Thở oxy nguyên chất, hại hơn lợi
Lợi thì có lợi…
Nhiều gia đình ở thành phố lớn sinh “mốt” mua bình oxy (túi oxy) nguyên chất về nhà thở, với quan niệm thở oxy nguyên chất rất tốt cho sức khỏe. Thời gian đầu khi thở oxy nguyên chất, hầu hết người dùng đều thấy dễ chịu, da hồng hào, tinh thần phấn chấn, giảm mệt mỏi…
Tất cả những thay đổi trên, một phần do tác dụng của oxy, một phần do tâm lý của người dùng. Thực tế thì hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định dùng bình oxy nguyên chất là sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Trong y tế, những đối tượng sử dụng oxy nguyên chất và liều lượng đều phải do bác sĩ chỉ định dựa trên các xét nghiệm lâm sàng. Đối với những người không bị suy hô hấp thì không có chỉ định dùng oxy.
Nhiều ảnh hưởng
Bình thường trong không khí có 21,6% là oxy, còn lại là khí ni tơ (78%) và một số khí khác. Người bình thường thở oxy nguyên chất với lưu lượng thấp (vài lít/phút) thì không có ảnh hưởng gì đáng kể. Nhưng nếu thở oxy nguyên chất với hàm lượng cao kéo dài thì sẽ gây biến chứng sau:
- Ở những trẻ sơ sinh thiếu tháng, bị suy hô hấp cấp nặng nên phải thở oxy nguyên chất trong lồng kính. Việc phải thở oxy nguyên chất liều cao kéo dài này ảnh hưởng đến mắt, làm tổn thương thần kinh thị giác, có thể dẫn tới bị mù do sau khi ngừng oxy sẽ có hiện tượng tăng sinh mạch máu để lấy thêm oxy, các mạch máu này về sau hóa sợi gây mù.
- Nồng độ oxy bình thường trong máu sẽ kích thích các trung khu hô hấp ở hành tủy, não. Còn nồng độ cao sẽ ức chế các trung khu nói trên, gây ngừng thở. Chẳng hạn, ở người mắc bệnh phổi mạn tính, cơ thể đã quen với tình trạng thiếu oxy và chính tình trạng này luôn kích thích phản xạ hô hấp. Nếu thở oxy nồng độ cao, cơ thể mất yếu tố kích thích và bệnh nhân sẽ không thở được nữa. Vì thế, những bệnh nhân này chỉ được thở oxy với hàm lượng không quá 40% (trong 3 giờ đầu: 2-3 lít/phút, cứ 12 giờ sau tăng 0,5 lít, đến tối đa là 4 lít/phút).
- Các gốc oxy tự do có trong oxy nồng độ cao gây tổn thương màng tế bào và ty lạp thể, nhiều enzym trong nguyên sinh chất bị ức chế hoạt động dẫn tới tổn thương tế bào và càng đẩy nhanh quá trình lão hóa hơn.
Video đang HOT
Thực tế thì hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định dùng bình oxy nguyên chất là sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Bên cạnh là một số hội chứng lâm sàng do thở oxy nồng độ cao:
- Loạn sản phế nang cấp: Là kết quả cuối cùng của hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ mới sinh, nguyên nhân là do trẻ được thở oxy quá thừa sau khi sinh (trẻ bị ngạt, đẻ non, cuộc đẻ diễn ra lâu).
- Viêm phế quản: Xảy ra sau 6 giờ thở oxy 90-95%, do hoạt động của thảm lông rụng và chất nhầy phế quản giảm.
- Xẹp phổi hấp thụ: Xảy ra sau 6-24 giờ thở oxy 90-95%. Các biến đổi tùy thuộc vào liều lượng oxy, thời gian thở hít.
Ngoài ra, nguy cơ cháy nổ khi sử dụng bình oxy cũng luôn tiềm ẩn và gây nguy hiểm.
