Thỏa thuận hoán đổi vũ khí cho Ukraine của Đức khiến Hy Lạp bất ngờ
Đức sẽ chuyển giao xe chiến đấu bộ binh (IFV) cho Hy Lạp để Athens có thể chuyển giao vũ khí thời Liên Xô cho Ukraine.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Hy Lạp. Ảnh: mil.in.ua
Theo trang tin EURACTIV.fr (Pháp) ngày 1/6, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo đã đạt được một thỏa thuận với Hy Lạp để giao vũ khí cho Ukraine sau khi Berlin được cho là không thực hiện các thỏa thuận tương tự trước đó.
“Chúng tôi sẽ cung cấp cho Hy Lạp các phương tiện chiến đấu bộ binh của Đức”, ông Scholz nói với các phóng viên sau hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài hai ngày ở Brussels, đồng thời cho biết thêm rằng ông đã đạt được thỏa thuận với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis.
Ông Scholz giải thích rằng việc hỗ trợ vũ khí cho Ukraine bằng cách “các quốc gia có vũ khí từ thời Liên Xô” có thể giao vũ khí của họ cho Ukraine, giống như thỏa thuận hoán đổi dây chuyền với Séc.
Thủ tướng Scholz không đưa ra chi tiết về loại xe chiến đấu bộ binh mà Berlin sẽ bàn giao cho Hy Lạp, hoặc loại vũ khí nào mà Athens sẽ chuyển giao cho Kiev, nhưng cho biết “hai bộ quốc phòng sẽ làm việc chi tiết và nhanh chóng thực hiện thỏa thuận này”.
Video đang HOT
Theo một nguồn tin quốc phòng, Berlin có mục tiêu cung cấp khoảng 100 IFV Marder cũ thuộc sở hữu của nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall (RHMG.DE) cho Hy Lạp. Đổi lại, Athens sẽ cung cấp các IFV BMP kiểu Liên Xô cho Ukraine,
Được biết, vào đầu những năm 1990, Hy Lạp đã nhận từ Đức khoảng 500 xe chiến đấu bộ binh BMP-1, vốn từng được quân đội Cộng hòa Dân chủ Đức sử dụng.
Sự hoán đổi trên thường được cho là có lợi cho Ukraine vì nước này quen thuộc hơn với các thiết bị từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, Đại sứ Ukraine tại Đức Andrij Melnyk, nhấn mạnh rằng “không ai có ý tưởng hỏi Ukraine rằng liệu chúng tôi có cần đồ cũ hay không”.
Đánh giá về vấn đề hoán đổi này, chuyên gia phân tích người Đức Ulrich Speck nhận định: “Lý do Đức không giao hàng trực tiếp cho Ukraine có lẽ là vì việc giao hàng cho Hy Lạp được coi là ít gây tổn hại hơn cho mối quan hệ với Nga”.
Tuy nhiên, thông báo của Thủ tướng Đức đã gây ngạc nhiên cho phía Hy Lạp, vì trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis đã không đề cập về một thỏa thuận như vậy. Trước đó, ông Scholz đã hội đàm với người đồng cấp Hy Lạp Mitsotakis bên lề cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Brussels.
Khi được hỏi về cuộc gặp song phương với ông Scholz, Thủ tướng Mitsotakis chỉ nói rằng ông đã thông báo với người đồng cấp Đức về sự leo thang mới với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông Địa Trung Hải trong khi không đề cập đến phản ứng của người đồng cấp Đức.
“Chúng tôi coi việc người dân Hy Lạp biết tin này từ Thủ tướng Đức là điều bất ngờ, khi Thủ tướng Hy Lạp không đề cập đến vấn đề này trong cuộc phỏng vấn của chính mình”, đảng Syriza đối lập cho biết trong một tuyên bố.
Phe đối lập cũng coi động thái này là “nguy hiểm” đối với lợi ích quốc gia của Hy Lạp vì đồng nghĩa với việc nước này sẽ “tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine” trong khi căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang gia tăng.
