Thở phào với cái Tết chỉ mất 5 triệu đồng
Mùng 3 rảnh rỗi ngồi điểm lại chi phí tiêu tốn trong Tết, tôi “thật phục tôi quá” khi dự chi 5 triệu cho Tết chỉ đội lên hơn 100.000 đồng mà vẫn đầy đủ, vui vẻ. Trong khi bạn bè, người thân “kêu rên” vì chi tiêu Tết tốn kém.
ảnh minh họa
Vợ chồng tôi sống tại một huyện ngoại thành của Hà Nội. Tôi năm nay 32 tuổi, làm chuyên viên cho một cơ quan đoàn thể của nhà nước, sau mấy năm đi làm hệ số lương của tôi đang là 2,66. Sau khi cộng tất tần tật tiền lương, tiền phụ cấp tiền ăn trưa thì tổng thu nhập của tôi là 5. 230.000 đồng. Lương chồng tôi cũng chỉ nhỉnh hơn tôi mấy đồng, được gần 6 triệu. Dịp Tết này, tổng tiền thưởng Tết của cả hai vợ chồng chỉ có khoảng 3 triệu.
Với ngần ấy tiền tôi tính toán cẩn thận để chi tiêu sinh hoạt đủ dùng trong cả tháng, đặc biệt là dịp Tết này vừa đủ vừa hợp lý. Riêng lương của chồng tôi thường lĩnh vào đầu tháng nên sẽ dùng để chi tiêu sinh hoạt gia đình trong cả tháng, gồm tiền đóng học cho 2 đứa con: 1,2 triệu (2 đứa con tôi học trường công, ăn trưa ở lớp), tiền ăn uống cả nhà trong tháng 3 triệu, tiền điện, tiền ga nhà tôi là 500 nghìn, tiền xăng xe hai vợ chồng cũng khoảng 500 nghìn vì vợ chồng tôi làm gần nhà, đi lại ít, từ nhà tới cơ quan chỉ chừng 3 cây số. Sau khi trừ các chi phí cơ bản, chúng tôi còn mấy trăm để tiêu vặt.
Riêng lương của tôi hơn 5 triệu lại lĩnh vào mùng 10 hàng tháng nên vừa xinh khi nhận lương là tôi dùng để chi tiêu Tết. Vợ chồng tôi ở chung với bố mẹ chồng, vì thế tôi góp thêm 2 triệu để ông bà sắm Tết. Với bố mẹ đẻ, tôi biếu con gà và mua cho cho bố mẹ mỗi người một chiếc áo mới (chi phí chừng gần 1 triệu). Phải nói thực rằng cũng mấy năm tôi biếu tiền cho bố mẹ sắm Tết nhưng bố mẹ một mực không lấy, thế nên cuối năm dịp Tết là tôi canh những hàng quần áo đẹp nhưng bắt đầu sale giá là đi chọn cho mẹ, cho bố chiếc áo, năm nào bố mẹ cũng bảo: “Thôi vẽ vời áo với quần tao đầy 1 tủ chả mặc hết”, nhưng thực lòng tôi thấy bố mẹ rất vui.
Nếu không, tôi để ý nhà ngoại còn thiếu thứ gì chừng hơn 1 triệu thì tôi mua biếu, như có năm tôi mua chiếc lò vi sóng cả nhà ngoại tôi đều ưng. Với 2 đứa con, tôi cũng sắm sửa cho mỗi chị em một bộ quần áo mới, đôi giầy mới, tất tật hết khoảng 500 nghìn là đứa nào cũng xúng xính váy áo vui rạng rỡ.
Video đang HOT
Tiền mừng tuổi các cụ các cháu tôi áng chừng gần 1 triệu, nếu có phát sinh tôi cũng “mượn tạm” của con bé 2 tuổi nhà tôi để “luân phiên”. Kẹo bánh ăn Tết cũng chỉ vài trăm bởi tôi hay lọ mọ tự làm thêm mứt dừa, cà rốt, kẹo lạc để ăn cho vệ sinh. Như thế là cũng vừa vặn hết tháng lương của tôi cho cái Tết.
