Thợ săn đêm Mi-28NM lắp mắt thần, đánh chặn được tên lửa
Nga không ngừng hoàn thiện máy bay trực thăng tấn công Mi-28 “ Thợ săn đêm”. Phiên bản Mi-28NM được trang bị “ mắt thần” mới sẽ ngày càng thêm mạnh mẽ.
Mi-28NM được trang bị các thiết bị quan sát, dẫn bắn siêu hiện đại
Các chyên gia kỹ thuật Nga không ngừng hoàn thiện tính năng để tăng thêm sức mạnh cho “thợ săn đêm” Mi-28N. Hiện nay, phiên bản mới nhất là Mi-28NM sẽ được trang bị hệ thống định vị mới, tổ hợp trinh sát mới, hệ thống điều khiển mới và nâng cấp thiết bị quang học.
Ông Pavel Budagov, Giám đốc Nhà máy khí cụ quốc gia Ryazan – xí nghiệp chế tạo loại radar mới cho Mi-28NM tuyên bố với RIA Novosti rằng, vấn đề quan trọng nhất là trên trực thăng cải tiến sẽ có radar mới với máy tính hoạt động nhanh và hiệu quả gấp 10 lần thiết bị tiền nhiệm.
“Nhà máy khí cụ quốc gia Ryazan”, nằm trong Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử (KRET), chuyên sản xuất các thiết bị điện tử phức tạp, hệ thống radar cho các máy bay quân sự, cha đẻ của các hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay như Khibiny, Richag-AV…
Với những hệ thống thiết bị mới hiện đại, như radar mới, hệ thống định vị mới, tổ hợp trinh sát mới, hệ thống điều khiển mới, “Thợ săn đêm” Mi-28NM đã trở thành một cỗ máy chiến đấu thực sự không có đối thủ trong bất kỳ thời gian nào và trong mọi điều kiện thời tiết.
Trực thăng Mi-28NM là phiên bản hiện đại nhất thế hệ Mi-28
So với mô hình radar trang bị trên Mi-28N trước đó, radar mới cho Mi-28NM được hoàn thiện đến mức độ hoàn hảo. Đặc biệt, tầm nhìn bao quát và hoạt động trên nhiều dải tần cho phép xác định chính xác tọa độ mục tiêu, các thông số vật cản và khả năng bám bắt, dẫn bắn số lượng lớn các mục tiêu.
Vị trí phần thu phát của radar vẫn được giữ nguyên ở phía trên cánh quạt chính của trực thăng. Nhờ cách bố trí này, tổ lái nhận được hình ảnh định vị khu vực trong khi đối phương không nhìn thấy trực thăng đang ẩn trong điều kiện địa hình.
Theo tiết lộ của ông Pavel Budagov, radar nâng cấp của MI-28NM thuộc thế hệ mới hoàn toàn. Sản phẩm có tính năng vượt trội các thiết bị radar nước ngoài hiện đang lắp trên trục cánh quạt chính, về đặc tính kỹ thuật, xứng đáng với vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Giữ nguyên Richag-AV, tăng khả năng tương tác với UAV của Mi-28NM
Ngoài hệ thống đối kháng điện tử mới kể trên, Nga cũng giữ nguyên hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV trên trực thăng Mi-28NM. Hiện các trực thăng Nga ở Syria đều được bảo vệ bởi hệ thống này.
Video đang HOT
Trực thăng Mi-28NM có khả năng yểm trợ lục quân rất tốt
Richag-AV được thiết kế để tránh radar, sonar hoặc các hệ thống phát hiện khác nhằm bảo vệ máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, lực lượng bộ binh cũng như tàu chiến khỏi các tên lửa không đối không hoặc hệ thống phòng không trong phạm vi vài trăm km.
Richag-AV trang bị trên trực thăng Mi-28NM sử dụng anten mảng pha đa chùm với công nghệ DRFM, được thiết kế để chủ động gây nhiễu và làm mù các hệ thống radar, nhằm bảo vệ vật chủ khỏi các hệ thống vũ khí dẫn đường bằng sóng vô tuyến-điện tử.
Khi tác chiến, Richag-AV có khả năng vô hiệu hoá radar của mọi hệ thống vũ khí phòng không của đối phương. Ngoài công năng như một hệ thống phá sóng radar, Richag-AV có khả năng thu thập cả những dữ liệu tình báo, bao gồm việc tìm ra nguồn bức xạ điện từ bên ngoài.
Với cơ sở dữ liệu về nhiều loại thiết bị trinh sát và radar của kẻ địch được cài đặt sẵn, Richag-AV có thể nhanh chóng xác nhận loại mục tiêu và tìm cách vô hiệu hoá thiết bị dò tìm của nó một cách có hiệu quả.
