tiếng nhạc của vũ trường, có những điều cấm kỵ nhưng “niêm yết” công khai, khiến kẻ phạm luật sẽ phải trả giá, nhất là đám chân dài mới.
Tuy không phải nhân viên chính thức, không ký hợp đồng, nhưng việc tuyển chọn vẫn diễn ra như thật vì các đào bán bao đem lại nguồn thu không nhỏ cho vũ trường, quán bar. Ở các vũ trường hạng 1, việc tuyển đào được làm rất chặt, các cô gái vào vũ trường làm việc phải qua 2 vòng xét tuyển mới có thể làm việc trong quán bar với vốn ngoại ngữ kha khá, kỹ năng giao tiếp có hạng vì các vũ trường ấy, khách Tây rất hay vào.
Những quán bar, vũ trường nhàng nhàng thì việc tuyển đào rất dễ, biết cách chiều khách, thu tiền của khách khi đã say mềm là được. Quy tắc ở đây là nếu dụ được khách khui ra những chai rượu Tây đắt tiền thì những cô gái ấy được chủ vũ trường thưởng tiền sau khi khách thanh toán tiền đồ uống. Nếu “đi khách” về, các cô được trừ tiền luôn, khỏi phải đưa lại tiền khách “bo” cho chủ quán bar.
Một cô gái ăn mặc trễ nải ngay lập tức lân la ra bàn trò chuyện với Trọng và Minh. Thấy một người trong nhóm của Trọng đi vào, cô gái ngại ngùng quay đi. Minh giới thiệu người này là anh trai cùng công ty, được anh ta đưa đến đây để “giải ngố”. Minh thì thầm: “Gái bán “bao” ở đây có một quy tắc, đó là khi khách đi với người mới lên vũ trường thì không nên mời mọc, chỉ giới thiệu để… tính kế lâu dài. Ông anh cứ từ từ hỏi chuyện”.
Cô gái ngồi cùng bàn tiếp rượu ấy tên là Nguyễn Thị Thủy, quê ở Phú Thọ, lên Hà Nội, cô đổi tên thành Duyên. Nói chuyện được một lúc, thấy khách bắt đầu bị hớp hồn, Duyên tỏ vẻ phóng khoáng hơn trong câu chuyện bằng những câu nói “ngọt tình”.
Cô châm điếu thuốc và hít một hơi dài rồi nói: “Nói chuyện một lúc em thấy mến anh thật, chẳng giống mấy gã em thường gặp, thô kệch và tục tĩu”. Rồi Duyên ra ám hiệu bằng cái níu tay: “Anh mua cho em mấy cái “bao” lấy may đi anh…”. Thấy khách không trả lời, Duyên cầm ly rượu đưa ngang mặt rồi nói: “Anh với em cạn ly nhé, hôm nay anh có thể cho em đi nhờ về một đoạn không anh, em không để anh thiệt đâu”.
Duyên biết ý, quay sang chuyện khác rồi chỉ tay sang bàn bên, nơi cô gái mặc áo phông trắng đang ngồi rồi kể: “Kia là Khánh Hường, bạn cùng quê em đấy. Tháng trước nó có quen một người đàn ông bỏ vợ làm bên ngân hàng, có nhiều tiền lắm. Hẹn hò với nhau được một thời gian thì nó bị con gái ông đại gia kia đến đánh ghen, vì cho rằng, Hường đã dụ dỗ người bố lắm tiền của cô bỏ bê nhà cửa, bỏ cả người vợ đang nằm liệt ở nhà. Lúc đấy, Hường mới ngớ người ra rằng, do ham của lạ nên người đàn ông sắp bước vào tuổi 60 ấy đã lừa gạt cô”.
Duyên bảo, ở quán bar này, chuyện đụng hàng, đánh ghen nhiều lắm. Có cô bị đánh ghen ầm ĩ ở một quán bar khác, dạt sang vũ trường này thì lại gặp ngay “người xưa” cũng ăn vụng ở đây… Nhưng khi được hỏi có sợ không, Duyên đáp: “Em không quan tâm, mà chắc gì bạn gái của anh đã bằng em ở khoản đó”.
