Thỏa thuận hạt nhân Iran “đã trong tầm tay”
Theo tuyên bố được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra ngày 9-7, hiện Iran cùng với Nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) đang tiến gần tới một thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân của Tehran và thỏa thuận này đã “nằm trong tầm tay”.
Ngoại trưởng các nước liên quan có mặt tại Vienne ngày 9-7 để tham gia đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran.
Reuters cho hay, cùng với phát biểu tỏ ý lạc quan về triển vọng đạt được thỏa thuận lâu dài về chương trình hạt nhân của Iran, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố phải ưu tiên việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Tehran sau khi thỏa thuận này trở thành hiện thực. “Chúng tôi đang kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận này sớm nhất có thể và chúng tôi sẽ ủng hộ những lựa chọn của các nhà đàm phán Iran”, ông Sergei Lavrov phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu ( BRICS) diễn ra tại thành phố Ufa của Nga.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh điều quan trọng là chất lượng của thỏa thuận chứ không phải là thời hạn đạt được thỏa thuận này và một thỏa thuận toàn diện sẽ bao gồm việc dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt đối với Iran.
Trước đó, hãng tin TASS của Nga dẫn nguồn tin ngoại giao cấp cao phương Tây cho biết, văn bản thỏa thuận giữa Iran và Nhóm P5 1 đang ở “mức độ sẵn sàng cao”, tức là đã hoàn tất tới 98%. Cuộc gặp mới nhất cấp Ngoại trưởng giữa hai bên cũng đã đạt được kết quả đáng kể.
Về phần mình, Tổng thống Iran Hasan Rouhani cũng bày tỏ lạc quan rằng, Tehran sắp đạt được thỏa thuận hạt nhân với Nhóm P5 1. Theo ông Hasan Rouhani, Chính phủ Iran đang sẵn sàng chuẩn bị cho nền kinh tế của nước này sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. “Các cuộc đàm phán với Nhóm P5 1 đang ở vào giai đoạn nhạy cảm và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đang chuẩn bị cho giai đoạn hậu đàm phán và hậu cấm vận”, AFP dẫn lời phát biểu trước báo giới của ông Hasan Rouhani.
Theo Reuters, Iran mới đây cũng đã đưa ra “các giải pháp mang tính xây dựng” để giải quyết bất đồng và tiến tới đạt một thỏa thuận toàn diện với nhóm P5 1. “Iran đã đưa ra các giải pháp mang tính xây dựng để vượt qua những bất đồng còn tồn tại. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không thay đổi các giới hạn đỏ của chúng tôi”, một nhà ngoại giao cấp cao của Iran khẳng định.
Trong khi đó, Tehran và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ( IAEA) cũng đã thống nhất về các nguyên tắc, đối tượng và tiến độ để tiếp tục hợp tác nhằm giải quyết một loạt vấn đề còn tồn đọng trong chương trình hạt nhân của Iran. Phát ngôn viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Behrouz Kamalvandi cho biết, các thỏa thuận trên đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm Tehran mới đây của Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano và nhóm chuyên gia cơ quan này. Theo đó, các bên đã xem xét “lộ trình” thực hiện dựa trên cơ sở thỏa thuận sơ bộ đạt được giữa Iran và IAEA hồi tháng 11-2013, cũng như việc tiếp tục hợp tác sau khi Iran và Nhóm P5 1 đạt được thỏa thuận toàn diện.
Hiện Iran đang hối thúc các cường quốc thế giới dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với nước này. Tehran cho rằng, lệnh cấm vận vũ khí là một rào cản trong tiến trình đàm phán để đạt thỏa thuận cuối cùng sau khi các bên đàm phán đã một lần nữa bỏ lỡ thời hạn chót (ngày 7-7) và phải kéo dài tiến trình đàm phán thêm ít nhất 2 ngày.
Video đang HOT
Ngày 10-7 được coi là “thời hạn chót mới” cho thỏa thuận toàn diện về chương trình hạt nhân của Tehran. Được biết trong ngày 9-7, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước Đức, Pháp và Anh quay trở lại Vienna, Áo nhằm nối lại cuộc thương lượng giữa Nhóm P5 1 với Iran. Theo tuyên bố của Nhà Trắng, trong cuộc trao đổi trực tuyến với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và các thành viên phái đoàn đàm phán Mỹ đang ở Áo, Tổng thống Barack Obama đã đưa ra những chỉ đạo liên quan tới các nỗ lực mà Mỹ đang thực hiện nhằm đạt được “một thỏa thuận tốt” giữa P5 1 với Iran, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của Washington.
Theo Anh Vũ
Quân đội Nhân dân
Nga tìm cơ hội tung đòn phản công Mỹ tại thượng đỉnh BRICS
Khi hội nghị Thượng đỉnh các nước công nghiệp mới (BRICS) bắt đầu, mọi ánh mắt dường như đổ dồn về Tổng thống chủ nhà Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo đang tìm cách thắt chặt quan hệ nhằm đối trọng với Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moscow hôm 8/7 - Ảnh: Tass
Trước thềm cuộc họp, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng các quan chức chủ nhà đã có những động thái "vỗ về" Trung Quốc, khi đề xuất nhiều ưu đãi mới cho nhà đầu tư đến từ quốc gia láng giềng, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng Bắc Kinh sẽ vượt qua những khó khăn trên thị trường chứng khoán hiện nay.
Hơn một tuần qua, Trung Quốc đang đối mặt với sự lao dốc chóng mặt trên thị trường chưng khoán, khiến Bắc Kinh hôm 7/3 phải công bố loạt biện pháp để chặn đà bán tháo.
Nhà lãnh đạo Nga cũng kêu gọi sự đoàn kết và thống nhất trong mối quan hệ song phương.
"Chúng tôi hoàn toàn biết những khó khăn hai nước đang đối diện, cả về kinh tế lẫn chính trị quốc tế", ông Putin phát biểu với Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp tối 8/7. "Nhưng bằng cách kết hợp những nỗ lực của hai nước, chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn phía trước. Chúng ta sẽ xử lý được mọi vấn đề, mọi nhiệm vụ".
Tận dụng lợi thế chủ nhà
Chủ trì hội nghị với tư cách chủ tịch BRICS sau khi tiếp quản cương vị hồi tháng 5, Nga đang theo đuổi 5 mục tiêu ưu tiên gồm: thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế; khuyến khích hợp tác tài chính đa phương và cải cách hệ thống tài chính quốc tế; tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại; mở rộng hợp tác xã hội giữa các thành viên BRICS và làm sâu sắc thêm hợp tác vì mục đích nhân đạo.
Kể từ khi ra đời đến nay, BRICS không ngừng mở rộng chương trình nghị sự để không chỉ dừng lại ở các vấn đề kinh tế. Với riêng Moscow, ba ưu tiên đầu được chú trọng hơn cả và có thể tựu chung lại thành hai mục tiêu là mở rộng hợp tác chính trị và tăng cường sức mạnh kinh tế.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine bùng phát, Nga không còn là thành viên của nhóm 8 nước công nghiệp phát triển (G8), cách tiếp cận của Moscow đã mở rộng thêm hai nội dung: thúc đẩy các sáng kiến hình thành một diễn đàn ứng phó các mối đe dọa an ninh, từ xung đột vũ trang tới chiến tranh mạng, và hình thành, vận hành hiệu quả Ngân hàng Phát triển mới (NDB) cùng Quỹ Dự trữ Khẩn cấp (CRA).
Nội dung thứ nhất nhằm khẳng định với thế giới rằng, BRICS là một khối thống nhất, không chỉ bởi những mối quan tâm chung về phát triển kinh tế và xã hội, điều chỉnh tài chính toàn cầu, mà đây còn là một liên minh mong muốn đổi mới các mối quan hệ quốc tế. Nói cách khác, BRICS mong muốn trở khối giàu ảnh hưởng trên vũ đài chính trị toàn cầu.
Tuy nhiên, theo Sergey Kulik, giám đốc Viện Phát triển đương đại, cơ quan phân tích ở Moscow, giữa những tính toán dài hơi và hiện tại vẫn còn khoảng cách lớn. BRICS hiện vẫn gặp khó khăn khi triển khai các chương trình của mình, do mỗi thành viên lại có những ưu tiên và mối quan tâm khác nhau. Những bước đi tiếp theo, ít nhất từ phía Moscow, nhiều khả năng sẽ tập trung vào củng cố các nhân tố phi kinh tế trong chương trình nghị sự của nhóm.
Nga hiện giữ tư cách chủ tịch không chỉ tại BRICS mà cả tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), với những hợp tác về quân sự, chính trị và kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh thường niên SCO cũng diễn ra tại Ufa trong cuối tuần này, cùng lúc với thượng đỉnh BRICS.
Kulik cho rằng hoàn toàn có khả năng Nga sẽ theo đuổi các mục tiêu chiến lược trên thông qua SCO bằng cách tăng cường hợp tác với Trung Quốc, nước cũng đồng thời là thành viên cả hai tổ chức, và với Ấn Độ (một quan sát viên SCO) để vẽ lại cơ cấu quyền lực toàn cầu.
NDB và kỳ vọng đối trọng WB, IMF
Với nội dung thứ hai, việc thành lập ngân hàng đa phương NDB đã được các lãnh đạo BRICS phê chuẩn tại hội nghị thượng đỉnh năm 2013. Được xem như một đối trọng với Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) do phương Tây dẫn dắt, mục tiêu của NDB là hỗ trợ hợp tác phát triển cho 5 nền kinh tế mới nổi cấu thành BRICS.
