‘Thợ săn virus’ giải mã bí ẩn nCoV ở trẻ em
Từ kinh nghiệm điều trị sốt xuất huyết ở Venezuela, giáo sư Alberto Paniz-Mondolfi tiên liệu được các biến chứng Covid-19 ở trẻ em.
Khi Covid-19 lần đầu quét qua Mỹ, nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Tuy nhiên, Alberto Paniz-Mondolfi, giáo sư trợ lý bệnh học, y học phân tử và tế bào tại Trường Y Mount Sinai Icahn, không phải một trong số đó. Ông cũng không bị sốc khi vào tháng 6, trẻ nhiễm nCoV có biểu hiện viêm đa hệ.
Là người từng dành nhiều năm chiến đấu với các loại dịch bệnh ở Nam Mỹ, giáo sư Mondolfi hiểu được cách mầm bệnh lây lan và những tổn hại chúng có thể gây ra.
“Khi đối phó với chúng, bạn sẽ phát triển một phản xạ. Như kiểu có thể cảm nhận được virus”, ông nói.
Cùng với các đồng nghiệp của mình, ông đã nghiên cứu và điều trị các loại bệnh truyền nhiễm khủng khiếp nhất ở phía Tây bán cầu. Khi phải rời quê hương Venezuela trong thời kỳ bất ổn kinh tế và chính trị năm 2019, ông nghĩ rằng cuộc chiến chống lại những mầm bệnh mới, bí ẩn sẽ dịu đi, ít nhất trong thời gian tới. Tuy nhiên, ngay sau đó, ông bị đẩy vào trung tâm của một trong những đại dịch chết chóc nhất thập kỷ.
Sau 8 tháng, bí ẩn về trẻ em và Covid-19 vẫn là nỗi ám ảnh đối với ông. Những câu hỏi như “tại sao nCoV lây lan mạnh ở trẻ nhỏ, nhưng để lại rất ít triệu chứng lâm sàng?” hay “vì sao trẻ da đen, Mỹ Latin ảnh hưởng nghiêm trọng hơn?”, còn xoay vần trong tâm trí giáo sư 43 tuổi.
Trước khi Covid-19 quét qua, Mondolfi từng đi khắp thế giới để nghiên cứu về vi sinh vật, di truyền phân tử và da liễu. Ông lấy bằng thạc sĩ về ký sinh trùng năm 2006. Thời kỳ này, ông đã phân lập và mô tả một loài ký sinh mới, lây nhiễm cho một bệnh nhân ở Bronx.
Giáo sư Alberto Paniz-Mondolfi điều trị viêm phổi cho một bệnh nhi năm 2002. Ảnh: NY Times
Sau đó, ông trở lại Venezuela, khám chữa và điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết Guanarito, loại virus bí ẩn đã giết chết gần một phần ba số người mắc. Năm 2018, nhóm của giáo sư Mondolfi là những người đầu tiên tại Venezuela xác định được virus Madariaga, mầm bệnh truyền từ muỗi, gây ra sốt xuất huyết, có thể dẫn đến nhiễm trùng não và tử vong.
Mô tả về học trò cũ, tiến sĩ Gustavo Benaim, cho biết: “Cậu ấy là một ‘thợ săn virus’ không biết sợ hãi, một bác sĩ lâm sàng và nhà vi sinh học phi thường”.
Video đang HOT
Giáo sư Mondolfi bị cuốn hút bởi việc tìm hiểu các tác động kéo dài của virus, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Vùng đồng bằng phía tây Venezuela, nơi ông sinh sống, từng là điểm nóng sốt xuất huyết. Di chứng của căn bệnh là viêm mạch Kawasaki. Tình trạng này sau đó cũng được ghi nhận ở các bệnh nhi Covid-19. Ông hiểu rằng Kawasaki đôi khi xuất hiện do các nhiễm trùng nghiêm trọng. Triệu chứng gồm sốt, tiêu chảy, viêm loét, suy yếu đa cơ quan…
Khi bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở thành phố New York được đưa đến Bệnh viện Mount Sinai, giáo sư Mondolfi đang trực ở một bộ phận khác. Ông lo ngại rằng giới y khoa đã đánh giá thấp những tác động tiềm tàng của Covid-19 đối với trẻ em.
