Thỏa thuận mua Time Warner của AT&T đối mặt với nhiều rào cản
Theo tờ Thời báo Phố Wall, thương vụ mua lại tổ hợp truyền thông hàng đầu nước Mỹ, Time Warner, trị giá 85,4 tỷ USD của tập đoàn AT&T có thể phải vượt qua một loạt trở ngại.
Biểu tượng AT&T tại một cửa hàng ở New York (Mỹ) ngày 23/10. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thỏa thuận hứa hẹn sẽ định hình lại thị trường truyền thông này có khả năng vấp phải sự phản đối của các cơ quan chống độc quyền, các nghị sỹ Mỹ và cả các đối tác trong lĩnh vực thông tin-truyền thông.
Thỏa thuận sáp nhập giữa AT&T và Time Warner sẽ tạo thành một tổ hợp truyền thông khổng lồ, kiểm soát một loạt thương hiệu truyền thông khổng lồ gồm HBO, Warner Bros, CNN.
Video đang HOT
Ngay trước khi thương vụ được công bố vào tối 22/10, các nghị sỹ Mỹ và ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã đặt câu hỏi nghi vấn cho rằng việc sáp nhập giữa AT&T và Time Warner.
Ông trùm bất động sản Trump cho biết nếu đắc cử ông sẽ không thông qua thương vụ này do đã trao quá nhiều quyền vào tay một số ít người và sẽ hạn chế sự cạnh tranh và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Phát biểu trên mạng xã hội Twitter, cựu ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, Thượng nghị sỹ bang Vermont Bernie Sanders, cũng kêu gọi chính quyền phong tỏa vụ sáp nhập trên, cho rằng thương vụ này sẽ đồng nghĩa với việc giá dịch vụ cao hơn và ít lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Mỹ.
Trong chương trình “Gặp gỡ báo chí” hôm 23/10, ứng cử viên cho chức Phó Tổng thống đảng Dân chủ Tim Kaine cũng chia sẻ những quan ngại như trên.
Giới chuyên gia đã so sánh thương vụ AT&T mua lại Time Warner với thỏa thuận mua lại tập đoàn Comcast của NBC Universal hồi năm 2011, khi đó thỏa thuận này cũng phải mất tới 13 tháng để được thông qua.
Theo Vietnam
Thích ứng với một thế giới đang biến động
Thế giới đang trải qua những thay đổi to lớn, nhất là về các khía cạnh kinh tế. Ba xu hướng đang tác động mạnh lên nền kinh tế các nước gồm sự chững lại của quá trình toàn cầu hóa, sự bùng nổ các ứng dụng công nghệ nay đã chín muồi như tự động hóa và sự xuất hiện ngày càng nhiều các biến cố kiểu "thiên nga đen", gây bất ngờ và xáo trộn mọi dự tính.
Nhiều cường quốc vẫn phải vật lộn để có thể tăng trưởng ổn định.
Sự chống đối toàn cầu hóa nay không còn giới hạn vào các nhóm phản đối trên đường phố, nó đã trở thành lập trường tranh cử của nhiều chính khách, thành chính sách của một số nền kinh tế và đã hiện diện trong chiến lược phát triển của nhiều tập đoàn đa quốc gia. Cộng với quá trình tự động hóa sản xuất, lúc đó chi phí công nhân không còn là mối bận tâm hàng đầu, nhiều doanh nghiệp đã "tái cấu trúc" chuỗi sản xuất của họ để đưa cơ sở sản xuất về lại các nước phát triển. Dù quy mô còn nhỏ nhưng sự dịch chuyển như thế là điều chúng ta không thể bỏ qua.Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ các bộ óc hoạch định chiến lược cho quốc gia phải nhanh chóng tìm phương thức ứng xử thích hợp. Chẳng hạn, có nên tiếp tục đón nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài, rút ra khỏi những nơi nay đã không còn dễ dãi với các ràng buộc bảo vệ môi trường, đổ vào nước ta để tận dụng các "lợi thế" như giá năng lượng rẻ, chi phí xử lý môi trường không cao, được ưu đãi hết mức về thuế và các tài nguyên khác như đất đai, nguồn nước.
Rồi giả thử ngay chính những ngành thâm dụng lao động truyền thống của nước ta như dệt may, da giày cũng buộc phải sử dụng máy móc thay cho con người, thế thì số công nhân dôi dư ra sẽ đi về đâu, làm gì trong ngành thâm dụng mới nào khác?
Việc xuất hiện các biến cố bất ngờ, được mệnh danh là "thiên nga đen" có thể làm đảo lộn mọi toan tính. Số phận Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương có thể gắn liền với diễn tiến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mà cuộc bầu cử này, như chúng ta đang chứng kiến, có nhiều yếu tố bất ngờ như sức khỏe ứng cử viên Hillary Clinton của Đảng Dân chủ. Biết bao kế hoạch tận dụng cơ hội từ TPP sẽ phải hồi hộp theo dõi các diễn biến khó lường này. Hoặc ít ai ngờ sản phẩm Note 7 của Samsung lại rơi vào tình trạng phải triệu hồi trên khắp thế giới, cho nên cũng chẳng ai sẽ đoán được xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu đình hưởng như thế nào trước doanh số chắc chắn sẽ sụt giảm của chiếc điện thoại di động này của Samsung.
Trong một thế giới biến động như thế, rõ ràng lẽ ra chúng ta phải bám vào thế mạnh truyền thống của nông nghiệp, thủy sản để dùng nó làm bệ chống cho sự an sinh của đại đa số người dân. Thế nhưng sự lỏng lẻo trong quản lý đã khiến ngay cả người dân trong nước vẫn còn nghỉ ngại độ an toàn của lương thực thực phẩm của chính chúng ta. Huống gì thúc đẩy chúng làm thế mạnh xuất khẩu!
Thiết nghĩ một trong những điều cấp bách, phải làm là xác định được chứng ta đang ở đâu trong thế giới đang thay đổi ngày nay. Thứ hai là mọi chiến lược phát triển đều phải lấy sự an sinh của người dân làm gốc. Sự an sinh đó bao gồm cả quyền được mưu sinh bằng chính các nghề nghiệp truyền thống, con cái họ được học hành đàng hoàng, chăm sóc y tế được bảo đảm ở mức tối thiểu...Nếu làm được các nền tảng này thì hy vọng chúng ta sẽ sáng suốt tìm được phương thức mà cha ông đã đúc kết từ lâu: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Kinh tế thế giới: Chưa vào vùng sáng Cuộc đại khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong thế kỷ XX bắt đầu từ năm 1929 và được cho là kết thúc vào năm 1933. Kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều thách thức. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học khẳng định đây chỉ là một cột mốc mang tính ước lệ khi những hậu quả khủng khiếp của...