Thỏa thuận hạt nhân của Iran gồm những điều khoản gì?
Iran và nhóm P5 1 đã đồng ý một thỏa thuận lịch sử về việc kiểm soát chương trình hạt nhân của Iran, đổi lại các nước sẽ dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế, dầu mỏ đối với Tehran, The New York Times (Mỹ) cho biết hôm 14.7.
Cuộc đàm phán hạt nhân tại Iran được cho đã kết thúc sau 20 tháng ròng rã – Ảnh: Reuters
Phát ngôn viên Catherine Ray của Liên minh châu Âu (EU) cho biết cuộc họp của đại diện các nước trong nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc, Nga) và Iran diễn ra vào 10 giờ 30 (giờ địa phương) tại Vienna hôm nay 14.7. Một thông báo chính thức về kết quả đàm phán hạt nhân này dự kiến sẽ công bố cuối ngày 14.7 (giờ địa phương).
Trước đó, The New York Times dẫn lời một nhà ngoại giao phương Tây cho biết đã có kết quả khả quan về vấn đề hạt nhân của Iran sau 20 tháng đàm phán. Nhà ngoại giao giấu tên này cho rằng cuộc đàm phán bí mật kể trên đã giải quyết được các vấn đề chính, bao gồm cả thời hạn chấm dứt cấm vận buôn bán vũ khí cho Iran, dù đây là chuyện vẫn còn trong giai đoạn thỏa thuận.
Về phần Iran, các bên thống nhất lượng nhiên liệu hạt nhân Iran có thể giữ trong vòng 15 năm tiếp theo, những loại nghiên cứu và phát triển hạt nhân nào Tehran có thể thực hiện trên các máy ly tâm và thiết bị khác… Bên cạnh đó, việc thiết kế lại các lò phản ứng hạt nhân nằm sâu trong lòng đất để bảo đảm không bị bom đánh trúng cũng được thông qua.
Video đang HOT
Để thỏa thuận này thành công, các bên cũng muốn Iran công khai các chi tiết cơ bản về cơ sở hạ tầng và các điểm phát triển hạt nhân tại nước này, dù nó có khả năng không được công bố. Trong thời hạn 60 ngày để chấp nhận hoặc từ chối thỏa thuận, Iran phải chứng minh họ không hoặc không có khả năng chế tạo bom nguyên tử, The New York Times cho biết.
Nếu thỏa thuận thông qua, một số hạn chế trong chương trình hạt nhân của Iran sẽ được loại bỏ dần sau 10 năm. Và sau 15 năm, Tehran sẽ được quyền làm giàu uranium theo ý họ. Mặc dù vậy xét về lý thuyết, Hiệp ước về không phổ biến hạt nhân vẫn sẽ có điều khoản ngăn không để Iran hoàn tất những bước cuối cùng nếu họ muốn sản xuất vũ khí hạt nhân.
Về việc tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, Mỹ sẽ là mấu chốt quan trọng. Thỏa thuận đạt được về chương trình hạt nhân của Tehran sẽ là thành tựu trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, nhưng vẫn phải chờ sự thống nhất từ Hạ viện và Thượng viện Mỹ. Theo nhận định của The New York Times, cơ hội thành công của ông Obama “khá cao”.
Ngoài ra, việc tháo gỡ cấm vận vũ khí với Iran cũng là việc Tổng thống Obama cần tìm giải pháp với Israel, Ả Rập Xê Út và các nước Ả Rập khác, vốn là các quốc gia phản đối thỏa thuận này.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Đã đạt được thỏa thuận về hạt nhân của Iran
Nhóm P5 1 và Iran vừa thống nhất một thỏa thuận lịch sử hôm 14.7 tại Vienna (Áo), trong đó các nước phương Tây sẽ chấp nhận nới lỏng một số biện pháp cấm vận nếu Tehran hạn chế chương trình phát triển hạt nhân, Reuters dẫn nguồn tin ngoại giao từ phía Iran cho hay.
Đại diện của Iran và nhóm P5 1 lại buổi thỏa thuận lịch sử - Ảnh: Reuters
Theo đó, sau 17 ngày đàm phán căng thẳng, sáng 14.7 (giờ địa phương) Iran và nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc) đã thống nhất các điều khoản trong thỏa thuận sơ bộ về việc Tehran sẽ hạn chế chương trình phát triển hạt nhân để đổi lấy các hình thức nới lỏng cấm vận từ phương Tây.
Bản thỏa thuận giữa 2 bên được cho dầy khoảng 100 trang với 5 phụ lục đính kèm, theo tờ The Washington Post (Mỹ). Đây được xem là thắng lợi ngoại giao của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama sau các thắng lợi về những đột phá ngoại giao với Myanmar, Cuba. Vấn đề hạt nhân của Iran kéo dài hơn 12 năm nay, và vòng đàm phán P5 1 đã kéo dài hơn 20 tháng qua.
Giá dầu thô trên thị trường London giảm ngay 2,1% còn 56,63 USD/thùng sau khi thông tin này được phát đi.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf cho biết phiên họp toàn thể cuối cùng giữa Iran và nhóm P5 1 sẽ được tổ chức vào lúc 15 giờ 30 phút chiều 14.7 (giờ Việt Nam) nhằm giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng, đơn cử như lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Iran cũng như trách nhiệm của Tehran trong các hoạt động liên quan đến vấn đề hạt nhân trước đây.
Bên cạnh đó, mức độ phát triển chương trình hạt nhân Iran như thế nào là "có thể chấp nhận" cũng sẽ được quyết định trong phiên họp chiều 14.7.
Ngoài ra, thỏa thuận có điều khoản cho phép Liên Hiệp Quốc áp lệnh tái cấm vận vũ khí nếu Iran không tuân thủ yêu cầu hạn chế phát triển chương trình hạt nhân trong vòng 65 ngày.
"Các yếu tố của thỏa thuận đã có đủ. Tuy vậy, chúng tôi vẫn cần hàn gắn chúng lại với nhau. Đây chính là lúc các bên phải đưa ra quyết định", Reuters dẫn lời một quan chức thuộc nhóm P5 1.
Hồi tháng 4.2015, Iran và nhóm P5 1 từng thông qua bản thỏa thuận khung về vấn đề hạt nhân của Tehran, vốn được Trung Quốc đánh giá là "có lợi cho việc thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ".
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Thượng viện Mỹ cản trở Tổng thống Obama trong vấn đề hạt nhân Iran Thượng viện Mỹ vừa có thêm một động thái mới gây sức ép lên chính quyền của Tổng thống Barack Obama khi quyết định thông qua dự luật trao cho Quốc hội quyền được xem xét mọi thỏa thuận, nếu đạt được, về chương trình hạt nhân Iran. Thỏa thuận hạt nhân Iran đang có nguy cơ bị bóp nghẹt trong tay các...