Riêng tiền thưởng Tết tôi trích 1 phần đi biếu sếp. Với quan niệm, thưởng ít đi ít thưởng nhiều đi nhiều, lại không có tham vọng thăng quan tiến chức gì nên tôi sắp sửa 2 túi quà quê đơn giản gọi là có lòng thành đến chúc Tết nhà sếp tôi và sếp chồng tôi: khi thì con gà với cân giò lụa, khi thì chục quả bưởi Diễn loại 3 nhưng khá ngon (tôi hay vào tận vườn chọn), năm thì mấy lít rượu nếp quê, tôi thấy các sếp ưng lắm mà chi phí cũng chỉ ngoài 1 triệu.
Như thế là cũng cơ bản đầy đủ các mục phải chi tiêu mua sắm cho ngày Tết, sau tất cả, chúng tôi còn dư khoảng 2 triệu từ tiền thưởng Tết để chi tiêu, dùng cho những việc đột xuất hay phát sinh.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, có thể với những người lương thưởng cả mấy chục triệu đồng lại có suy nghĩ và cách chi tiêu khác, nhưng riêng tôi, với mức lương hơn 5 triệu, thay vì ngồi ca cẩm than vãn tôi chọn cách chi tiêu hợp lý để Tết vẫn đủ, vẫn đầy và vẫn vui.
Theo Giadinh.net
'Giận thì giận vẫn phải ngủ chung giường'
Ngày bố tôi tỏ tình, mẹ nói, nếu mẹ làm vợ bố thì sau này dù có giận nhau, cãi nhau đến mấy vẫn phải ngủ chung giường. Bố tôi thở phào: 'Trời, anh còn tưởng gì, cái này dễ ợt'.
Thế mà bao nhiêu trận cãi nhau, sáng ra họ đã lại làm hòa - Ảnh minh họa
Nhiều người cứ thắc mắc rằng tại sao các cụ ngày xưa giỏi thế, sống với nhau cả mấy chục năm trời, chăm lo cho cả chục người con, kinh tế khó khăn nhưng tỉ lệ ly hôn lại rất ít. Phải chăng giờ giới trẻ sướng quá hóa ly hôn nhiều?
Mẹ tôi kể rằng một phần vì thời buổi khó khăn mà sự gắn bó trở nên mật thiết hơn. Nhưng một phần khác là do bí quyết duy trì hôn nhân. Điều này thì thời nào cũng phải có. Cái chén cái muỗng còn chạm nhau, huống gì vợ chồng. Vì thế, chạm nhau cũng đừng chạm cho bể, chỉ chạm vừa đủ, để thấu hiểu nhau, để hôn nhân có nhiều cung bậc mà thôi.
Nhờ quy định ngủ chung giường mà bố mẹ đi qua rất nhiều lần cãi vã - Ảnh minh họa
Ngày bố tôi tỏ tình, mẹ ra một quy định, nếu mẹ làm vợ bố thì sau này dù có giận nhau đến mấy, cãi nhau vì chuyện gì thì buổi tối hai vợ chồng cũng phải ngủ chung giường. Bố tôi thở phào: "Trời, anh còn tưởng gì, cái này dễ ợt".
Hóa ra tưởng dễ mà không dễ. Lúc tức lên, bố tôi mặt đỏ gay, chỉ muốn ra ngoài đi làm chén rượu với chúng bạn. Tức như thế, đang cáu như thế thì ngủ với nhau thế nào được? Nhưng vì lỡ hứa với mẹ, nên ông lại lò mò chui vào, quay lưng về phía mẹ. Thế mà bao nhiêu trận cãi nhau như thế, tôi chỉ thấy lạ một điều là sáng ra họ đã lại làm hòa, anh anh - em em ngọt xớt. Tưởng chừng như trận cãi nhau hôm qua chỉ là gió thoảng.
Đã rất nhiều lần cáu lên, bố tôi muốn tránh xa khỏi cái giường ngủ ấy. Nhưng vì hứa nên ông phải chịu, thậm chí có lần cả hai vợ chồng vào giường rồi nhưng vẫn cãi nhau tóe khói. Họ cãi nhau chán thì giận nhau nên giành chăn, giành gối. Lúc giành thì cam go, quyết liệt lắm, nhưng nửa đêm trời trở lạnh, bố lại choàng chăn qua, đắp cho mẹ. Rồi lúc ấy ông lại thấy mắt mẹ ướt ướt, còn sụt sùi, ông lại thương, lại ôm vào lòng, thỏ thẻ lời xin lỗi. Mẹ lại dụi đầu vào ngực ông, kể lể, ấm ức, thế là lại làm lành.
