Thỏa thuận Brazil-Trung Quốc: SpaceSail vào cuộc cạnh tranh với Starlink
Ngày 20/11, chính phủ Brazil đã ký thỏa thuận với Cơ quan Quản lý dữ liệu quốc gia Trung Quốc, mở đường cho SpaceSail, một công ty internet vệ tinh quỹ đạo Trái đất tầm thấp, cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
Các cuộc thảo luận giữa SpaceSail và các quan chức Brazil bắt đầu vào tháng 8, với kế hoạch cung cấp dịch vụ internet vệ tinh tại Brazil trong vòng hai năm. Công ty SpaceSail đặt mục tiêu có hơn 600 vệ tinh trên quỹ đạo vào cuối năm 2025 và cạnh tranh trực tiếp với Starlink vào năm 2030.
Starlink hiện nắm giữ 47% thị trường internet vệ tinh của Brazil, phục vụ khoảng 224.000 khách hàng, chủ yếu ở các vùng xa xôi. Tuy nhiên, những tranh chấp gần đây giữa Elon Musk và Tòa án Tối cao Brazil đã dẫn đến căng thẳng, bao gồm cả việc đóng băng tài khoản ngân hàng của Starlink để đảm bảo thanh toán các khoản tiền phạt áp dụng đối với X (trước đây là Twitter).
Chính phủ Brazil cũng đang tìm hiểu khả năng hợp tác với Cục Dữ liệu Quốc gia Trung Quốc để hỗ trợ các thành phố thông minh, sáng kiến cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và phát triển các nguồn dữ liệu quốc gia.
Những diễn biến này cho thấy nỗ lực của Brazil nhằm đa dạng hóa các nhà cung cấp internet vệ tinh và giảm sự phụ thuộc vào Starlink, đặc biệt là trước những thách thức pháp lý và chính trị gần đây.
Tổng thống Brazil thăm Trung Quốc nhằm thắt chặt hợp tác kinh tế
Ngày 17/3, Bộ Ngoại giao Brazil thông báo Tổng thống nước này Luiz Inácio Lula da Silva sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 26-31/3, theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva phát biểu tại Brasilia, ngày 2/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ cho biết, phát biểu tại một cuộc họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Eduardo Paes Saboia, khẳng định Chính phủ Brazil mong muốn thắt chặt hơn nữa hợp tác kinh tế, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ thương mại đa dạng hơn với Trung Quốc.
Cũng theo ông Saboia, Tổng thống Lula da Silva sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 28/3, trong đó hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ chứng kiến lễ ký và trao nhận hơn 20 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, kiểm dịch thực vật, công nghệ, chuyển đổi năng lượng và các lĩnh vực hợp tác khác trong khuôn khổ liên kết chiến lược song phương ký kết từ năm 2002.
Một ngày sau đó, ông Lula da Silva sẽ tham dự Diễn đàn kinh doanh Trung Quốc - Brazil với sự tham gia của khoảng 400-500 doanh nghiệp hai bên, trong đó có 240 doanh nghiệp đến từ nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Lula da Silva sẽ tới thăm thành phố Thượng Hải vào ngày 30/3 và có buổi làm việc tại trụ sở của Ngân hàng phát triển mới (NDB) thuộc Khối các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - bao gồm Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi). Tại cuộc họp với các đối tác BRICS này, ông Lula da Silva dự kiến sẽ chính thức đề cử cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đảm nhận chức Chủ tịch NDB, thay ông Marcos Troyjo đã được chính phủ tiền nhiệm của cựu Tổng thống Jair Bolsonaro (2019-2022) đề cử.
Theo dữ liệu do Chính phủ Brazil vừa công bố, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của quốc gia Nam Mỹ này trong năm 2022, với kim ngạch đạt hơn 91,2 tỷ USD. Không chỉ vậy, Brazil cũng nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ Trung Quốc với hơn 61,5 tỷ USD. Thương mại giữa hai nước không ngừng tăng mạnh trong những năm gần đây, kể từ khi Tổng thống Lula da Silva thực thi chính sách mở rộng quan hệ hợp tác không chỉ với các nước Mỹ Latinh và châu Phi mà còn với các cường quốc như Trung Quốc và Mỹ.
Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi Ngày 20/11, Trung Quốc đã hối thúc các bên "bình tĩnh" và "kiềm chế" sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi và Ukraine lần đầu tiên bắn tên lửa tầm xa của Mỹ vào lãnh thổ Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi. Ảnh: AA/TTXVN Người phát ngôn...