Thợ xây “hái ra tiền” nhờ sửa bậc tam cấp bị đập
Khi bậc tam cấp bị đập vì lấn chiếm vỉa hè, nhiều thợ nề ở Hà Nội bỗng đắt khách vì các gia đình phải chỉnh trang lại mặt tiền nhà.
Từ khi Hà Nội triển khai chiến dịch lập lại trật tự lòng đường hè phố, hàng loạt bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè đã bị đập bỏ.
Trên phố Xã Đàn (Đống Đa) có hàng chục ngôi nhà buộc phải tu sửa lại, nghề thợ nề trở nên đắt khách.
Anh Nguyễn Kim Hùng (Thanh Hóa) cho biết, khoảng một tuần qua bắt đầu nhận tu sửa mặt tiền những ngôi nhà bị đập bậc tam cấp với giá 350.000 đồng trọn gói.
Mỗi ngày nhóm công nhân này nhận khoảng 3-4 nhà. Vật liệu được vận chuyển bằng xe máy đến.
Những gia đình dùng đá ốp thì giá có thể lên tới trên 2 triệu đồng.
Video đang HOT
Các phiến đá được gắn bằng keo vào phần tường còn lại.
Mỗi căn nhà mất khoảng 2 tiếng thì hoàn thành.
Những người thợ này không chỉ tu sửa bậc tam cấp mà còn xử lý luôn cả phần vỉa hè bị phá.
Theo P.V (VNE)
Hãy ủng hộ ông Đoàn Ngọc Hải thay vì "xét lại"
Có người ngay từ đầu ủng hộ cách làm của ông Hải, cũng có người phản đối cách làm này.
Hình ảnh ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND Quận 1 (TP.HCM) cả tháng trời qua dẫn "quân" đi xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè có thể nói là vẫn chưa hết sức nóng.
Những phát ngôn, chỉ trỏ của ông Hải trong những lần đi dẹp vỉa hè vẫn đang tràn ngập trên các phương tiện truyền thông.
Từ một quan chức cấp quận, huyện, không được báo chí biết nhiều, giờ ông Hải đi đâu, đông đảo phóng viên cũng "tháp tùng" ông như siêu sao.
Người thì chụp hình, người ghi âm, người quay phim, người live stream trên mạng xã hội.
Ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo phá bỏ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè của 1 khách sạn. VNE
Dẫu không muốn, chúng ta cũng phải thừa nhận, ông Đoàn Ngọc Hải là một hiện tượng đặc biệt trong giới chức lãnh đạo cấp quận, huyện được người dân cả nước, truyền thông thế giới biết rõ tận tường tới thế.
Xét một cách công bằng, việc ông Đoàn Ngọc Hải dẫn "quân" đi xử lý vi phạm không phải là điều gì đó quá đặc biệt. Nó lạ là ở chỗ nhẽ ra những việc này phải được xem là bình thường, nhiệm vụ hiển nhiên với các quan chức cấp như ông thì lại có phần khan hiếm.
Ai cũng biết rằng vỉa hè là nơi minh chứng rõ nhất cho lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ thậm chí là lợi ích nhóm nhưng lại không mấy ai "dám" nói ra.
Nhớ hồi đầu tháng này, tại Hà Nội, ở Hội nghị quán triệt triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn trật tự giao thông, trật tự đô thị của Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chua xót công bố một sự thật: "Tôi thống kê, hơn 180 quán bia vỉa vè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau nên tất cả các ông công an bỏ là thôi. Mà có quán triệt là tôi nói trật tự hết... Tôi xin nói các đồng chí có cả. Các đồng chí phải quán triệt, về bảo người nhà thôi thì sẽ đỡ đi rất nhiều rồi".
Chủ tịch Chung dẫn chứng, có điểm bán hoa quả mỗi tháng nộp 3 triệu cho công an, ông đã phải gọi công an quận ra và từ đó quầy hoa quả không bày bán nữa. Hay có cửa hàng nằm giáp ranh 3 quận, các đoàn kiểm tra xuống cứ đổ cho nhau vì "cả 3 ông đều thu tiền".
Nói như thế đủ để thấy không chỉ tại TP.HCM mà nhiều thành phố khác nữa, vỉa hè - nơi mưu sinh thì ít, là "đế chế", "cát cứ" sinh sôi lợi nhuận thì nhiều.
Thế nhưng bản chất vỉa hè là của công, của nhân dân mà cụ thể là người đi bộ.
Nhưng thực tế, trước khi có "hiện tượng" ông Đoàn Ngọc Hải, không có mấy người nghĩ được thế.
Ở các thành phố lớn, rất hiếm ai dám xây thụt vào trong nhà một xíu, chịu thiệt một tí mà cứ phải lấn ra phía phần đất của công ấy. Thậm chí, có người lấn xong có người còn cảm thấy hả hê, thoải mái.