Ngoài ra, trực thăng Mi-28NM đã thể hiện khả năng kết nối rất ấn tượng, sau khi được lắp đặt một hệ thống thiết bị điện tử mới, cho phép phi công trực thăng tấn công Mi-28NM có thể tương tác trực tiếp với các phương tiện bay không người lái để nhận thông tin trinh sát mục tiêu.
TASS dẫn lời ông Daniil Brenerman, Tổng giám đốc Cục thiết kế Ramenskoye cho biết, công ty ông và công ty công nghệ vô tuyến điện tử KRET đã cùng phát triển một hệ thống thông tin mới biến trực thăng Mi-28NM thành sát thủ siêu hạng, không có đối thủ.
Các nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên đã được chuyển giao cho khách hàng trước khi kết thúc năm 2015. Hệ thống thiết bị điện tử mới này khác hoàn toàn so với các hệ thống trước đó, với trọng lượng nhẹ hơn, nhỏ hơn và phù hợp với không gian bên trong buồng lái của Mi-28NM.
Trực thăng Mi-28NM được trang bị khả năng đánh chặn tên lửa
Mi-28NM có khả năng đánh chặn tên lửa?
Tháng 12-2015, ông V. Mikheev, đại diện của KRET còn cho cho biết, ngoài khả năng điều khiển UAV, trực thăng Mi-28NM còn được tích hợp khả năng đánh chặn cực ấn tượng tên lưa. Để làm được điều này, trực thăng Mi-28NM sẽ được trang bị thiêt bi đánh chăn sử dụng tia laser,
Theo ông, thiêt bi phat laser thê răn trên Mi-28NM co thê tiêu diêt tên lưa đôi phương băng chum tia năng lương cao. Nguyên mâu cua thiêt bi đã đươc thư nghiêm trên môt sô mâu trưc thăng loại này và hoan thanh tốt giai đoan đanh gia nghiệm thu để đưa vao san xuât hang loat”.
Thông tin cu thê vê hê thông đôi khang điên tư trang bi trên trưc thăng mơi chưa đươc công bô chi tiêt. Tuy nhiên, rất có thể chúng sẽ được công khai khi phiên bản trực thăng này được giới thiệu vào cuối năm 2016, hoặc chậm nhất là 2017.
Theo Toàn Thắng
Đất Việt
Lộ nguyên nhân khiến Ấn Độ loại bỏ trực thăng Nga
Dù phải trả số tiền lớn hơn nhưng Ấn Độ vẫn quyết lựa chọn trực thăng 64D Apache Longbow và thẳng tay loại bỏ Mi28NE Night Hunter của Nga.
Để biết Mi-28NE có đáng mua so với AH-64D Apache cần xem xét cấu tạo của hai loại trực thăng này. Trực thăng Mi-28NE được thiết kế có chỗ cho 2 phi công, một ngồi trước và một phía sau, tương tự như Mi-24D và Mi-35. Buồng lái của AH-64D cũng có thiết kế tương tự nhưng cả 2 phi công ngồi chung buồng lái chứ không phân biệt rõ như Mi-28NE. Trực thăng Mi-28NE có mũi nhỏ, dài hơn và buồng lái cũng chật chội hơn so với AH-64D. Trong ảnh: Trực thăng AH-64D.
Cánh quạt rotor chính và rotor đuôi của hai loại tương tự nhau, tuy nhiên đường kính cánh quạt chính của Mi-28NE dài hơn 17,2 m, trong khi của AH-64D chỉ khoảng 14,63 m. Xét về phần khí động học, 2 loại trực thăng này tương đương nhau. Trong ảnh: Trực thăng Mi-28NE.
Mi-28NE được trang bị hai động cơ Klimov TV3-117VMA, công suất 2.194 mã lực/động cơ. AH-64D được trang bị 2 động cơ General Electric T700-701D, công suất 2.000 mã lực. Tốc độ tối đa của Mi-28NE đạt 320km/h, tốc độ hành trình 270km/h, trong khi đó, tốc độ tối đa của AH-64D đạt 297km/h, tốc độ hành trình đạt 260km/h. Như vậy, về khả năng cơ động Mi-28NE nhỉnh hơn AH-64D. Trong ảnh: Trực thăng Mi-28NE.
Tuy nhiên, động cơ của Nga ngốn quá nhiều nhiên liệu, tạo tiếng ồn lớn và động cơ thải nhiều khói. Dù có khả năng mang tải trọng nhiên liệu lớn hơn nhiều so với AH-64D, song do "sức ăn" quá khỏe Mi-28NE chỉ hành trình dữ trữ tối đa là 1.100km và bán kính chiến đấu hơn 200km, với trần bay đạt 5.700 m. Trong ảnh: Trực thăng AH-64D.
Tải trọng nhiên liệu của AH-64D tuy có ít hơn, nhưng do động cơ hoạt động hiệu quả, ít tốn nhiên liệu nên tầm hoạt động tối đa lên tới 1.900km. Bán kính chiến đấu của AH-64D khá rộng, lên tới 480km, với trần bay cao hơn hẳn, ở mức 6.400 m. AH-64D có khả năng hoạt động liên tục trong 3 giờ 9 phút.