Ông cho biết: “Hầu hết các bác sĩ Mỹ chưa bao giờ phải chiến đấu qua một đợt dịch sốt xuất huyết”. Trải nghiệm của Mondolfi với virus tại Venezuela, hậu quả nó để lại cho trẻ nhỏ, khiến ông gặp ác mộng hàng đêm khi nghĩ về những gì sẽ xảy đến tiếp theo trong đại dịch Covid-19.
Dù nCoV và sốt xuất huyết ít nhiều khác biệt, chúng vẫn có sự tương đồng nhất định. Cả hai virus đều nhắm mục tiêu vào các tế bào nội mô, có chức năng “lót” mạch máu.
Ở người mắc sốt xuất huyết, máu ngấm từ từ ra ngoài tĩnh mạch, gây sốc và tử vong. Tương tự, Covid-19 cũng làm tổn thương mạch máu khắp cơ thể.
Sốt xuất huyết dẫn đến hội chứng Kawasaki. Ban đầu, giáo sư Mondolfi tự hỏi liệu điều tương tự có xảy ra với bệnh nhân nCoV. “Khi virus xâm nhập và lớp nội mạc, chẳng có gì là tốt lành cả. Tôi không thể gạt Kawasaki khỏi tâm trí”, ông nói.
Giáo sư Mondolfi tại phòng thí nghiệm ở Bệnh viện Mt. Sinai. Ảnh: NY Times
Đến cuối tháng 4, mối nghi ngờ của ông được kiểm chứng. Các bệnh viện tại New York lần lượt tiếp nhận trẻ có biểu hiện nặng như sốt, viêm loét, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy yếu nhiều cơ quan như tim, thận, mạch máu, ruột, da và dây thần kinh. Các đặc điểm tương tự Kawasaki. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi đây là chứng viêm đa hệ.
Tính đến ngày 3/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ghi nhận gần 800 trường hợp viêm đa hệ, 16 em đã tử vong. Trong đó, hơn 70% là trẻ da đen hoặc Mỹ Latinh.
Giáo sư Mondolfi ngay lập tức nhận thấy sự khác biệt về chủng tộc. Giả thuyết được đưa ra là cộng đồng da màu có tỷ lệ mắc Covid-19 cao hơn. Khả năng tiếp cận chương trình xét nghiệm, hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ cũng hạn chế.
Song kết luận này chưa toàn diện. Tháng 8, CDC công bố báo cáo cho thấy khoảng 40% bệnh nhân da đen bị biến chứng viêm đa hệ, con số cao hơn mức trung bình ở người da trắng.
Giáo sư Mondolfi cho biết tình trạng này cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Theo ông, một biến thể trong đoạn gen liên quan đến miễn dịch khiến nhiều trẻ, ở bất kỳ chủng tộc nào, có nguy cơ bị viêm đa hệ sau mắc Covid-19 cao hơn. Ông và các đồng nghiệp đang thực hiện nghiên cứu về di truyền, để xem giả thuyết này có chính xác hay không. Bằng cách đó, bác sĩ có thể ngăn chặn hội chứng, hoặc ít nhất điều trị nó hiệu quả hơn.
Trong quá trình chống dịch, ông không ngừng nghĩ về trẻ em tại Venezuela, nơi virus bắt đầu càn quét mạnh mẽ hơn.
“Đây là cuộc chạy đua với thời gian”, ông nói.
Người Venezuela khát xăng trên 'biển dầu'
Lần đầu tiên, xăng của Colombia rẻ hơn Venezuela và được buôn lậu vào quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng đang "khát" nhiên liệu.
Từng có thời xăng lậu giá rẻ từ Venezuela tràn ngập miền đông Colombia. Bây giờ, khi người dân Venezuela đang sống trong cảnh tuyệt vọng vì hết nhiên liệu, xăng lậu lại di chuyển theo hướng ngược lại.
"Xăng lậu Colombia giờ là huyết mạch của chúng tôi", Roger, một người bán rau quả ở Santa Cruz de Mara, gần Maracaibo, miền tây Venezuela, nói. "Không có nó, chẳng phương tiện nào ở đây di chuyển được".
