Thỏa thuận chia tài sản chung chưa đúng, cần làm gì bảo vệ mình?
Chúng tôi thỏa thuận chia tài sản theo thỏa thuận riêng giữa hai vợ chồng, không lập thành văn bản công chứng. Nhưng qua tìm hiểu, tôi biết như vậy là chưa đúng luật. Tôi cần làm gì?
Hỏi: Vợ chồng tôi đăng ký kết hôn năm 2010. Sau nhiều năm, chúng tôi có nhà và tài khoản ngân hàng 500 triệu đồng. Năm 2017, chúng tôi thỏa thuận chia tài sản theo thỏa thuận: nhà là của chồng vì tôi đi công tác thường không ở nhà, còn tài khoản ngân hàng 500 triệu đồng đứng tên tôi là của tôi. Tuy nhiên tôi được biết thỏa thuận này không có hiệu lực, nhưng chồng tôi đang làm thủ tục bán nhà. Xin hỏi, chồng tôi có được quyền bán nhà không? Chúng tôi đang làm thủ tục ly hôn, tài sản này sẽ chia như thế nào?
Hoàng Thị Thu Thương (Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào chị,
Tôi xin tư vấn như sau nhằm giúp chị tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề thỏa thuận tài sản của vợ chồng và chia tài sản khi ly hôn, để đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của chị và các con:
Video đang HOT
Luật Hôn nhân và gia đình tại điều 47 quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”
Theo thông tin chị cung cấp, thỏa thuận của hai vợ chồng chị được lập sau khi kết hôn (không rõ thỏa thuận này có được công chứng hoặc chứng thực không?). Vì vậy thỏa thuận trên không có hiệu lực.
Như vậy nhà và tài khoản ngân hàng 500 triệu đồng nếu không chứng minh được là tài sản riêng thì đó là tài sản chung của vợ chồng vì nó được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tại điều 31 quy định về giao dịch liên quan tới nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng như sau:
“Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng.”
Theo quy định trên, nhà này là nhà ở duy nhất của hai vợ chồng, việc chồng chị tiến hành thủ tục bán nhà là vi phạm pháp luật.
Ảnh minh họa
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tại điều 59 có quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của luật này.”
Theo quy định này, chế độ tài sản của vợ chồng chị là theo luật định, việc giải quyết tài sản là hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì áp dụng nguyên tắc chia đôi giá trị tài sản trên nhưng có tính đến các yếu tố theo khoản 2 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Luật sư Trần Đăng Sĩ (Đoàn luật sư TP.HCM)
Theo phunuonline.com.vn
Tôi quên ví ở nhà, bạn trai thà chở về lấy chứ không định cho mượn
Từ lúc yêu nhau, anh chưa bao giờ chu cấp cho tôi thứ gì ngoại trừ ăn uống chung anh thường trả nhiều hơn tôi.
Hình ảnh minh họa
Tôi 28 tuổi, quen bạn trai hơn 4 tuổi được 2 năm. Tài chính cả hai đều ổn, anh vẫn ở với mẹ, còn tôi đã ở riêng từ năm 18 tuổi. Ba mẹ tôi và mẹ anh có ý hối thúc, mong cả hai sớm nên vợ chồng. Tôi suy nghĩ mình không nên chủ động nhưng cuối cùng cũng đặt vấn đề với anh. Anh nói không có gì phải vội, làm tôi suy nghĩ và lo lắng cho tương lai của mình rất nhiều. Người xưa nói quen lâu con gái luôn nhận phần thiệt.
Tôi nghĩ lại quãng thời gian yêu nhau mà chạnh lòng. Từ đầu, tôi chẳng quan tâm tìm hiểu lương bổng hay tài sản của anh ra sao. Mãi sau này, tình cờ mẹ anh nói, tôi mới biết anh làm rất khá. Vậy mà sinh nhật tôi, gần dịp Tết, anh tặng tôi cái bánh chưng nhỏ thay bánh sinh nhật. Vậy cũng đủ làm tôi vui, nhưng ngoài ra các dịp lễ như 8/3, 20/10, Valentine đều như ngày thường. Tôi nghĩ rằng thôi anh cũng cần tiết kiệm cho cuộc sống nên chẳng đòi hỏi gì. Kỷ niệm một năm quen nhau, anh tặng tôi món quà nhỏ làm tôi rất sung sướng, vì đó là món quà đầu tiên mà tôi có thể giữ lại làm kỷ niệm. Nhưng sau hôm đó, anh giận dỗi và tỏ thái độ khó chịu vì tôi không tặng lại quà cho anh. Có lẽ do tôi không nghĩ đó là ngày quan trọng, vì sau này có gia đình, chẳng ai còn nhớ những chuyện như vậy.
Thực ra tôi rất quan tâm tới anh và gia đình anh. Ngày của mẹ (Mother's Day), tôi quà cáp và thăm mẹ anh. Tôi không bỏ quên một dịp nào để thể hiện sự quan tâm anh và gia đình. Ngay cả dì, cháu hay các thành viên khác trong gia đình anh, tôi đều quà cáp chu đáo. Nhưng anh chưa bao giờ ngỏ ý muốn nói chuyện với mẹ tôi, những lần qua điện thoại cũng chỉ là bất đắc dĩ do tôi gọi và bảo anh chào mẹ một tiếng. Có lần tôi đi mua đồ cùng anh nhưng vô tình quên ví ở nhà, lúc tính tiền mới biết không đem theo. Thật sự rất ngại nhưng tôi không hề hỏi mượn anh tiền, tôi bảo anh chở giúp về nhà lấy tiền để quay lại mua. Anh chở tôi về thật. Tôi quay lại lấy món đồ đó, bỏ qua sự khó khăn khi gửi xe vào dịp lễ đông đúc. Tôi chẳng hiểu lý do tại sao anh không ngỏ ý cho tôi mượn tạm và trả lại khi về nhà, dù chỉ là bạn bè bình thường cũng có thể cho nhau mượn.
Từ lúc yêu nhau, anh chưa bao giờ chu cấp cho tôi thứ gì ngoại trừ ăn uống chung anh thường trả nhiều hơn tôi. Phải thừa nhận tôi cũng thích có tí lãng mạn, chút quà cho sinh nhật hay chút lãng mạn cho Valentine sẽ vui biết mấy, nhưng nếu tôi là người ham vật chất thì đã không quen anh lâu như vậy. Tôi không biết mối quan hệ sẽ đi đến đâu, người đàn ông này thực sự có xem mình là một nửa của anh không? Liệu tôi có nên tiếp tục đầu tư vào tình cảm với người đàn ông này? Tôi rất sợ lấy phải người keo kiệt, không chăm lo cho gia đình hay quan tâm về cảm xúc của bạn đời.
Huệ
Theo vnexpress.net
Sau khi "đòi chồng" từ tay tình địch, cô vợ này đã biến ông chồng đủ tật xấu thành "vàng mười" bằng chiêu không ngờ Nghĩ lại quãng thời gian đen tối mà mình phải chống chọi để "đòi chồng" chị quyết định, nếu có tha thứ chị không chỉ lấy mỗi gốc mà phải "có lãi". Nghĩ lại quãng thời gian đen tối mà mình phải chống trọi để "đòi chồng" chị quyết định, dù có tha thứ, chị cũng phải "có lãi". Chị bao dung hết...