Thỏa thuận lịch sử tại COP21
Sau 2 tuần tranh luận căng thẳng, sáng 12.12, Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 21 ( COP21) tại Paris, Pháp đã thống nhất được nội dung dự thảo cho thỏa thuận mới về các biện pháp và cam kết để cứu trái đất.
Các lãnh đạo thế giới hồ hởi với việc đạt được thỏa thuận mới ngày 12.12 tại Paris về các biện pháp và cam kết để cứu khí hậu trái đất – Ảnh: Reuters
Phát biểu vào chiều qua 12.12, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, giữ vai trò Chủ tịch COP21, cho biết: “Đây là một bản dự thảo ràng buộc về pháp lý để giữ cho nhiệt độ trái đất không tăng quá 2C, thậm chí chỉ tăng tối đa 1,5C”.
Cùng ngày, Tổng thống Pháp Franois Hollande xúc động nói: “Ngày 12.12.2015 có thể là một cột mốc của nhân loại với một thông điệp cho sự sống”, còn Tổng thư lý LHQ Ban Ki-moon gọi đây là “thỏa thuận lịch sử”.
Theo kế hoạch, thỏa thuận sẽ được chính thức ký kết vào đầu năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2020.
Lan Chi
(từ Paris)
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Mối liên hệ giữa khủng bố và biến đổi khí hậu
Những hệ lụy của tình trạng biến đối khí hậu đẩy một số quốc gia châu Phi và Trung Đông vào tình cảnh bất ổn chính trị, một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.
Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc (COP21). Ảnh: AFP
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc (COP21) hôm 30/11 tại Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng thế giới đang phải đối mặt với hai thách thức có mối liên hệ rõ ràng với nhau, đó là biến đổi khí hậu và khủng bố. Những thảm họa do biến đổi khí hậu gây nên tình trạng đói nghèo và bất ổn chính trị. Đó là môi trường lý tưởng nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Tuyên bố của ông Hollande đặc biệt có ý nghĩa khi Pháp vừa phải gánh chịu những hậu quả đau thương bởi làn sóng tấn công khủng bố do Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thực hiện. Nó nhắc nhở 150 nhà lãnh đạo đang tụ họp ở Paris rằng thế giới cần chung tay để đối phó với hai mối hiểm họa toàn cầu này.
Theo ông Nicolas Hulot, giám đốc quỹ Thiên nhiên và Con người, Pháp, các nhà nghiên cứu quốc tế những năm gần đây thành lập hẳn một ngành khoa học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai hiện tượng biến đổi khí hậu và bất ổn chính trị.
"Trong những năm 80, chúng ta không hề nhắc đến vai trò của biến đổi khí hậu khi đề cập tới các vấn đề an ninh và địa chính trị quốc tế, nhưng mối liên hệ giữa hai hiện tượng này đang ngày càng rõ nét", tờ Reporterredẫn lời ông Hulot nói trong một cuộc hội thảo về biến đổi khí hậu và an ninh quốc phòng diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái.
Ngay từ năm 2007, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nhận thức được sự nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu khi nhấn mạnh chính nó là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Darfur, Sudan, làm hơn 50.000 người thiệt mạng, hơn một triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Đầu năm nay, bản báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC) đánh giá biến đổi khí hậu sẽ gián tiếp làm gia tăng các nguy cơ nội chiến, xung đột bạo lực, xung đột sắc tộc và biểu tình bạo động tại các quốc gia mà nhà nước còn non kém, như phần lớn các nước ở châu Phi, Trung Đông cùng một số quốc gia Nam Á.
Ở những nước này, nạn hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng hay giá thực phẩm tăng cao dường như là một thách thức đầy khó khăn đối với chính phủ. Và nơi nào chính quyền bất lực thì các cuộc xung đột sẽ nảy sinh và từ đó lan rộng tới các quốc gia non yếu khác, gây ra bất ổn trên toàn khu vực.
Ngày càng có nhiều quốc gia như vậy, có thể kể đến như Libya, Syria, Iraq, Yemen, Afghanistan, Nigeria, Cộng hòa Trung Phi, Somalia hay Mali. Tất cả đều mất khả năng kiểm soát các phần lãnh thổ của mình, dẫn đến tình trạng mất ổn định trên diện rộng.
Nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố
Tại Nigeria, các nhóm khủng bố xuất hiện ngày càng nhiều một phần là do tình trạng biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: AP
Theo ông Charles B. Strozier, giáo sư lịch sử thuộc Đại học New York, giám đốc một trung tâm nghiên cứu về khủng bố, tình cảnh ở Syria hiện tại là điển hình của chuỗi hệ lụy kéo dài, liên đới giữa việc Trái Đất nóng lên, hạn hán, bất ổn chính trị, sự ra đời của phiến quân IS và cuối cùng là chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Syria là một nước phát triển thịnh vượng trong những năm 1990. Tại những thành phố lớn, các nhóm sắc tộc và tôn giáo cùng nhau hoạt động hài hòa. Cho đến giữa những năm 2006 - 2009, Syria chịu thiệt hại nặng nề bởi những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại.
Theo Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), đợt hạn hán này là kết quả của tình trạng biến đổi khí hậu, dẫn đến nhiệt độ tăng cao, và nguyên nhân chủ yếu là do con người. Nghiên cứu của NOAA cho thấy nhiệt độ tại đây ngày càng cao là do lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khu vực liên tục gia tăng trong những năm qua.
Cùng với việc quản lý nguồn nước yếu kém và sự thiếu quan tâm của chính quyền, hạn hạn đã làm kiệt quệ nền nông nghiệp ở các tỉnh đông bắc Syria. 75% mùa màng mất trắng và 80% số gia súc bị chết. Khoảng 1,5 triệu gia đình nông dân phải đi tìm việc làm và thực phẩm ở các thành phố, gia nhập đội ngũ gồm hàng triệu người tị nạn tới từ Palestine và Iraq. Tình cảnh khốn cùng của những người nông dân từ đó càng làm dâng cao nỗi bất bình đối với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
"Tại quốc gia này, biến đổi khí hậu là một yếu tố nghiêm trọng, làm bất công chồng chất bất công, đói nghèo chồng chất đói nghèo, khổ đau đè nặng lên khổ đau", ông Hulot nhận định về tình hình Syria.
Theo ông Ingrid Metton, luật sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khủng bố John Jay, nghèo đói và bất công còn làm bùng phát các cuộc biểu tình chống đối chính quyền vào năm 2011. Đây là môi trường lý tưởng để IS phát triển và bành trướng.
Xét trên khía cạnh địa lý, hầu hết những vùng đất do IS chiếm đóng và kiểm soát hiện đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các đợt hạn hán từ năm 2006 - 2009. Theo thời gian, sự suy yếu của chính quyền tạo điều kiện cho các nhóm phiến quân, cụ thể là IS, tuyển mộ thêm nhiều thành viên và tiến hành các hoạt động khủng bố trên phạm vi toàn cầu.
Hồi tháng 10, phát biểu tại Norfold, căn cứ hải quân lớn nhất thế giới của Mỹ, nằm trên đường Hampton, một khu vực bị đe dọa vì mực nước biển dâng cao, Ngoại trưởng John Kerry cho biết biến đổi khí hậu rất quan trọng với an ninh quốc gia vì nó góp phần tạo ra các điều kiện để chủ nghĩa cực đoan nở rộ.
Theo ông Kerry, biến đổi khí hậu tại Nigeria không trực tiếp tạo ra nhóm khủng bố Boko Haram, nhưng hạn hán nghiêm trọng và sự bất lực của chính phủ trong việc đối phó với thiên tai đã gây nên sự bất ổn chính trị và kinh tế mà phiến quân có thể lợi dụng để hoành hành.
"Giờ đây chúng ta không thể đánh giá sự phát triển của các tổ chức khủng bố cực đoan mà bỏ qua khía cạnh biến đổi khí hậu", ông Dupledge Duncan, chuyên gia thuộc Viện nghiện cứu Quốc phòng và An ninh London, đánh giá.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khẳng định biến đổi khí hậu không bao giờ là nguyên nhân duy nhất gây ra xung đột và khủng bố. Những chính quyền nhận được sự ủng hộ từ người dân và giới tinh hoa cũng như có đủ nguồn lực để đối phó với các thách thức, đồng thời làm chủ một nền kinh tế đa dạng, có khả năng tạo ra nhiều việc làm, sẽ không bị lung lay bởi hiện tượng biến đổi khí hậu.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ ra lệnh bắt con trai ngoại trưởng Pháp vì gian lận ở sòng bạc Mỹ đã phát lệnh bắt giam con trai ngoại trưởng Pháp vì gian dối trong việc viết séc khống khi thanh toán nợ nần cờ bạc ở casino Las Vegas. Mỹ ra lệnh bắt con trai ngoại trưởng Pháp vì gian dối ở sòng bạc tại Mỹ - Ảnh: AFP Hãng tin AFP ngày 29.10 đưa tin, Thomas Fabius, con trai ngoại trưởng...