Thỏa thích chụp ảnh cánh đồng hoa mặt trời giữa Hoàng thành Thăng Long
Dịp xuân này, không cần phải tới Nghệ An hay Thái Bình, du khách cũng có thể chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp cùng hoa hướng dương, ngay tại Hoàng thành Thăng Long.
Vườn hướng dương (còn gọi là hoa mặt trời) rộng khoảng 2.000m2 đang nở hoa khoe sắc giữa khuôn viên khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
“Vườn hoa hướng dương bắt đầu được trồng cách đây khoảng 60 ngày nhằm tạo dựng môi trường, cảnh quan tôn vinh giá trị lịch sử của di sản”, bà Nguyễn Thị Yến (Trưởng phòng hướng dẫn và thuyết minh – Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long) chia sẻ.
Ngoài ra, việc trồng hoa hướng dương tại khu di tích sẽ góp phần tạo điểm nhấn, thu hút du khách nhân dịp cuối năm. Tại Hoàng Thành, du khách sẽ được thưởng lãm những buổi trưng bày, bên cạnh không gian tự nhiên tươi mới với những loại hoa được trồng theo mùa.
Thời gian của mùa hoa thường chỉ kéo dài 15-20 ngày, nhưng theo nhiều cán bộ tại đây, hoa hướng dương tại Hoàng thành Thăng Long sẽ kéo dài tới tận Tết Âm lịch Mậu Tuất để phục vụ nhu cầu du xuân của người dân.
“Vườn hoa hướng dương này được ươm từ hạt mầm. Quá trình chăm sóc, kỹ thuật chăm sóc chúng tôi nhận được sự tư vấn của các chuyên gia. Khó khăn duy nhất là thời gian đầu chăm sóc, vườn hoa cũng bị chuột phá hại”, chị Nguyễn Thị Yến kể.
Ban Quản lý khu di tích Hoàng thành Thăng Long thông tin, ngoài trồng hoa hướng dương, Ban Quản lý đã có kế hoạch trồng các loài hoa đặc trưng theo mùa tại khuôn viên di tích.
Video đang HOT
Để tránh du khách làm hỏng hoa, Ban Quản lý khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã đặt biển cấm du khách vào khuôn viên trồng hoa.
Vẻ đẹp rực rỡ của hoa hướng dương dưới nắng chiều.
Một khoảnh đất khác cũng được trồng hoa hướng dương và dự kiến sẽ nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Khám phá hầm bí mật chỉ huy chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không"
Dưới lòng di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long có một căn hầm bí mật với vai trò là Trung tâm Chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu, đó là hầm chỉ huy tác chiến T1 như chứng nhân lịch sử góp phần làm nên kỳ tích chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972.
Hầm Sở chỉ huy tác chiến T1 của Bộ tổng Tham mưu thuộc cơ quan Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Căn hầm này được xây dựng vào năm 1964 là nơi tiếp nhận những báo cáo cũng như trực tiếp truyền đi các mệnh lệnh chỉ đạo của Bộ tổng lệnh đến khắp các chiến trường trên cả nước. Đặc biệt trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, chính tại Hầm T1 đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không toàn thành phố Hà Nội. Từ hầm Sở chỉ huy tác chiến, mệnh lệnh chiến đầu chính xác, kịp thời được truyền tới các đơn vị tên lửa, phòng không quyết đánh trúng đích, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của Mỹ.
Mặc dù có quy mô khá nhỏ hẹp nhưng căn hầm này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Cũng giống như hầm D67 (phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương), nhiệm vụ thiết kế, xây dựng nhà, hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu (T1) được giao cho Bộ Tư lệnh Công binh.
Hầm được thiết kế chia thành 3 phòng, tổng diện tích 64m2, được đúc bằng bê tông cốt thép nguyên khối. Nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5m và chia thành ba lớp, giữa được đổ cát dày nửa mét. Hầm có thể chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa không đối đất, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học, vi trùng.
Phòng giao ban tác chiến rộng 20m2 gần cửa hầm phía đông, là nơi làm việc của trực ban trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp tình hình mới nhất của các nơi, báo cáo tình hình với cấp trên, nhận lệnh và phát lệnh.
Phòng trực ban tác chiến rộng 43m2 là nơi làm việc liên tục 24/24 của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm.
Kíp trực có trách nhiệm đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu các phương án tác chiến nhằm đối phó kịp thời, chủ động giành thắng lợi trên chiến trường; Tổng hợp tình hình mỗi ngày, mỗi tuần báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng trong cuộc họp giao ban mỗi sáng.
Toàn cảnh phòng trực ban tác chiến, gần như các hiện vật còn được lưu giữ nguyên vẹn.
Những phòng nhỏ này là nơi thực hiện liên lạc trực tiếp từ Bộ Tổng tham mưu tới các chiến trường. Hệ thống cách âm, điện đài tại 4 căn phòng này đều được nhập từ Liên Xô.
Tại sở chỉ huy Tác chiến, Bộ tổng tham mưu, tổ tiêu đồ đang thao tác đánh dấu mục tiêu.
Hình ảnh mô phỏng một tiêu đồ viên trong kíp trực đang xác định tọa độ chính xác máy bay B52 của địch.
Hệ thống thông hơi lọc độc trong hầm được đặt trong phòng 10m2. Lượng hơi vào qua một hệ thống phòng sóng, sau đó đến phòng lọc bụi độc, để nếu không khí có độc sẽ được lọc rồi đưa hơi sạch vào. Trên nóc hầm có điều hòa nước và một hệ thống bể nước để chạy máy điều hòa không khí.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nghe Tổng Tham mưu phó và các đồng chí ở Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân trình bày kế hoạch bảo vệ vùng trời Hà Nội.
Hai lớp cửa bảo vệ, phòng độc trên đường dẫn xuống hầm T1.
Nhiều em nhỏ cảm thấy tự hào về lịch sử Việt Nam và thêm yêu đất nước nhiều hơn khi được tham quan và được nghe những câu chuyện lịch sử trong căn hầm đặc biệt này.
Theo Danviet
Bên trong hầm chỉ huy bí mật T1 trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" Với vai trò là Trung tâm Chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu, hầm chỉ huy tác chiến T1 như chứng nhân lịch sử trong 12 ngày đêm đánh trả B52 của quân dân Thủ đô. Hầm T1 được xây dựng vào cuối năm 1964, đầu năm 1965 do Trung đoàn 259 (Cục Công binh) thiết kế và thi...