Thỏa thuận hòa bình ở Philippines có nguy cơ đổ vỡ
Thỏa thuận giữa Chính phủ Philippines và nhóm vũ trang Hồi giáo nếu bị phá vỡ sẽ đẩy khu vực miền nam Philippines quay trở lại bạo lực.
Thỏa thuận hòa bình lịch sử nhằm giải quyết những vấn đề xung đột tại miền nam Philippines có nguy cơ đổ vỡ, khi các nhóm vũ trang Hồi giáo cáo buộc Chính phủ đang đi ngược lại với luật được đề xuất, theo đó sẽ thành lập một khu Hồi giáo tự trị ở miền Nam nước này.
Đại diện chính phủ, nhà đàm phán Miriam Coronel Ferer (trái) và đại diện mặt trận MILF Mohagher Iqbal sau lễ ký thỏa thuận hòa bình ngày 25/1/2014 tại Kuala Lumpur.(ảnh: Reuters)
Chính phủ Philippines và nhóm vũ trang Hồi giáo tại miền Nam ký một thỏa thuận vào tháng 3 vừa qua, chấm dứt gần 5 thập kỉ xung đột. Hai bên đang tổ chức các cuộc đối thoại khẩn cấp tuần này nhằm giải quyết những trở ngại để đảm bảo sự thành công của thỏa thuận.
Theo thỏa thuận, nhóm vũ trang chính tại Philippines là Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) nhất trí giải giáp vũ khí, tái xây dựng các cộng đồng, để đổi lại có nhiều quyền kiểm soát các vấn đề kinh tế và xã hội của khu vực.
Một ủy ban chung giữa Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro và Chính phủ cũng đã nhất trí chi tiết cho một dự thảo luật, quy định các mối quan hệ và quyền lực của nhóm với Chính quyền Trung ương, sau đó trình lên Quốc hội thông qua.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tiến trình này đang bị đình trệ sau khi một nhóm pháp lý của Chính phủ quyết định thay đổi một số điều khoản, mà theo nhóm vũ trang là trái với thỏa thuận đạt được hai bên trước đó, giới hạn quyền tự trị của họ. Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro khẳng định không chấp nhận dự thảo mới này.
Thỏa thuận nếu bị phá vỡ sẽ đẩy khu vực miền nam Philippines quay trở lại bạo lực cũng như tác động đến nền kinh tế đang phục hồi của khu vực nhiều khoáng sản Mindanao./.
Theo_VOV
Vì sao TQ coi Philippines là "cái gai trong mắt"?
Với vị trí chiến lược của mình, Philippines trở thành chướng ngại chiến lược trên con đường ra biển lớn của TQ.
Trong bối cảnh tình hình trên Biển Đông đang rất căng thẳng, Trung Quốc ngày càng tỏ ra khó chịu với những động thái bảo vệ chủ quyền của Philippines trên biển, đặc biệt là từ khi nước này đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Kể từ đó, báo chí và các học giả diều hâu Trung Quốc luôn coi Philippines như một "cái gai" trong mắt họ.
Lý giải về điều này, nghị sĩ Ashley Acedillo của quốc hội Philippines cho rằng vị trí địa lý của Philippines án ngữ tuyến phòng thủ chiến lược của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tạo điều kiện cho Mỹ có thể khống chế được con đường tiến ra biển lớn của hải quân Trung Quốc.
Philippines nằm giữa chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Acedillo nhìn nhận: "Vị trí chiến lược của Philippines có ảnh hưởng đến việc Trung Quốc đưa ra đường chín đoạn trên Biển Đông, và Philippines sẽ luôn là một yếu tố trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc."
Nghị sĩ này nói thêm: "Từ góc nhìn chiến lược của Trung Quốc, Philippines trở thành cái gai trong mắt bởi các quốc gia đồng minh với Manila có thể lợi dụng địa thế của nước này để giành lấy ưu thế nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương."
Theo đó, các chiến lược gia Trung Quốc cho rằng muốn đảm bảo được lợi ích trên biển của mình, Trung Quốc cần phải đẩy lùi các đối thủ ra khỏi chuỗi đảo thứ hai, và không ai khác có thể nắm giữ được chuỗi đảo thứ nhất.
Philippines với địa hình hẹp và kéo dài của mình nằm ngay giữa hai chuỗi đảo bắt nguồn từ phía Nhật Bản kéo xuống phía nam này. Tại vị trí này, Mỹ có thể bố trí các căn cứ quân sự, khóa hẳn đường tiến ra Thái Bình Dương của Trung Quốc một cách dễ dàng.
Tàu chiến Mỹ tới thăm cảng Subic của Philippines
Ngày 24/6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã lên đường tới Tokyo để gặp gỡ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, và ông Acedillo cho biết lãnh đạo hai nước sẽ bàn thảo về chiến lược chuỗi đảo nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Ngoài ra, nghị sĩ này nhấn mạnh rằng để có thể đối phó lại với sức mạnh quân sự vượt trội của Trung Quốc, Philippines sẽ phải dựa vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ theo hiệp ước đồng minh giữa hai nước.
Chính trị gia này cho rằng chính phủ Philippines cần phải có "ý chí chính trị mạnh mẽ" để làm nhiều hơn nữa nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc.
Căn cứ của Mỹ ở Philippines có thể khóa đường ra Thái Bình Dương của Trung Quốc
Theo ông Acedillo, cho đến nay chính phủ Philippines vẫn chưa đưa ra được một "chiến lược hợp lý nhằm chống lại hành vi hung hăng của Trung Quốc", kể từ khi Trung Quốc kiểm soát trái phép đảo Vành Khăn vào năm 1995 cho tới bãi cạn Scarborough vào năm 2012.
Ông này cho rằng việc Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế là cần thiết nhưng chưa đủ mà chính phủ cần cho điều thật nhiều tàu cảnh sát biển tới các khu vực tranh chấp để đánh dấu chủ quyền, đồng thời phải tỏ ra quyết liệt tương xứng với hành vi hung hăng của Trung Quốc.
Ông Acedillo nhấn mạnh: "Nếu không làm quyết liệt, Philippines có thể khiến Bắc Kinh nghĩ rằng nước này chỉ biết nói mà không làm. Điều đó chỉ càng khuyến khích Bắc Kinh có những hành động ngày càng ngang ngược hơn, bởi họ cho rằng Philippines không dám hành động."
Theo Khampha
Obama điều gấp hơn 300 cố vấn quân sự tới Iraq RT đưa tin Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố gửi thêm hơn 300 quân nhân tới Iraq và đảm bảo vai trò cố vấn tại đây trong bối cảnh làn sóng bạo lực gia tăng đe dọa chính quyền trung ương Iraq. Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Obama nói rằng đợt triển khai mới này nhằm &'đánh giá xem chúng ta...