Nhờ cái cam kết, điều kiện mà mẹ đặt ra khi cưới bố nên chúng tôi có cả một gia đình đầm ấm, yêu thương. Cho dù là cãi nhau đến mấy, nhưng cũng là cãi nhau trong nhà, trên giường. Có thế thấy được cảm xúc của nhau, còn chịu nói với nhau, hơn là im lặng, lảng tránh.
Còn bây giờ, rất nhiều cặp vợ chồng cãi nhau vài ba câu đã kéo vali về nội, về ngoại. Chiếc giường chỏng chơ, có vợ thì không có chồng, mà có chồng thì thiếu bóng vợ. Giận nhau là đi bù khú với bạn bè, kể lể, khóc lóc. Giận nhau là đăng Facebook, nói bóng nói gió chứ chẳng chịu nói cho nhau nghe. Nếu họ chỉ cần ngủ cùng nhau thôi thì dù cãi nhau cũng vẫn da liền da, gối kề gối, chăn chung chăn. Cỡ nào cũng sẽ thương quá, giận quá mà quay qua ôm nhau một cái, cắn nhau một cái cho... bớt nói lại. Vợ chồng thấu hiểu nhau như thế, chịu cãi nhau trên giường như thế thì khó lòng xa cách được.
Cho dù là cãi nhau đến mấy, nhưng cũng là cãi nhau trong nhà, trên giường - Ảnh minh họa
Sau này mẹ mới giải thích rằng mẹ bắt bố hứa như thế là để hai vợ chồng có cam kết chung. Nhiều khi tờ giấy kết hôn còn không quan trọng bằng những cam kết này. Đặt ra một giới hạn cho cả hai vợ chồng để biết rằng dù có gây gổ, xích mích như thế nào thì cũng có một sợi dây ràng buộc hai người, để hai người còn có cơ hội mà nói cho nhau nghe, mà làm lành với nhau.
Nếu mẹ giận bố mà về ngoại thì tự nhiên khoảng cách nó làm cho hai người không thể giao tiếp, nó làm ảnh hưởng tới ông bà, người thân. Rồi nếu mà bố giận mẹ, đi ra ngoài, chẳng còn ngủ chung giường thì tất sẽ phải đi tìm một cái giường khác để ngủ. Lúc tức giận, chuyện gì họ cũng dám làm, đàn ông đi nhậu say thì dễ bị cám dỗ. Từ đó gia đình tan vỡ lúc nào không hay. Đằng này còn ngủ chung là còn biết mình còn bên nhau, mình còn ngay đây, muốn nói thì quay qua nói, muốn giận thì quay qua giận. Hôn nhân có ấm êm hay không chính là nhờ chiếc giường trong những lần cãi vã như thế.
Sau rất nhiều năm chung sống, bố tôi nhận ra rằng mẹ thật cao tay khi bắt bố hứa ngày cầu hôn như vậy. Ông cứ ngỡ là việc ngủ chung giường chẳng có gì khó nhọc, người ta hứa vá trời lấp bể còn được. Hóa ra sau này ông mới biết, đó là việc khó khăn vô cùng mỗi lúc nóng giận. Cuộc hôn nhân của cả hai vợ chồng đã đi qua gần 40 năm ấm êm, bình lặng giữa những lần sóng gió đó. Họ vẫn nằm cạnh nhau dù cho có bất cứ điều gì xảy ra đi chăng nữa.
Theo Tinmoi24.vn
Vợ dặn tháng cô hồn phải về trước nửa đêm, chồng đang lái xe gặp một cô xin đi nhờ 12 giờ kém, trời bỗng đổ cơn mưa to, đang căng mắt phóng nhanh trên đường quốc lộ để rồi nhìn thấy cô gái trẻ mặc áo trắng đang ướt sũng giữa trời mưa, nghĩ thấy thương nên anh tấp xe vào bên lề... Anh làm nghề lái xe taxi đường dài, đôi khi có chở cả đường trong nội thành nhưng đa...