“Chính phủ của Thủ tướng Mitsotakis phải ngừng đưa ra các quyết định bí mật về các vấn đề quan trọng của quốc gia. Chúng tôi yêu cầu thông tin ngay lập tức về các loại vũ khí mà họ đã gửi và sẽ gửi tới Ukraine, như tất cả các chính phủ châu Âu đã làm, để thể hiện sự tôn trọng đối với công dân của mình”, tuyên bố nhấn mạnh.
Căng thẳng Nga-Đức mới liên quan đến nguồn cung cấp khí đốt
Đức cho rằng Nga đang sử dụng năng lượng làm "vũ khí" sau khi Moskva cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một đơn vị Gazprom bị Berlin tịch thu.
Nga đáp lại rằng hành động của họ là phản ứng tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với việc Đức chiếm giữ các công ty con của Gazprom.
Moskva cũng đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với chủ sở hữu Ba Lan của đường ống Yamal vận chuyển khí đốt đến châu Âu. Ảnh: Oilprice.com
Theo trang tin Oilprice.com mới đây, Đức, quốc gia từ lâu vẫn là khách hàng mua khí đốt tự nhiên lớn nhất của Nga, đã tuyên bố một cách "muộn màng và thẳng thắn" rằng điều mà lâu nay họ lo ngại về "tình huống xấu nhất" là Moskva sử dụng xuất khẩu năng lượng của mình như một loại "vũ khí".
Tuy nhiên, Moskva lập luận rằng các hành động mới nhất của họ nhằm giảm nguồn cung - theo ước tính của các quan chức tại Berlin vào thời điểm này là giảm khoảng 3% so với việc giao hàng thông thường - là một phản ứng tự nhiên và không thể tránh khỏi sau khi Đức tịch thu các công ty con của Gazprom tại nước này để "đảm bảo cung cấp" trong bối cảnh của cuộc xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn.
Một tháng trước, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã biện minh cho những động thái "khiêu khích" này khi nói rằng: "Chúng tôi không cho phép các cơ sở hạ tầng năng lượng ở Đức phải gánh chịu các quyết định tùy tiện của Điện Kremlin".
Mới nhất, trong bài phát biểu hôm 12/5 trước Hạ viện Đức, ông Habeck tuyên bố hành động trên của Nga nhằm cắt giảm giảm nguồn cung cho thấy rằng "cuộc đối đầu về năng lượng là một vũ khí và nó có thể được sử dụng trong một cuộc xung đột kinh tế".
Ông Habeck cũng tìm cách đảm bảo với các nhà lập pháp và quan chức Đức khi nước này tiếp tục cạnh tranh giành nguồn cung thay thế rằng "thị trường khí đốt hiện vẫn có thể bù đắp cho việc mất khí đốt từ Nga".
Những diễn biến leo thang lớn mới, gây ra cáo buộc "vũ khí hóa", xuất hiện sau khi Moskva cấm giao dịch với Gazprom Germania GmbH và các công ty con khác hiện nằm dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý năng lượng của Đức.
Việc cấm giao dịch cũng bao gồm nhà cung cấp năng lượng Wingas GmbH, một doanh nghiệp lưu trữ khí đốt ở châu Âu, chi nhánh thương mại của Gazprom có trụ sở tại London và EuRoPol Gaz, chủ sở hữu đoạn qua Ba Lan của đường ống Yamal-Europe nối Nga với Đức.
Động thái trên của Nga diễn ra sau khi Gazprom Germania bị chính quyền Đức tịch thu trong bối cảnh các công ty châu Âu gia tăng áp lực cắt đứt quan hệ với các thực thể của Nga. Ngày 13/5, Moskva cũng có động thái mạnh mẽ khác là áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với chủ sở hữu của Ba Lan trong đường ống Yamal vận chuyển khí đốt đến châu Âu.
Nga: Bất kỳ phương tiện chở vũ khí nào của NATO vào Ukraine đều là mục tiêu hợp pháp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, bất kỳ phương tiện nào của NATO chở vũ khí hoặc các trang thiết bị cho quân đội Ukraine tiến vào nước này đều sẽ bị coi là mục tiêu hợp pháp và bị phá hủy. "Mỹ và các đồng minh NATO tiếp tục bơm vũ khí vào Ukraine. Tôi có thể khẳng định...