Trên thực tế, ban đầu Moscow không mấy mặn mà với các kế hoạch do Trung Quốc khởi xướng. Tuy nhiên, đến khi bị G8 quay lưng, họ đã đồng ý thúc đẩy các sáng kiến này.
NDB được xem như một công cụ quan trọng giúp gia tăng vai trò và sức hút đối với sự vươn ra toàn cầu của BRICS, cũng như đáp ứng nhu cầu của chính các quốc gia thành viên. Triển khai NDB giờ càng trở nên cần thiết với Nga, sau khi các lệnh cấm vận quốc tế đã hạn chế khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế của nước này.
Kể từ sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra và Nga tuyên bố sáp nhập Crimea, nhiều ngân hàng, công ty dầu mỏ, công ty xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga đã bị phương Tây cấm vận. Một số cá nhân thân cận với Tổng thống Nga Putin còn bị "đóng băng" tài sản.
Nhưng ảnh hưởng lớn nhất đó là các lệnh cấm vận khiến toàn bộ các doanh nghiệp Nga không thể vay tiền từ các định chế tài chính nước ngoài. Ngay cả ngân hàng tại các quốc gia không cấm vận Nga cũng không muốn giao dịch với khách hàng Nga. Trong khi đó, các nước BRICS khác vẫn có thể tiếp cận nguồn vốn quốc tế. Do đó, sẽ không dễ để Nga có thể hướng sự chú ý của các thành viên còn lại vào các dự án của riêng mình.
NDB sẽ cần ít nhất 4 năm nữa mới có thể vận hành đầy đủ. Trước tiên ngân hàng này cần tích tụ được lượng tài sản cần thiết, xây dựng và phê chuẩn các quy trình, đánh giá các dự án và giải quyết vấn đề nhân sự. Ngoài ra còn rất nhiều trở ngại khác.
Bên cạnh đó, NDB sẽ không thể cạnh tranh với WB hay IMF bởi khả năng tiếp cận nguồn vốn dài hạn của định chế tài chính non trẻ này hạn chế hơn nhiều so với các đối thủ lâu đời. Do đó, lựa chọn thực tế hơn cho NDB đó là bắt tay, thay vì đối đầu với WB và IMF, Kulik nhận định.
Một sáng kiến mới đây của Trung Quốc, cho ra đời Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), cũng có thể ảnh hưởng tới vị thế của NDB. Đến nay, Nga vẫn phủ nhận AIIB và NDB có vai trò trùng lặp, nhưng với việc cả hai ngân hàng đều xoay quanh Trung Quốc, sự tương tác của hai ngân hàng sẽ phụ thuộc vào những ưu tiên của Bắc Kinh.
Kulik cho rằng tương lai của BRICS sẽ bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ ngày một gần gũi giữa Bắc Kinh và Moscow, nhất là sự sẵn sàng nhượng bộ của Nga với Trung Quốc. Nhưng điều này có thể sẽ làm gia tăng những bất đồng trong khối, ảnh hưởng bất lợi tới các tham vọng của BRICS trong mở rộng vai trò lãnh đạo toàn cầu.
Đến nay, BRICS vẫn chưa có được một vị thế rõ ràng. Sự ra đời của nhóm này chủ yếu xuất phát từ những bất đồng với các hệ thống luật pháp quốc tế sẵn có. Vậy nhưng bối cảnh toàn cầu đang thay đổi, khi Trung Quốc trỗi dậy còn Nga phải đối mặt với thực tế đầy khó khăn, trong đó có sự căng thẳng trong quan hệ với phương Tây.
Trong tương lai gần, các nỗ lực BRICS vẫn sẽ chỉ xoay quanh việc tăng cường tương tác giữa các thành viên, hình thành những nền tảng về tổ chức, và mời gọi các chuyên gia để vạch ra tầm nhìn toàn diện hơn cho các nhiệm vụ của BRICS. Đây sẽ không phải một nhiệm vụ dễ dàng, khi các thành viên trong nhóm vẫn tồn tại nhiều khác biệt về kinh tế, các ưu tiên về chính trị, quan hệ với các nước phát triển, thể chế và giá trị riêng.
Hoàng Nguyên
Theo CFR, Reuters
Mỹ ngăn Trung Quốc hợp tác công nghệ quân sự Ở một góc độ khác, sự trỗi dậy về tri thức của TQ lại được Hoa Kỳ nhìn nhận như một thách thức về an ninh. LTS:Hội nghị thượng đỉnh hàng năm lần thứ 7 của nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, TQ và Nam Phi) vừa khai mạc hôm 8/7 tại Nga. Xung quanh sự...