Trọng kể, ở Hà Nội có vài vũ trường, quán bar “trá hình” như thế này. Ngoài những người trẻ vào vũ trường thì cá biệt có cả những người đàn ông U50-U60 tới tìm “của lạ”. Việc các kiều nữ chọn bar là nơi bán “bao” an toàn hơn là cách họ đứng chờ khách ở ngoài đường, giá được trả cao hơn, từ 1.500.000 đến 2.500.000 đồng một lần tiếp khách.
Theo Xahoi
Thanh tra Chính phủ nhận khuyết điểm vì bổ nhiệm cán bộ tràn lan
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng thừa nhận, việc bổ nhiệm đến gần 50 cán bộ trong tháng 8/2011 là quá số lượng so với quy định, có Vụ đội lên 4 Vụ phó, có Cục tới 5 Cục phó. Thanh tra Chính phủ nhận khuyết điểm trong việc này...
Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2014 vừa kết thúc cách đây ít phút, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng thẳng thắn trao đổi về vấn đề gây xôn xao dư luận vừa qua - đó là thông tin trước khi nghỉ hưu, nguyên Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền ký một loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ tại đơn vị này (đầu năm 2011).
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng (phải) thừa nhận, việc bổ nhiệm đến gần 50 cán bộ trong tháng 8/2011 là quá số lượng quy định.
Thừa nhận thực tế có việc này, ông Lượng giải thích, do đặc thù của công tác thanh tra, nhiều cán bộ có năng lực, kinh nghiệm nhưng đã quá tuổi bổ nhiệm nên năm 2010 Thanh tra Chính phủ ban hành quy chế về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ hàm cấp vụ. Trên cơ sở quy chế này, 8 tháng đầu năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã bổ nhiệm 23 người có hàm cấp vụ là những người đã từng đảm nhiệm các vị trí công tác, có kinh nghiệm.
Theo ông Lượng, đối tượng thanh tra của Thanh tra Chính phủ là các Bộ, cơ quan TƯ, UBND cấp tỉnh nên khi xác định địa vị pháp lý, đơn vị có tạo điều kiện để cho các cán bộ thuận lợi khi làm việc. Mục đích của việc này cũng là để thúc đẩy hiệu quả công tác tốt hơn.
Cùng với 23 cán bộ cấp vụ được bổ nhiệm này, Thanh tra Chính phủ khi đó cũng bổ nhiệm một số cán bộ (bao gồm cấp vụ và cấp phòng) để chuẩn bị nhân sự cho 3 đơn vị mới là Vụ thẩm định, giám sát và thực hiện kết luận sau thanh tra, Vụ hành chính tổng hợp, Vụ tiếp dân và giải quyết đơn thư với số lượng cần tối thiểu là 10 cán bộ cấp vụ, 15 cán bộ cấp phòng.
Tổng cộng số cán bộ bổ nhiệm như vậy lên đến gần 50 người, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng nhận định, làm cho con số cán bộ được bổ nhiệm vào tháng 8/2011 đội lên khác với bình thường.
"Chúng tôi cũng nhận thức, so với quy định của Chính phủ, việc bổ nhiệm như vậy là quá số lượng vì Chính phủ quy định mỗi vụ có 1 Vụ trưởng và không quá 3 Vụ phó mà ở đây, thực tế, có vụ có đến 4 Vụ phó, có cục đến 5 Cục phó" - ông Lượng thừa nhận.