Xét về độ bền khi hoạt động, AH-64D tỏ ra vượt trội so với Mi-28NE, trong điều kiện chiến đấu cường độ cao, độ hoạt động bền bỉ có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là với nhiệm vụ chi viện hỏa lực. Về khả năng mang tải trọng vũ khí, Mi-28NE hơn AH-64D, nhưng cơ số đạn của pháo 30mm lại ít hơn. Trong ảnh: Trực thăng AH-64D.
Mi-28NE được trang bị một pháo 30mm Shipunow 2A42 phía dưới mũi máy bay, cơ số 250 viên đạn, tốc độ bắn tối đa khoảng 550 phát/phút. Pháo 2A42 bắn đạn xuyên giáp có thể xuyên thủng giáp RHA dày 50mm từ độ cao 1.500 m. 4 giá treo hai bên cánh có khả năng mang theo 16 tên lửa chống tăng 9M120 Ataka, NATO định danh là AT-9, tầm bắn tối đa khoảng 8km, 2 giàn phóng rocket không điều khiển S-8 hoặc S-13.
Tên lửa AT-9 có khả năng xuyên giáp từ 950-1.000 mm sau giáp cảm ứng nổ, tên lửa được dẫn hướng bằng sóng vô tuyến. Gần đây Mi-28NE được trang bị tên lửa chống tăng dẫn bằng laser AT-16 và được bổ sung trang bị tên lửa không đối không Igla-S.
AH-64D được trang bị một pháo tự động M230-30mm phía dưới mũi máy bay, pháo có tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên. Ngoài ra, còn có 16 tên lửa chống tăng dẫn bằng laser AGM-114D Hellfire, tên lửa hoạt động theo nguyên tắc "bắn-quên" tầm bắn tối đa khoảng 8km. AH-64D còn có khả năng mang tên lửa không đối không Stinger, AIM-9 Sidewinder, Mistral và Sidearm.
Trong vai trò hỗ trợ cự ly gần, AH-64D có thể trang bị xen kẽ 4 tên lửa chống tăng và 4 tên lửa không đối không. Như vậy, vũ khí của Mi-28NE chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ trên mặt đất còn AH-64D tuy mang vác "yếu" nhưng vũ khí đa dạng hơn, có thể thực hiện nhiệm vụ không đối đất và không đối không tầm thấp. Trong ảnh: Trực thăng AH-64D.
Về hệ thống điện tử, trực thăng AH-64D được trang bị một radar bước sóng milimet trên đỉnh của rotor chính, cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất. Các cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu TADS AN/ASQ-170 được gắn phía trước mũi máy bay, ngoài ra, AH-64D còn có hệ thống tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công và pháo 30mm. Hệ thống TADS bao gồm: Một máy đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser, camera ảnh nhiệt, camera truyền hình đa màu sắc.
Ngoài ra, AH-64D còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A (V), cảm biến cảnh báo radar AN/APR-48A, cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-2, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136, hệ thống mồi bẫy đối phó với tên đối không dẫn bằng hồng ngoại.
Mi-28NE cũng được trang bị một radar bước sóng milimet trên đỉnh của rotor chính. Cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu ảnh nhiệt, tương thích với hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ phi công và pháo 30mm. Hệ thống nhắm bắn theo tầm nhìn của phi công. Hệ thống bao gồm một máy đo xa laser, camera TV, và một hệ thống chỉ thị mục tiêu hồng ngoại.
Tuy nhiên, Mi-28NE thiếu hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống bảo vệ máy bay trước mối đe dọa từ tên lửa đối không. Sau đó Nga đã bổ sụng hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống hiển thị vị trí máy bay trên màn hình mô phỏng, buồng lái được trang bị màn hình tinh thể lỏng, phi hành đoàn được trang bị kính nhìn đêm.
Nhưng dù thế nào, hệ thống điện tử của Mi-28NE vẫn kém xa so với AH-64D về khả năng hoạt động cũng như các công nghệ được áp dụng. Bù lại Mi-28NE có đơn giá rất phải chăng, khoảng 12-16 triệu USD/chiếc, trong khi đơn giá của AH-64D lên đến 18-30 triệu USD/chiếc, tùy cấu hình.
1/15
Theo_Báo Đất Việt
Nga chê hệ thống Koral Thổ Nhĩ Kỳ dùng diệt S-400 Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai 3 hệ thống tác chiến điện tử Koral áp sát tuyến biên giới với Syria để khắc chế hệ thống S400 của Nga. Tính năng siêu mạnh Hệ thống Koral là khí tài mới nhất được bổ sung cho năng lực tác chiến điện tử của Thổ Nhĩ Kỳ. Được thiết kế và sản xuất trong nước,...