Thoả thuận Minsk, lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine?
Khi các nhà lãnh đạo thế giới đang nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho căng thẳng Nga-Ukraine, các cuộc đàm phán đã hướng đến Thỏa thuận Minsk 2015 như một phương cách khả dĩ để thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Một binh sĩ Ukraine trong vị trí gác ở tiền tuyến, thuộc thị trấn Avdiivka, Ukraine. Ảnh: CNN
Thỏa thuận Minsk (hay Minsk II), được ký kết tại thủ đô của Belarus, nhằm mục đích chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu kéo dài 10 tháng ở miền đông Ukraine. Trước đó, Minsk I được Ukraine và phe đòi độc lập ở Donbass nhất trí vào tháng 12/2014, gồm 12 điểm liên quan đến trao đổi tù nhân, cung cấp viện trợ nhân đạo và rút vũ khí hạng nặng. Tuy nhiên, thỏa thuận nhanh chóng đổ vỡ, khi cả hai bên đều vi phạm.
Thoả thuận Minsk II cũng chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ, các vấn đề chính của nó vẫn chưa được giải quyết. Dưới đây là những vấn đề quan trọng liên quan đến thoả thuận này trong bối cảnh căng thẳng Ukraine lại đang leo thang.
Những bên tham gia Thoả thuận Minsk
Một cuộc gặp hiếm hoi đã diễn ra giữa các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Đức và Pháp vào tháng 2/2015 nhằm tìm giải pháp hòa bình cho các khu vực ở miền đông Ukraine khi lực lượng đòi độc lập tiếp quản một năm trước đó. Những khu vực này, ở vùng Donbass của Ukraine, được gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng.
Các cuộc hội đàm cũng nhằm hướng tới một giải pháp chính trị cho khu vực.
Bản đồ khu vực Donbass ở miền đông Ukraine, giáp Nga, do lực lượng đòi độc lập kiểm soát. Nguồn: CNN
Kết quả là Minsk II đã được ký kết bởi đại diện của Nga, Ukraine, các nhà lãnh đạo ở Donbass và Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE). Sau đó, nó đã được thông qua bởi một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Các yêu cầu của Minsk II
Thoả thuận Minsk được công bố vào tháng 2/2015 với 13 điểm, trong đó nổi bật nhất là một lệnh ngừng bắn. Vào thời điểm đó vẫn còn xảy ra giao tranh ác liệt ở một số khu vực giữa lực lượng Chính phủ Ukraine và lực lượng đòi độc lập được Nga hỗ trợ, khiến Ukraine bị tổn thất nặng nề.
Yêu cầu tiếp theo là các bên rút vũ khí hạng nặng khỏi tiền tuyến. OSCE – một tổ chức an ninh gồm 57 thành viên, bao gồm cả Mỹ và Canada – sẽ giám sát tiền tuyến.
Các yêu cầu khác bao gồm: Một cuộc đối thoại về bầu cử địa phương tại các khu vực do lực lượng đòi độc lập kiểm soát; Khôi phục các liên kết kinh tế và xã hội đầy đủ giữa hai bên để có thể chi trả lương hưu; Khôi phục quyền kiểm soát của Chính phủ Ukraine trên biên giới với Nga; Tất cả các lực lượng nước ngoài và lính đánh thuê phải rút lui; Cải cách hiến pháp sẽ cung cấp một số quyền tự trị cho các khu vực miền đông của Ukraine, nơi không còn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ trung ương…
Xe quân sự bị đốt cháy trước một tòa nhà bị phá hủy ở Uglegorsk, Ukraine, vào tháng 2/2015.
Điều gì đã xảy ra sau khi Minsk II được ký kết?
Những trận giao tranh tồi tệ nhất ở miền đông Ukraine đã dừng lại và các giám sát viên của OSCE nhanh chóng triển khai tại khu vực. Cho đến ngày nay, OSCE vẫn tuần tra tiền tuyến và báo cáo các vi phạm lệnh ngừng bắn diễn ra dọc theo biên giới. Tuy nhiên, giao tranh đã ít xảy ra hơn và ít thương vong hơn so với giai đoạn 2014-2015. Từ góc độ đó, ít nhất thỏa thuận Minsk đã được thực hiện một phần.
Tuy vậy, vẫn có 1,5 triệu người phải sơ tán trong nội bộ Ukraine và gần 14.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.
Người Ukraine từ khu vực Donbass phải dừng kiểm tra tại chốt kiểm soát ở Novostroitskoye. Ảnh: CNN
Video đang HOT
Thỏa thuận Minsk đề ra các giải pháp quân sự và chính trị nhưng vẫn chưa được thực hiện. Một trở ngại là Nga cho rằng họ không phải là một bên trong cuộc xung đột và do đó không bị ràng buộc bởi các điều khoản của nó. Trong văn bản thoả thuận không xuất hiện bất cứ từ “Russia” (Nga) nào. Điều đó cho phép Điện Kremlin nói rằng họ chỉ đơn thuần là một quan sát viên và rằng phải đạt được thỏa thuận giữa Chính phủ Ukraine và phe đòi độc lập ở miền đông đất nước. Trong khi đó, Kiev từ chối đàm phán trực tiếp với lực lượng ở Donbass.