Oxy nguyên chất được sử dụng cho những đối tượng sau:- Thứ nhất là những người bị suy hô hấp cấp do nhiều lý do, như bị cơn hen phế quản cấp, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi, sặc dị vật đường thở…, hoặc một số trường hợp khác như tai biến mạch máu não dẫn đến trung tâm hô hấp hoạt động không bình thường, hoặc khi gây mê để mổ, hay một số trường hợp ngộ độc cấp làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu…- Thứ hai là một số trường hợp mãn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ phổi), phải dùng oxy lâu dài tại nhà sau khi được điều trị qua đợt cấp. Thời gian dùng ít nhất là 15 giờ/ngày, hoặc 24/24 giờ trong những trường hợp suy hô hấp mãn tính nặng.
Theo SKDS
5 món ăn dưỡng sinh ngày nóng bức
heo Đông y, cần dựa theo sự thay đổi của thời tiết để điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, như vậy cơ thể mới có thể khoẻ mạnh. Mách bạn những món ăn dưỡng sinh dưới đây giúp giảm mệt mỏi do thời tiết.
Phòng cảm nắng, trị đau họng : Cháo hoa kim ngân
Nguyên liệu: Kim ngân hoa 30g, gạo tẻ 50g, nước 300ml.
Cách làm: Kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, hương thơm mát, đun sôi, rồi cô lấy 150ml nước. Sau đó cho gạo tẻ vào nấu thành cháo.
Thanh nhiệi nắng: Chá sen
Nguyên liệu: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đường phèn lượng vừa đủ, nước 500g.
Cách làm: Lá sen rửa sạch, cắt nhỏ, đun sôi chắt lấy 150ml nước. Sau đó cho thêm gạo tẻ, đường phèn nấu thành cháo.
Nhiệt nóng: Nước đậu xanh
Nguyên liệu: Đậu xanh 85g, nước 1.3 lít.
Cách làm: Ngâm đậu xanh trong nước 30 phút, sau đó cho vào máy xay thành nước, thêm đường để dùng.
Cơ thể suy nhược: Cháo tây dương sâm
Tây dương sâm hay còn gọi là hoa kỳ sâm, có tác dụng ngăn ngừa mệt mỏi, thiếu oxy. Khm thấy miệng khô, khát, toàn thân mệt mỏi, thiếu sức lực, bạn cũng có thể cho thêm một ít tây dương sâm vào cháo hoặc hầm xương để ăn.
Nguyên liệu: Tây dương sâm 3g, táo tàu 10 quả, gạo nếp 100g.
Cách làm: Rửa sạch tây dương sâm, ngâm nước qua 1 đêm, sau đó cắt nhỏ. Táo tàu rửa sạch, cho vào nồi cùng gạo nếp và tây dương sâm đã được ngâm đun với lượng nước vừa đủ trong 40 phútlà có thể dùng.
Trị táo bón: Cháo vừng đen
Vừng có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, trị táo bón. Ngoài ra, với hàm lượng protein và chất béo không bão hoà phong phú, vừng còn giúp ổn định lượng đường trong máu, có tác dụng bảo vệ khớp, làm đẹp da.
Nguyên liệu: Vừng đen 30g, gạo tẻ 100g.
Cách làm: Rang vừng đen khô cho đến khi nứt. Sau đó nấu vừng đen cùng gạo tẻ thành cháo. Có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày.
Phạm Thúy
Phòng 12 bệnh chỉ bằng... chuối Trong các loại hoa quả, chuối có nhiều tác dụng thần bí, được mệnh danh là "quả trí tuệ". Nghiên cứu hiện đại phát hiện, thường xuyên ăn chuối có thể phòng chống 12 bệnh thường gặp sau đây. Bệnh tim mạch Khi cơ thể thiếu kali sẽ làm cho nhịp tim không đều, nhịp quá nhanh, huyết áp hạ thấp... Trong một...