Thọ Xuân (Thanh Hóa): Ngập tứ bề, lúa, ngô, khoai, sắn chìm nghỉm
Tại xã Quảng Phú ( huyện Thọ Xuân), nước sông Chày dâng lên mức báo động 3 khiến toàn bộ hoa màu, cây cối, ao cá, đầm tôm… ngập sâu, thiệt hại vô kể.
Từ trung tâm TP. Thanh Hóa về xã Quảng Phú (huyện Thọ Xuân), phóng viên DÂN VIỆT phải di chuyển gần 50km, mưa rất lớn, quãng đường này nước ngập sâu.
Xã Quảng Phú được bao quanh bởi dòng sông Chày với mực nước đang “áp sát” chân đê, nước chảy cuồn cuộn khiến việc di chuyển của chúng tôi gặp nhiều khó khăn.
Gặp chúng tôi, nông dân Nguyễn Bá Phúc (64 tuổi, thôn 8, Quảng Phú) nhắc: “Anh phải đi lại cẩn thận, nước sông Chày đang dâng cao, rất nguy hiểm. Nhà tôi nước lên đến ngang tầng 1 khiến đàn vật nuôi chết hết, mất trắng toàn bộ. Thiệt hại khoảng 50 triệu đồng. Giờ để vào nhà phải dùng thuyền nan di chuyển, không biết đến bao giờ nước mới xuống”.
Ông Nguyễn Bá Phúc (64 tuổi, thôn 8, Quảng Phú) cho hay, toàn bộ những tuyến đường trong xóm đều ngập sâu. Ảnh: Vũ Thượng
Quan sát của phóng viên DÂN VIỆT, phía bên ngoài đê của Quảng Phú hầu như ngập trắng, diện tích ngô, sắn… ngập quá ngọn, nhiều nhà đóng cửa di chuyển đến nơi an toàn. Phía trong đê những thửa ruộng lúa chuẩn bị cho thu hoạch bị ngập.
Video đang HOT
Toàn bộ diện tích lúa bị đổ rạp, ngập sâu trong nước. Ảnh: Vũ Thượng
Đang vội vàng tìm dây buộc quanh giếng nước sạch để giữ nước sinh hoạt, ông Vũ Văn Đại (trú xóm 6, xã Quảng Phú) than: “Lần đầu, nước sông Chày dâng cao như thế. Toàn bộ chuồng trại nhà tôi đã ngập sâu ngang ngực, vườn cây ăn quả coi như mất trắng. Mưa vẫn đang còn nặng hạt suốt mấy hôm nay, tình trạng này kéo dài chắc chắn cả nhà phải di chuyển đi nơi ở khác”.
Ông Đại bên giếng nước bị ngập nguy cơ ô nhiễm sinh hoạt. Ảnh: Vũ Thượng
Đi sâu về trong đê, chúng tôi ghi nhận hầu hết tuyến đường tại các xóm bị chia cắt, nước chảy mỗi lúc một mạnh. Phóng viên DÂN VIỆT gặp ông Bùi Văn Phú (SN 1965, xóm 9), ông Phú cho hay: “Đường này không về được trung tâm xã đâu, các anh phải quay lại đi đường khác ngay, không thể đi được, ngập sâu lắm. Mấy hôm nay mưa lớn, lúa, mía nhà tôi ngập hết cả”.
Nhiều tuyến đường liên xã bị ngập sâu trong nước. Ảnh: Vũ Thượng
Để tới được UBND xã Quảng Phú chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Tiếp chúng tôi, ông Phạm Văn Quyết – Chủ tịch UBND xã Quảng Phú trao đổi nhanh: “Anh em cán bộ xã phải túc trực 24/24h, mưa lớn làm nước trong đê, cũng như ngoài đê đều dâng cao. Toàn xã có 12 nhà dân tốc mái, 21 nhà ngập nặng, 1.750 con gà bị chết,136 ha mía bị ngập, 69 ha lúa, 9 ha ngô… nguy cơ mất trắng. Nước sông Cầu Chày lên nhanh, rút chậm”.
Phía trong, người dân phải dùng thuyền để đi lại.
“Tổng diện tích lúa bị đổ ngã, ngập úng cũng như diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.473 ha, chưa kể thiệt hại về hạ tầng: 33 cột điện bị gãy, 50 mét tường rào, 50 mét đường bê tông bị xói hỏng…Mưa đang ở mức 260-290 mm. Ảnh hưởng của bão số 4 quá nặng nề trong khi bão số 5 lại đang vào. Chúng tôi rất lo” – ông Lê Thọ Cường – Chánh Văn phòng Ủy ban Phòng Chống thiên tai huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) nói.
Theo Danviet
Ảnh hưởng bão số 5 ở Thanh Hóa: 7.000 dân Quảng Phú bị chia cắt
Sáng nay (1/9), nước sông Cầu Chày (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) dâng cao bất thường khiến hoa màu, cây cối, diện tích nuôi tôm cá tại xã Quảng Phú ngập sâu. Khoảng 7.000 người dân bị chia cắt hoàn toàn do lũ
Chủ tịch UBND xã Quảng Phú (huyện Thọ Xuân) xác nhận sáng nay, 2.000 hộ dân, 7.000 người bị chia cắt. Hoa màu, cây cối, đầm nuôi tôm, cá bị ngập.
Ghi nhận của phóng viên, nước sông Cầu Chày có rút nhưng rất chậm, những tuyến đường từ trung tâm thị trấn Thọ Xuân về Quảng Phú bị ngập. Tất cả phương tiện được cảnh báo nguy hiểm.
"Hoàn lưu của bão số 4 đã ảnh hưởng lớn như vậy trong khi bão số 5 đang vào, chúng tôi đang rất lo" - ông Phạm Văn Quyết - Chủ tịch UBND xã Quảng Phú lo lắng.
Nhiều tuyến đường ngập sâu 0,6 - 0,8m
Huyện Thọ Xuân có báo nhanh cho thấy đã có hơn 2.400ha cây trồng, nuôi trồng bị ngập, 11 ngôi nhà bị tốc mái, hàng chục cột điện bị ngã, đổ; 80m bãi bồi tại xã Thọ Hải bị sạt lở; 45m đê hữu sông Chu bị lở.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa có công điện số 14 phát lệnh báo động 2 trên sông Cầu Chày yêu cầu Chủ tịch các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa triển khai ngay việc tuần tra canh gác đê, hộ đê theo các cấp báo động; rà soát, kiểm tra, có phương án xử lý bảo đảm an toàn cho các đoạn đê xung yếu, cống dưới đê trên địa bàn; thông báo cho nhân dân sống vùng ngoại đê biết để chủ động sơ tán khi mực nước lên cao; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ để sẵn sàng xử lý các tình huống.
Theo Danviet
Cảnh báo lũ, lũ quét và sạt lở đất Do ảnh hưởng kết hợp của bão số 4, dải hội tụ nhiệt đới kết hợp và không khí lạnh yếu, từ ngày 29-8 đến sáng nay (1-9) ở Thanh Hóa liên tục có mưa, mưa to, nhiều nơi mưa rất to đến đặc biệt to. Tổng lượng mưa phổ biến từ 80 - 250 mm, lớn nhất xảy ra ở các huyện:...