Nhìn chung, Moskva và Kiev diễn giải Minsk II rất khác nhau, dẫn đến điều được một số nhà quan sát gọi là “vấn đề hóc búa của Minsk”.
Ukraine coi thỏa thuận năm 2015 là một công cụ để thiết lập lại quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ bị phe đòi độc lập nắm giữ. Họ muốn một lệnh ngừng bắn, kiểm soát toàn bộ biên giới Nga-Ukraine, bầu cử ở Donbass và phân chia quyền lực có giới hạn cho phe tìm kiếm độc lập.
Nga lại coi Thỏa thuận Minsk là buộc Ukraine phải cấp cho chính quyền ở Donbas quyền tự chủ toàn diện và quyền đại diện trong chính quyền trung ương, trao cho Moskva quyền phủ quyết các lựa chọn chính sách đối ngoại của Kiev một cách hiệu quả. Chỉ khi đó, Kiev mới được trao quyền kiểm soát toàn bộ đường biên giới Nga-Ukraine.
Những nỗ lực của các nhà ngoại giao phương Tây nhằm thu hẹp bất đồng đã không đạt kết quả.
Tranh cãi quy chế cho Donbass
Tình trạng của các khu vực do lực lượng đòi độc lập nắm giữ ở Donbass chưa bao giờ được xác định, theo điểm thứ 8 của Thoả thuận Minsk.
Quan điểm của Kiev là khu vực này nên có quyền tự trị giống như các khu vực khác của Ukraine, trong một cấu trúc liên bang.
Moskva lại cho rằng ngôn ngữ trong Thỏa thuận Minsk đề cập đến “tình trạng đặc biệt của một số khu vực thuộc vùng Donetsk và Luhansk” và giải thích rằng điều đó cho phép các khu vực này có lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp riêng, cùng những đặc quyền khác.
Nhưng bất kỳ Chính phủ Ukraine nào đồng ý trao quy chế đặc biệt cho Donbass có thể sẽ không vượt qua được phản ứng dữ dội của công chúng. Vào năm 2015, Tổng thống Ukraine khi đó là Petro Poroshenko đã đưa ra các sửa đổi hiến pháp về phân quyền cho Donbass và đã bị các nhóm dân tộc chủ nghĩa ở Ukraine phản đối gay gắt. Bạo loạn ở Kiev khi đó khiến 3 nhân viên thực thi pháp luật thiệt mạng.
Người Ukraine từ khu vực đòi độc lập phải dừng kiểm tra tại chốt kiểm soát ở Novostroitskoye. Ảnh: CNN
Tại sao Minsk II lại được chú trọng lúc này, và nó có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng như thế nào?
Thỏa thuận Minsk II cung cấp một phương tiện cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Ukraine và Nga, do Pháp đóng vai trò trung gian trong thỏa thuận, mang lại cho Tổng thống Macron cơ hội đóng vai nhà kiến tạo hòa bình trên trường thế giới khi ông chuẩn bị cho cuộc bầu cử trong nước.
Moskva có thể coi Minsk II là một cách để đảm bảo nhu cầu an ninh trọng tâm của mình, rằng Ukraine không bao giờ được phép gia nhập NATO. Nhưng Washington và NATO đã từ chối yêu cầu này.
Đối với Ukraine, Thỏa thuận Minsk có thể mang đến cơ hội giành lại quyền kiểm soát biên giới của nước này với Nga và chấm dứt cái mà họ coi là “nguy cơ xâm lược từ Nga”.
Kiev nói rằng họ sẽ không bao giờ cho phép Nga có quyền phủ quyết trên thực tế đối với các quyết định chính sách đối ngoại của Ukraine và nhiều người ở Ukraine coi việc thực thi Minsk II là một sự nhượng bộ đối với Nga. Nhưng có thể có chỗ cho sự thỏa hiệp khi tất cả các bên đều bày tỏ sẵn sàng đối thoại.
Các nhà lãnh đạo thế giới nói gì?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron coi Thỏa thuận Minsk là bước đi hứa hẹn nhất để ngăn chặn xung đột. Ông cho biết hôm 8/2 rằng “quyết tâm chung [để đưa Thỏa thuận Minsk có hiệu lực] là con đường duy nhất cho phép chúng ta xây dựng hòa bình và giải pháp chính trị khả thi”.