Ngoài việc quá số lượng, còn nhiều trường hợp cán bộ được bổ nhiệm chưa đảm bảo điều kiện về thời gian công tác, chứng chỉ lý luận chính trị... Cá biệt, có trường hợp sau thời gian bổ nhiệm rất ngắn, người được bổ nhiệm đã vi phạm pháp luật đến mức phải cách chức.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ quả quyết: "Tự kiểm điểm, chúng tôi thấy là mình có khuyết điểm. Vì vậy, trong đợt điểm kiểm theo tinh thần Nghị quyết TƯ 4 khóa XI, chúng tôi đã xác định trách nhiệm của từng cá nhân, từng tổ chức và đã có phương hướng, có kế hoạch để sửa chữa. Kết quả kiểm điểm, kế hoạch sửa chữa đó trong thực tế đã làm quyết liệt trong 2012, 2013 và được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá là việc thực hiện kiểm điểm, sửa chữa có hiệu quả, kết quả thực hiện Nghị quyết TƯ 4 theo đó là đạt yêu cầu".
Việc sửa chữa cụ thể, đối với nội dung bố trí cán bộ vào 3 đơn vị mới, ông Lượng cho biết, thực tế Thanh tra Chính phủ đã bố trí 18 cán bộ cấp vụ, 16 cán bộ cấp phòng. Sau đó, tập thể Ban cán sự và lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã ra Nghị quyết không bổ nhiệm hàm cấp vụ nữa. Vậy nên, từ con số cán bộ rất lớn đó, đến nay, những cán bộ lớn tuổi cơ bản đã nghỉ hưu, một số sẽ nghỉ hưu tiếp trong năm nay và 2015, ông Lượng khẳng định, hiện tổng số biên chế đơn vị còn lại "một số không nhiều".
Với những trường hợp cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện khi bổ nhiệm, Thanh tra Chính phủ đã đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Những trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu công việc đã điều chuyển vị trí khác để phát huy được năng lực sở trường. Ông Lượng nhấn mạnh, trường hợp cán bộ vi phạm pháp luật đã bị cách chức, 3 trường hợp không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đã miễn nhiệm. Tập thể lãnh đạo các đơn vị có thiếu sót khuyết điểm đã kiểm điểm, bỏ phiếu xem xét hình thức xử lý kỷ luật.
Đánh giá chung đợt bổ nhiệm cán bộ đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định, đa số cán bộ được bổ nhiệm đã đáp ứng được các yêu cầu công việc.
Nói về trách nhiệm trong việc bổ nhiệm cán bộ vượt quy định, ông Lượng phân trần, công tác cán bộ theo quy định là trách nhiệm của tập thể, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu. "Vậy nên việc bổ nhiệm khi đó có trách nhiệm của tập thể Ban cán sự Đảng bộ TTCP khóa trước và trách nhiệm của cá nhân Bí thư Đảng ủy, Tổng Thanh tra Chính phủ khi đó" - ông Lượng trao đổi.
Về trường hợp cụ thể của Vụ trưởng Vụ 1 - ông Lê Sỹ Bảy, dư luận cho là có khuất tất, thể hiện ngay từ việc đưa ra một người duy nhất để bầu cho một vị trí, Phó Tổng thanh tra Trần Đức Lượng phủ nhận ngay. Ông Lượng chỉ rõ, đây là cơ chế bổ nhiệm, không phải bầu cán bộ vậy nên việc đưa ra một hay hai "ứng viên" là quyền của người đứng đầu đơn vị quyết định. Thanh tra Chính phủ khẳng định việc bổ nhiệm ông Bảy là đúng quy trình. Còn việc xem xét sai phạm, trách nhiệm của cá nhân này cần chờ cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng vì trong phạm vi quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ không có thẩm quyền làm việc này.
P.Thảo
Theo Dantri
Bị mắng vì giặt đồ trước bữa ăn, gã thợ sửa xe nổi điên sát hại 'vợ hờ' Hồ Văn Nghi (SN 1981, ngụ thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) vì ham mê cờ bạc mà bị người vợ đầu làm đơn ly hôn. Nghi điên cuồng đâm chết vợ vì chuyện cỏn con. (Ảnh minh họa) Không lâu sau đó Nghi chung sống như vợ chồng với một người phụ nữ khác, cả hai cùng lên một xã nghèo...