Thỏa thuận hạt nhân Iran: Tiền lệ và khuôn mẫu
Thỏa thuận mới đạt được về vấn đề hạt nhân của Iran đã được cả Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lẫn EU ủng hộ mạnh mẽ, mở đường cho Liên Hiệp Quốc và EU hủy bỏ chính sách cấm vận và trừng phạt Tehran.
Bà Samantha Power, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, trong cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran – Ảnh: Reuters
Cách thức giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran rất có thể được sử dụng làm tiền lệ và khuôn mẫu để giải quyết những vấn đề nan giải và nhạy cảm khác trên thế giới.
Được khích lệ bởi thành công với khuôn khổ đàm phán về vấn đề trên, EU đã quyết định nghiên cứu đề xuất khuôn khổ đàm phán mới nhằm giải quyết cuộc xung đột dai dẳng giữa Israel và Palestine ở Trung Đông.
Video đang HOT
Cho đến nay, ngoài khuôn khổ đàm phán trực tiếp giữa Israel và Palestine, còn có cái gọi là “Bộ Tứ về Trung Đông” bao gồm Liên Hiệp Quốc, EU, Mỹ và Nga. Đàm phán trực tiếp thì trì trệ và bế tắc trong khi “Bộ Tứ” chưa làm nên trò trống gì. EU muốn gây dựng khuôn khổ diễn đàn mới để đảm bảo có cách tiếp cận khác trước về giải pháp hòa bình cho Trung Đông.
Đối với việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hiện có khuôn khổ đàm phán 6 bên ở Bắc Kinh (Trung Quốc) được hình thành theo sáng kiến của Trung Quốc, bao gồm hai nước trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Nga. Khuôn khổ đàm phán này hiện bị ngưng trệ do Triều Tiên rút khỏi tiến trình.
Được khích lệ bởi thỏa thuận với Iran và rảnh tay hơn sau khi giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, Mỹ có nhiều lợi thế và tự tin hơn để tập trung vào việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Mỹ buộc Trung Quốc phải ganh đua vai trò và thành công trong chuyện này. Dư luận quốc tế càng ủng hộ thỏa thuận mới rồi với Iran thì sẽ càng gia tăng áp lực đối với Triều Tiên.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Tổng thống Mỹ cảm ơn Chủ tịch Trung Quốc sau thỏa thuận hạt nhân Iran
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ sự cảm ơn trước vai trò của Bắc Kinh trong quá trình đàm phán dẫn đến thỏa thuận lịch sử vừa đạt được đối với chương trình hạt nhân của Iran.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện cảm ơn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại vào ngày 20.7. Ông Obama gửi lời cảm ơn vai trò của Trung Quốc trong tiến trình đàm phán và đi tới thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran, theo thông báo ngày 21.7 của Nhà Trắng.
Đáp lại, ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các bên, bao gồm Mỹ để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân Iran và những quyết định từ Liên Hiệp Quốc, theo Tân Hoa xã.
Hôm 14.7, Iran và nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) đã đạt được thỏa thuận lịch sử, trong đó Tehran chấp nhận hạn chế chương trình hạt nhân của mình; đổi lại phương Tây sẽ nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với nước này.
Trong cuộc điện đàm ngày 20.7, Tổng thống Obama cũng hoan nghênh chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 9 tới. Ông Tập hồi tháng 2 đã nhận lời mời thăm Mỹ từ ông Obama, và đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ kể từ khi ông lên nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc hồi năm 2013.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Obama - Tập Cận Bình điện đàm Chủ tịch Tập Cận Bình hôm nay có cuộc nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Barack Obama, xác nhận sẽ thăm Mỹ trong hai tháng tới. Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh tháng 11/2014. Ảnh:Reuters Tại cuộc điện đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng chuyến thăm vào tháng 9 sẽ tăng...