Thỏa thuận hạt nhân Iran: Thời mới sau vấn đề cũ
Thỏa thuận vừa đạt được giữa Iran với 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và Đức là cái kết có hậu của quá trình đàm phán kéo dài 13 năm nay về vấn đề hạt nhân.
Người dân Iran ăn mừng thỏa thuận lịch sử vừa đạt được – Ảnh: Reuters
Thật ra cả bản chất vấn đề lẫn nội dung cốt lõi của thỏa thuận ấy không phải mới lạ. Phương Tây cho rằng Iran theo đuổi mục tiêu chế tạo vũ khí hạt nhân.
Vì thế, giải pháp cho vấn đề này phải bao hàm sự bảo đảm không để nước này có khả năng thực tế chế tạo vũ khí hạt nhân đồng thời phải thanh tra, kiểm soát tại chỗ.
Video đang HOT
Đổi lại, phương Tây phải chấm dứt bao vây, cấm vận và trừng phạt, trả lại cho Iran những tài sản bị phong tỏa ở nước ngoài và phải công nhận quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích dân sự.
Thỏa thuận này mở ra thời kỳ mới cho quan hệ quốc tế và cục diện tình hình ở Trung Đông, Bắc Phi lẫn vùng Vịnh đồng thời là thắng lợi lớn của ngoại giao, kiên trì đối thoại và suy tính lợi ích thực tế.
Thế giới không chỉ bớt đi một vấn đề nan giải mà còn bớt nguy cơ xảy ra xung đột quân sự. EU với vai trò đề xướng khuôn khổ đàm phán nói trên và cá nhân Tổng thống Mỹ Barack Obama với quyết tâm giải quyết vấn đề này đã có được thành quả to lớn rất quan trọng về đối ngoại và an ninh.
Toàn bộ quan hệ đối ngoại của Iran với thế giới bên ngoài, đặc biệt với phương Tây, được đẩy vào giai đoạn mới, làm biến đổi tương quan lực lượng, cục diện quan hệ và an ninh, ổn định ở khu vực. Rủi ro chỉ là hai bên rồi đây có thực thi nghiêm chỉnh hay không thôi.
La Phù
Theo Thanhnien
Tổng thống Obama khen Tổng thống Putin vụ đàm phán hạt nhân Iran
Tổng thống Mỹ Barack Obama khen ngợi vai trò của Nga và tổng thống nước này trong việc mang lại thành công cho đàm phán hạt nhân với Iran, dù Nga bị xem là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Mỹ.
Tổng thống Barack Obama khen Tổng thống Vladimir Putin về vấn đề đàm phán hạt nhân của Iran - Ảnh minh họa của Reuters
"Nước Nga đã có một phần đóng góp trong đó", Tổng thống Obama phát biểu với New York Times sau vài giờ cuộc đàm phán kết thúc với kết quả được báo chí thế giới gọi là 'thành công lịch sử'.
Cuộc đàm phán hạt nhân với Iran trải qua những khoảng thời gian căng thẳng, đã tưởng như thất bại khi Iran và các cường quốc hạt nhân thế giới không đạt được đồng thuận.
"Tổng thống Vladimir Putin và chính phủ Nga đã tham gia đàm phán theo một cách khiến tôi ngạc nhiên. Chúng ta sẽ không đạt được thỏa thuận nếu Nga không sẵn sàng tham gia dàn xếp với cam kết mạnh mẽ", Tổng thống Obama nói với phóng viên củaNew York Times.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Obama dùng những lời &'có cánh' dành tặng cho ông Putin và nước Nga, dù người đứng đầu chính phủ Mỹ không thay đổi suy nghĩ của mình đối với Nga khi nhắc đến vụ Ukraine. Nhà Trắng vẫn chỉ trích việc Nga sát nhập Crimea của Ukraine và đang &'xâm chiếm' Ukraine. Washington xem Nga là mối đe dọa lớn nhất của nước Mỹ, và đã cùng các nước phương Tây áp đặt nhiều biện pháp cấm vận để trừng phạt Nga.
Cuộc đàm phán giữa Iran và nhóm cường quốc hạt nhân P5 1 (gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức và Trung Quốc) đã đi đến việc đạt được một thỏa thuận lịch sử. Tehran chấp nhận điều kiện của nhóm cường quốc hạt nhân như cắt giảm theo lộ trình chương trình hạt nhân của mình, đổi lại phương Tây và Mỹ giảm cấm vận đối với Iran.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Viễn cảnh giá dầu sau thỏa thuận hạt nhân Iran? Iran đang háo hức lấy lại danh hiệu đất nước xuất khẩu dầu hàng đầu sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân. Giá dầu thế giới sẽ đi xuống hay vẫn không trước thông tin này? Có nhiều yếu tố cho thấy giá dầu sẽ không giảm sau thỏa thuận hạt nhân Iran - Ảnh: Reuters Theo CNN hôm 14.7, giá dầu...