Tổng thống Macron cũng nói rằng trong các cuộc gặp gỡ, ông “nhận được cam kết rất rõ ràng từ Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky về tuân thủ cơ sở nghiêm ngặt của Thỏa thuận Minsk”, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Các binh sĩ Ukraine thuộc tiểu đoàn tình nguyện Donbass tham gia hoạt động dọn dẹp vệ sinh ở quận Lysychansk, vùng Luhansk vào tháng 1/2015.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hôm 7/2 rằng Mỹ và Ukraine “đoàn kết” trong việc ủng hộ các Thỏa thuận Minsk như một con đường để giải quyết xung đột. Nhưng ông Blinken cũng ám chỉ rằng Minsk II không phải là giải pháp một cửa, nêu bật những thách thức mà thỏa thuận đưa đến.
“Minsk không giải thích một số vấn đề về trình tự khi nói đến các bước mà các bên cần thực hiện”, ông Blinken nói và bình luận rằng: “Ukraine đang tiếp cận vấn đề này một cách thiện chí. Chúng tôi chưa từng thấy Nga làm như vậy.”.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin nói: “Tôi tin rằng không có giải pháp thay thế nào khác [ngoài Thoả thuận Minsk]. Tôi nhắc lại một lần nữa, ở Kiev, lúc thì họ nói rằng họ sẽ tuân thủ, lúc lại nói rằng điều đó sẽ phá hủy đất nước của họ. Tổng thống đương nhiệm Ukraine gần đây đã tuyên bố rằng ông ấy không thích một điểm nào của Thỏa thuận Minsk”. “Dù thích hay không thích, đó là nhiệm vụ của ông. Thoả thuận phải được thực hiện”, ông Putin nhấn mạnh.
Ba câu hỏi then chốt sau quyết định của Mỹ điều thêm quân đến Đông Âu
Tổng thống Joe Biden ngày 2/2 thông báo rằng Mỹ đang cử hàng nghìn binh sĩ đến châu Âu để hỗ trợ các đồng minh NATO, trong bối cảnh Nga tập trung lực lượng khổng lồ sát Ukraine.
Sĩ quan Mỹ hướng dẫn binh sĩ Ukraine sử dụng vũ khí phá boongke M141 tại trường huấn uyện Yavoriv, miền tây Ukraine vào tháng 1/2022. Ảnh: AP
Ước tính có khoảng 2.000 lính từ Mỹ đến Ba Lan và Romania, cả hai đều có biên giới với Ukraine. Số quân còn lại trong đợt triển khai sẽ điều chuyển từ lực lượng đóng tại Đức.
Động thái này diễn ra ngay sau khi chính quyền Tổng thống Biden thông báo họ đang đặt 8.500 binh sĩ trong tình trạng báo động cao để đối phó với việc Nga tăng cường 100.000 quân dọc theo biên giới Ukraine.
Washington tuyên bố sẽ không triển khai quân đội bên trong Ukraine, quốc gia không phải là thành viên NATO. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ gửi hàng nghìn binh sĩ đến gần Ukraine? Theo tờ Conversation, có một số yếu tố quan trọng cần xem xét vì động thái quân sự của Mỹ có thể làm gia tăng căng thẳng ở Đông Âu.
Tổng thống Biden có thẩm quyền này không?
Hiến pháp Mỹ quy định tổng thống là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của đất nước. Vai trò này mang lại cho Tổng thống Mỹ quyền điều chỉnh quân số ở nước ngoài, cả trong thời bình và khủng hoảng.
Tuy vậy việc tổng thống Mỹ sử dụng quyền lực này đã từng gây tranh cãi trong quá khứ. Quốc hội Mỹ đã cố gắng hạn chế triển khai quân đội đến những khu vực không có bom đạn ở nước ngoài. Ví dụ, Thượng viện đã tổ chức các cuộc điều trần vào năm 1951 về việc liệu tổng thống có thể triển khai thêm quân cho các thành viên NATO trong thời bình hay không.
Hơn 100 năm qua Quốc hội Mỹ - cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí cho quân đội và chính thức tuyên chiến - đã nhiều lần tranh luận về việc giới hạn ngân sách cho các hoạt động quân sự khác nhau. Và trên thực tế, một số biện pháp chính trị hoặc pháp lý đã hạn chế quyền kiểm soát của tổng thống Mỹ đối với quân đội.
Nếu muốn hạn chế quyền lực của tổng thống về vấn đề này, Quốc hội Mỹ có hai lựa chọn: Quốc hội có thể phân bổ con số 0 đô-la cho một kế hoạch của tổng thống hoặc có thể thông qua luật cấm chủ động cấp ngân sách cho kế hoạch đó.
