Thỏa thuận lịch sử về vấn đề hạt nhân Iran
Iran và nhóm cường quốc P5 1 chính thức đạt được thỏa thuận lịch sử về chương trình hạt nhân của Tehran sau hơn 18 ngày đàm phán căng thẳng.
Cuộc đàm phán cấp ngoại trưởng giữa Iran và nhóm P5 1 ngày 14.7 – Ảnh: AFP
Theo thỏa thuận đạt được giữa Iran với nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) tại thủ đô Vienna (Áo), các lệnh trừng phạt do Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hiệp Quốc áp đặt lên Iran trong thời gian qua sẽ được dỡ bỏ. Đổi lại, Tehran đồng ý ngưng chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình, vốn bị phương Tây nghi ngờ nhằm mục đích sản xuất vũ khí hạt nhân. Cụ thể, Iran phải cắt giảm 2/3 số máy ly tâm, xuống còn khoảng 6.000 máy và loại bỏ 98% lượng uranium đã làm giàu. Ngoài ra, các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc sẽ được phép đến kiểm tra những cơ sở quân sự của Iran mặc dù Iran có quyền khiếu nại quyết định triển khai thanh sát.
Reuters dẫn nguồn từ các nhà ngoại giao phương Tây cho biết thỏa thuận cũng bao gồm kế hoạch khôi phục các lệnh trừng phạt trong vòng 65 ngày nếu Tehran vi phạm thỏa thuận. Lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Iran sẽ vẫn được duy trì trong 5 năm và lệnh cấm chuyển giao công nghệ chế tạo tên lửa của Liên Hiệp Quốcvẫn tiếp tục có hiệu lực trong 8 năm tới.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 14.7, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano cho biết ông đã ký với Iran thỏa thuận tái khởi động cuộc điều tra bị trì hoãn lâu nay về việc liệu Tehran có tìm cách phát triển các loại vũ khí hạt nhân hay không. Ông Amano nói thêm IAEA đề ra mục tiêu sẽ công bố kết quả của cuộc điều tra trước cuối năm nay.
Chương mới trong quan hệ quốc tế
Thỏa thuận đạt được sau 18 ngày đàm phán căng thẳng giữa các bên được xem là chiến thắng lớn về mặt ngoại giao của cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani. Chủ nhân Nhà Trắng xem thỏa thuận hạt nhân của Iran là vấn đề trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình, trong khi ông Rouhani từng cam kết giảm bớt sự cô lập ngoại giao của quốc gia Hồi giáo khi đắc cử tổng thống cách đây 2 năm. Lãnh đạo Iran nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân là “điểm khởi đầu cho niềm tin” và giúp mở ra “chương mới” trong mối quan hệ của nước này với thế giới, theo AFP.
Trong bài phát biểu trước toàn dân, Tổng thống Obama chia sẻ thỏa thuận đem lại một thế giới “an toàn hơn”, giúp ngăn chặn sự phổ biến của các loại vũ khí hạt nhân ở Trung Đông. “Mọi con đường dẫn đến vũ khí hạt nhân đều bị chặn lại. Thỏa thuận cho thấy chính sách ngoại giao của Mỹ có thể mang lại thay đổi thực sự và có ý nghĩa”, ông Obama nói, đồng thời cho hay thỏa thuận mở ra cơ hội chuyển sang “hướng đi mới” trong quan hệ với Tehran. Để trấn an Israel, Tổng thống Mỹ cũng cam kết sẽ “tiếp tục các nỗ lực nhằm tăng cường an ninh của Israel”. Ngoại trưởng EU, bà Federica Mogherini khẳng định thỏa thuận là “tín hiệu hy vọng cho toàn thế giới” và nó sẽ mở ra “chương mới trong quan hệ quốc tế”.
Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Israel, tỏ ra quan ngại về thỏa thuận trên. AFP đưa tin Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã mô tả việc ký thỏa thuận là “sai lầm lịch sử đối với thế giới”. “Iran sẽ trúng số với hàng trăm tỉ USD, từ đó giúp họ tiếp tục theo đuổi các hành động xâm lược và khủng bố trong khu vực cũng như trên thế giới. Iran có được con đường vững chắc để sản xuất vũ khí hạt nhân”, ông Netanyahu tuyên bố. Thứ trưởng Ngoại giao Israel Tzipi Hotovely cũng gọi thỏa thuận trên là “sự đầu hàng lịch sử”.
Quốc tế hân hoan
Nhiều nước trên thế giới đã hoan nghênh thỏa thuận đạt được giữa Iran và nhóm P5 1. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định đây là “sự lựa chọn vững chắc cho sự ổn định và hợp tác”. Trong tuyên bố đăng trên website của Điện Kremlin, ông Putin cho hay: “Chúng tôi chắc rằng hôm nay thế giới đã thở phào nhẹ nhõm”. Ông nói thêm Moscow sẽ nỗ lực hết sức trong quyền hạn của mình để thỏa thuận được thực thi, đồng thời kêu gọi tất cả các bên thực hiện trách nhiệm của mình.
Theo AFP, Anh cũng bày tỏ hy vọng thỏa thuận sẽ đem lại thay đổi đáng kể trong quan hệ giữa Tehran với các nước trên thế giới. “Chúng tôi hy vọng và mong đợi thỏa thuận sẽ báo trước một bước thay đổi trong mối quan hệ của Iran với các nước láng giềng và với cộng đồng quốc tế”, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói. Tại Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu: “Thỏa thuận cực kỳ quan trọng đã được ký kết, thế giới đang tiến lên”. Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, thỏa thuận có thể mang lại hòa bình cho vùng Trung Đông. Còn Tổng thống Syria Bashar al-Assad thì cho hay đây là “bước ngoặt lớn trong lịch sử của Iran, khu vực và cả thế giới”.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Mỹ: Không thể đạt thỏa thuận hạt nhân Iran nếu thiếu Nga
Sputnik/Đài TNHK dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf ngày 3/4 cho biết thỏa thuận giữa nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức) và Iran về chương trình hạt nhân của Tehran sẽ không thể đạt được nếu không có sự tham gia của Nga.
Toàn cảnh cuộc đàm phán tại Lausanne (Thụy Sĩ), ngày 30/3 vừa qua. (Ảnh: THX/TTXVN)
Trả lời phóng viên hãng tin TASS trong cuộc họp báo thường kỳ rằng liệu cuộc đàm phán với Iran có thể thành công mà không cần đến sự hỗ trợ từ phía Nga, bà Harf khẳng định: "Không thể đạt được. Nga là một bộ phận trong nhóm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức (P5 1). Nga là thành viên chủ chốt."
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh rằng các nhà ngoại giao và chuyên gia Nga "đã đóng vai trò đặc biệt hữu ích trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề kỹ thuật" liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, cũng như trong quá trình thảo luận về việc từng bước dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 4/4 nói rằng thỏa thuận khung về hạt nhân với Iran là "một thoả thuận tốt", đạt được nhờ "những hoạt động ngoại giao cứng rắn và có nguyên tắc"./.
Theo Vietnam
Thỏa thuận hạt nhân của Iran gồm những điều khoản gì? Iran và nhóm P5 1 đã đồng ý một thỏa thuận lịch sử về việc kiểm soát chương trình hạt nhân của Iran, đổi lại các nước sẽ dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế, dầu mỏ đối với Tehran, The New York Times (Mỹ) cho biết hôm 14.7. Cuộc đàm phán hạt nhân tại Iran được cho...