Trở lại câu chuyện ông Hải, song hành với những bản tin theo sát mọi diễn biến, động thái của ông Hải trong việc dọn dẹp vỉa hè, dư luận phân thành 2 luồng ý kiến hoàn toàn trái ngược.
Có người ngay từ đầu ủng hộ cách làm của ông Hải, cũng có người phản đối quyết liệt cách làm này. Lại cũng có người ban đầu ủng hộ ông Hải nhưng sau suy xét lại và không còn ủng hộ ông Hải nữa.
Và để lại cầu thang lấn ra ngoài vỉa hè cho gia đình cụ bà 80 tuổi. Zings
Cụ thể, mới đây thôi, tôi đọc được trên mạng ý kiến của một facebooker có tiếng "ủng hộ việc dẹp thoáng vỉa hè, xử lý lấn chiếm" nhưng "phản đối cách làm và thái độ của ông Đoàn Ngọc Hải" vì lý do: Thứ nhất là có vẻ đối đầu với dân, là hình ảnh đập phá xuất hiện quá nhiều trên mặt báo: xe gàu giật sập công trình; lực lượng lăm lăm khoan búa; Thứ hai là như báo chí và nhiều chuyên gia, trí thức chuyên về Luật và văn hoá đô thị đã phân tích, có nhiều dấu hiệu cho thấy xử lý sai quy định của luật xử lý vi phạm hành chính; Thứ ba là thái độ hằm hằm "đằng đằng sát khí".
Facebooker này đặt câu hỏi cũng rất đáng suy ngẫm: "Đất nước đang hoà bình mà ngay giữa quận trung tâm của thành phố lớn nhất nước mỗi ngày cảnh xe gàu đập phá tan hoang tràn ngập mặt báo thì có nên không? Nó có thể mang lại suy nghĩ về sự cay cú của lực lượng thi hành công vụ và phần nào sự bất lực trong tuyên truyền ý thức pháp luật. Hình ảnh đập phá xuất hiện liên tục cực kỳ gây ức chế; và sự đổ nát khiến nhiều người từng qua chiến tranh liên tưởng đến bom pháo".
Tuần qua, tôi cũng đọc được một bài báo nói về kinh nghiệm dọn dẹp vỉa hè của Singapore từ thời ông Lý Quang Diệu - thân sinh của đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long rằng: "Singapore không thể làm sạch thành phố bằng cách di dời những người bán hàng rong và những taxi bất hợp pháp trong nhiều năm. Chỉ sau năm 1971, khi đã tạo ra nhiều việc làm, Singapore mới có thể thi hành luật pháp và làm sạch đường phố. Singapore cấp giấy phép kinh doanh cho những người bán hàng rong và chuyển họ từ lề đường vào trung tâm dành cho những người bán hàng rong với hệ thống nước cống rãnh và chỗ đổ rác..."
Hiện tại 2017, nếu so sánh về tốc độ và tăng trưởng kinh tế, TP.HCM, Đà Nẵng hay Hà Nội có thể nói là những thành phố lớn tại châu Á. Lấy dẫn chứng Singaporenăm 1971 để tham khảo nhưng nếu để áp đặt và trông đợi vào việc tạo ra nhiều việc làm hơn rồi mới tính tới việc dẹp vi phạm vỉa hè thì có lẽ chẳng bao giờ là đủ khi mà suy nghĩ, tập quán sinh hoạt, buôn bán... của phần đông người dân hai nước là khá khác nhau.
15 năm tôi học tập, sinh sống và lập nghiệp tại Hà Nội, không biết bao lần tôi chứng kiến cảnh công an, dân phòng, bảo vệ khu phố... ra quân dọn dẹp vỉa hè, đẩy đuổi chợ tạm, xử lý người bán hàng rong. Nhưng thực tế, cũng sau chừng ấy năm, có những khu vực ở Hà Nội, các công trình lấn vỉa hè, chợ tạm, hàng rong không những mất đi mà có khi còn phát triển hơn cả về quy mô lẫn mức độ.
Dẫu muốn, dẫu không, đồng tình hay phản đối, và dẫu có "đau đớn" ra sao thì việc mạnh tay chấn chỉnh vi phạm vỉa hè, đập bỏ những công trình vi phạm, lấn chiếm, theo tôi là việc cần và buộc phải làm.
Có lẽ, thay vì hoài nghi động cơ, cách làm thì những người như ông Đoàn Ngọc Hải cần được ủng hộ nhiều hơn thay vì "xét lại"...
Theo Danviet
'Hái ra tiền' nhờ sửa bậc tam cấp bị đập Khi bậc tam cấp bị đập vì lấn chiếm vỉa hè, nhiều thợ nề ở Hà Nội bỗng đắt khách vì các gia đình phải chỉnh trang lại mặt tiền nhà. Từ khi Hà Nội triển khai chiến dịch lập lại trật tự lòng đường hè phố, hàng loạt bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè đã bị đập bỏ. Trên phố Xã...