Nhưng trên thực tế, việc cắt giảm ngân sách quân sự của Mỹ là rất khó. Tổng thống có quyền chuyển tiền từ các hoạt động quân sự hiện có sang những hoạt động không được cấp kinh phí đầy đủ. Chẳng hạn, Tổng thống Donald Trump đã chuyển ngân quỹ từ các nguồn quân sự khác để xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico vào tháng 2/2020 bằng cách ban bố tình trạng khẩn cấp.
Lính đặc công Ukraine bên ngoài một tòa nhà đổ nát ở Maryinka, Ukraine, vào ngày 2/2/2022. Ảnh: Getty Images
Ngoài ra, nếu Quốc hội thông qua một đạo luật tích cực ngăn chặn các khoản chi tiêu trong một lĩnh vực cụ thể, thì dự luật đó sẽ đòi hỏi phải có đa số tuyệt đối, tức 2/3 thành viên Quốc hội, ủng hộ để có thể vượt qua quyền phủ quyết của tổng thống.
Nghị quyết Quyền lực Chiến tranh năm 1973 - còn được gọi là Đạo luật Quyền lực Chiến tranh - là một ví dụ về trường hợp Quốc hội cố gắng khẳng định lại quyền hạn chiến tranh của mình và hạn chế khả năng đơn phương quyết định triển khai quân sự của tổng thống.
Tuy nhiên, Đạo luật Quyền lực Chiến tranh dường như không gây cản trở gì khi Tổng thống Biden tăng cường triển khai quân sự tới các thành viên NATO.
Một lý do cho điều này là chính quyền ông Biden đã tuyên bố rõ ràng rằng các lực lượng Mỹ sẽ không chiến đấu bên trong lãnh thổ Ukraine và bảo vệ nước này nếu xảy ra xung đột với Nga.
Cho đến tận ngày nay, Quốc hội Mỹ vẫn chưa từng sử dụng thành công Đạo luật Quyền lực Chiến tranh để rút các lực lượng quân sự do một vị tổng thống triển khai ở nước ngoài.
Đại sứ Anh James Kariuki và Đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Ukraine hôm 21/1/2022. Ảnh: Getty Images
Các tổng thống khác của Mỹ đã làm điều tương tự chưa?
Các tổng thống Mỹ tiền nhiệm đã thường xuyên luân chuyển quân trên toàn cầu, và cũng đã triển khai quân đội đến các khu vực đang đối mặt với căng thẳng gia tăng.
Tổng thống George H.W. Bush đã triển khai quân đội đến Trung Đông trước khi Quốc hội phê chuẩn tiến hành Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất vào tháng 1/1991. Và trong lịch sử, không phải tất cả các cuộc triển khai như Iraq đều kết thúc bằng xung đột.
Mỹ đã thành lập và di chuyển các hạm đội hải quân để đối phó với diễn biến ở châu Âu và bán đảo Triều Tiên chỉ trong 5 năm qua.
Tổng thống Barack Obama đã tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Ba Lan vào năm 2016 để ngăn chặn cái mà họ cho là "mối đe dọa tiềm tàng" từ Nga.
Ông Obama cũng tăng cường hoạt động quân sự ở Philippines và Australia, thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực.
Vào năm 2019, Tổng thống Trump đã triển khai thêm quân đội đến Saudi Arabia sau khi căng thẳng gia tăng với Iran.
Xe tăng T-72B3 của Nga tập trận ở Rostov, miền nam Nga, ngày 12/1/2021. Ảnh: AP
Tại sao Tổng thống Biden gửi thêm quân đến châu Âu?
Quyết định của ông Biden gửi thêm quân đến châu Âu có thể phục vụ một số mục đích trong cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga hiện nay.
Việc bố trí lại binh sĩ và tài sản trước hoặc trong khi xảy ra các cuộc khủng hoảng quân sự là điều vẫn thường xảy ra. Quyết định của Tổng thống Biden có thể đảm bảo với các đồng minh hiện tại rằng Washington ủng hộ họ và cam kết bảo vệ châu Âu.
Việc phô diễn lực lượng quân sự cũng có thể là lời cảnh báo với Nga, và nhằm chuẩn bị năng lực để đối phó với một cuộc xung đột, nếu nó xảy ra.
Các cường quốc quân sự lớn như Mỹ thường phản ứng lại việc tăng cường quân sự của đối phương bằng các đợt triển khai riêng. Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả khi đáp trả các hành động quân sự của các quốc gia khác, các cường quốc vẫn thận trọng trong việc duy trì các hoạt động triển khai này trong phạm vi ảnh hưởng của riêng họ - như cách Mỹ đang làm - để tránh khiêu khích đối thủ.
Thông điệp ngầm của ông Putin Đằng sau sự giận dữ với NATO và những lời cảnh báo cứng rắn với phương Tây, có những dấu hiệu cho thấy, Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn tránh leo thang trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters). Hôm 8/2, lần thứ hai trong vòng một tuần, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo các nước châu...