Người bán xăng dạo chào mời mua xăng trên đường phố Maracaibo, bang Zulia, hôm 25/8. Ảnh: AFP.
Venezuela, quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu. Nguồn thu dồi dào từ xuất khẩu dầu mỏ từng giúp Venezuela duy trì hệ thống phúc lợi hào phóng và giá xăng gần như "cho không". Giá xăng trung bình ở Venezuela từng được duy trì ở mức 0,01 USD một lít, chi phí đổ đầy bình xăng còn rẻ hơn một cốc cà phê.
Tuy nhiên, giá dầu thế giới sau đó lao dốc và đang ở mức thấp. Sau 6 năm suy thoái kinh tế, siêu lạm phát, tham nhũng và quản lý yếu kém, sản lượng dầu mỏ của Venezuela cũng giảm xuống bằng một phần nhỏ so với 3,2 triệu thùng/ngày hơn một thập kỷ trước. Số liệu gần đây của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho thấy sản lượng dầu của Venezuela chỉ còn 393.000 thùng/ngày.
"Tại thời điểm thế giới đang bơi trong xăng bởi tình trạng dư thừa nguồn cung do Covid-19, việc Venezuela thiếu nhiên liệu là một nghịch lý", nhà kinh tế Jose Manuel Puente ở thủ đô Caracas nói.
Các nhà máy lọc dầu của Venezuela có khả năng sản xuất 1,3 triệu thùng xăng/ngày, nhưng đang gặp khó khăn do quản lý kém và tham nhũng, theo các chuyên gia và lãnh đạo công đoàn.
1,5 triệu thùng xăng được Iran chuyển cho Venezuela trong tháng 5 và tháng 6 nay đã dùng hết. Ngay cả ở thủ đô Caracas, nơi vốn luôn dồi dào nhiên liệu, nay cũng gặp khó khăn.
Một người dân trả tiền đổ xăng cho nhân viên trạm bơm ở Maracay hôm 31/8. Giá xăng niêm yết ở trạm bơm là 0,5 USD/lít. Ảnh: AFP.
Những kẻ buôn lậu lập tức tận dụng cơ hội từ cuộc khủng hoảng nhiên liệu. Marco, một tay buôn lậu, cho hay đã hối lộ các quan chức để tuồn xăng lậu qua đường mòn biên giới.
Tổng thống Nicolas Maduro cho rằng cho các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến Venezuela thiếu dầu, bao gồm lệnh trừng phạt với công ty dầu khí nhà nước PDVSA.
Gần đây, chính phủ của Tổng thống Maduro quyết định tăng giá xăng lên 0,5 USD/lít ở một vài trạm bơm, nơi trước đây từng cung cấp miễn phí. Những cửa hàng khác duy trì mức giá thấp tượng trưng nhưng chỉ bán cho người có "Thẻ Tổ quốc", những người được phép tiếp cận các chương trình phân phối thực phẩm của chính phủ.
Tình trạng thiếu xăng kéo dài khiến người dân phải mua xăng ở chợ đen với giá cao, khoảng 2-3 USD/lít. Ở nước láng giềng Colombia, giá bán lẻ xăng là 0,6 USD.
Xe ô tô xếp hàng chờ đổ xăng ở Maracay hôm 31/8. Ảnh: AFP.
Tại một khu vực đổ nát ở Maracaibo, xăng lậu Colombia bày bán công khai bên vệ đường, nơi người bán rong giơ cao biển báo giá mời chào. Một can xăng 20 lít có giá từ 25 tới 30 USD.
"Tôi không ngờ có ngày phải mua xăng lậu của Colombia hoặc nhập khẩu từ Iran", Jose Ochoa, một kỹ sư điện lạnh, nói.
Maduro muốn tiêm vaccine Covid-19 Nga cho ứng viên nghị sĩ Tổng thống Venezuela Maduro đề xuất tiêm vaccine Covid-19 của Nga cho 14.400 ứng viên trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp sắp tới. "Sẽ là một ý tưởng hay nếu tiêm vaccine Nga cho các ứng viên đã đăng ký, để họ có thể thực hiện chiến dịch tranh cử của mình thoải mái hơn", Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát...